Người khác loài biến mất: Phát hiện gây bối rối trong hang đá
“Tổ ấm” trong hang đá của những người khác loài Neanderthals ở Tây Ban Nha có thể khiến chúng ta phải xem lại nguyên nhân họ tuyệt chủng.
Người khác loài Neanderthals là những người anh em cùng thuộc chi Homo (chi Người) với loài Homo sapiens chúng ta, đã từng giao phối dị chủng với tổ tiên chúng ta trước khi đột ngột biến mất khoảng hơn 30.000 năm trước.
Lý do họ tuyệt chủng vẫn còn nhiều bí ẩn, trong đó giả thuyết rằng họ – cũng như các loài người cổ khác – đã không chịu nổi những thay đổi khắc nghiệt của môi trường sống, do kém thích nghi hơn chúng ta.
Thế nhưng, những dấu hiệu đáng ngạc nhiên về khả năng thích nghi của người Neanderthals vừa được phát hiện trong một hang đá.
Một cuộc khai quật tại di chỉ Abric Pizarro, một hang động mà những người khác loài từng trú ngụ – Ảnh: Journal of Archaeological Science
Cuộc khai quật một di chỉ mang tên Abric Pizarro ở Tây Ban Nha đã đem về hàng ngàn hiện vật có niên đại từ 65.000-100.000 năm trước, bao gồm các công cụ bằng đá và xương động vật.
Abric Pizarro – một “ngôi nhà” trong hang động – chứa rất nhiều tàn tích của các loài động vật nhỏ, cho thấy những người khác loài từng trú ẩn nơi đây là các thợ săn vô cùng đa năng.
Họ đã phát triển các kỹ thuật săn bắn mới, lối sống mới nhằm thích nghi với nguồn thức ăn sẵn có.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Sofia Samper Carro từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) cho biết các mẩu xương động vật còn sót lại cho thấy nhóm người khác loài ở đây đã săn thành công các loài động vật bản địa từ hươu đỏ, ngựa, bò rừng bison cho đến các con vật nhỏ như thỏ và rùa nước ngọt.
Các phần xương động vật này được bảo quản rất tốt, đủ để thấy các dấu vết khác nhau được tạo ra bởi hoạt động săn và chế biến thực phẩm.
Chính điều này tiết lộ nhóm người cổ đại ở đây đã chế tạo ra một loạt dụng cụ vô cùng phong phú nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên sẵn có trong khu vực.
“Họ biết rõ mình đang làm gì. Họ biết rõ khu vực này và cách để sống sót trong thời gian dài” – TS Samper Carro nói.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Archaeological Science này như một lời khẳng định thêm cho chuỗi bằng chứng cho thấy người Neanderthals không phải một loài mông muội.
Các di chỉ trước đó cho thấy những người khác loài này đã biết chế tạo ra những công cụ tinh vi bằng đá, bằng cách bện sợi và trang trí môi trường sống của họ bằng nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau,
Với phát hiện mới về khả năng thích nghi cao của họ, có lẽ chúng ta phải tìm một giả thuyết khác để lý giải sự tuyệt chủng của nhóm người này.
Có một manh mối: Sự suy giảm của quần thể người khác loài này cũng như nhiều loài người khác cũng trùng khớp với giai đoạn người Homo sapiens gia tăng dân số.
Có những giả thuyết cho rằng chính sự “lấn sân” của người hiện đại mới là thứ đứng sau sự tuyệt chủng của nhiều loài người khác.
Sốc: Một loài người khác đã phát minh ra keo dán
Các báu vật khảo cổ xuất hiện tại Pháp một lần nữa khẳng định trình độ đáng ngưỡng mộ của một loài người tuyệt chủng.
Theo trang Heritage Daily, các nhà khoa học đã kiểm tra lại các công cụ bằng đá có niên đại từ 120.000 đến 40.000 năm trước, nằm trong một bộ sưu tập được đem về từ 2 hệ thống hang động ở làng Peyzac-le-Moustier ở Dordogne - Pháp, nơi có loài người cổ từng sinh sống.
Một lưỡi dao đá được gắn chặt vào phần tay cầm bằng loại keo dán nhựa đường - đất son bền chắc qua hàng chục ngàn năm - Ảnh: Patrick Schmidt
Các hiện vật này đã được khai quật từ những năm 1960, bọc lại riêng biệt, cẩn thận và lưu giữ trong bảo tàng. Gần đây, các nhà khoa học chú ý đến chúng trở lại và quyết định đem ra phân tích lần nữa.
Cuộc kiểm tra được dẫn đầu bởi TS Patrick Schmidt từ Khoa Sinh thái học kỷ đệ tứ và tiền sử sơ khai của Đại học Tubingen và TS Ewa Dutkiewictz từ Bảo tàng Tiền sử và lịch sử sơ khai thuộc Bảo tàng quốc gia Berlin (Đức).
Họ đã tìm thấy thứ không thể tin nổi: Một loại keo dán bền chắc làm từ hỗn hợp đất son và nhựa đường còn vương trên một số công cụ.
Hàm lượng đất son trong keo dán này lên tới 50%, là một thứ mà khi khô lại sẽ giữ được độ kết dính mạnh, đủ để dán tay cầm thật chắc vào công cụ.
Không chỉ niên đại gây sốc, chủ nhân của số công cụ dán keo này còn gây kinh ngạc hơn. Loài người cổ để lại dấu tích trong các hang động nơi số công cụ được tìm thấy là người Neanderthals.
Bí ẩn những "loài người ma" vừa lộ diện
Người Neanderthals là một loài đã tuyệt chủng, cùng thuộc chi Homo (chi Người) với Homo sapiens chúng ta.
Họ xuất hiện trên Trái Đất khoảng 80.0000 năm trước và tuyệt chủng khoảng gần 40.000 năm trước.
Loài người này đã được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XXI, tuy nhiên ban đầu người ta cho rằng họ rất bán khai, vẫn còn mang những thói quen của vượn nhân hình.
Nhưng càng ngày các bằng chứng khảo cổ - từ công cụ cho đến các phần hài cốt - tiết lộ họ phát triển hơn chúng ta từng nghĩ, thậm chí có thể đạt trình độ ngang ngửa tổ tiên Homo sapiens chúng ta trong một số thời kỳ.
Họ biết chế tác nhiều công cụ thông minh, đan lưới, dệt sợi, làm đồ trang sức tinh xảo và thậm chí có thể tích não lớn hơn chúng ta.
Thế nhưng bộ não này thiếu đi những yếu tố đem lại khả năng thích nghi cao, tính linh hoạt như ở người Homo sapiens, nên đã sớm tuyệt chủng khi địa cầu rơi vào những giai đoạn khắc nghiệt.
Tuy nhiên, người Neanderthals vẫn tồn tại trong dòng máu của chính chúng ta: Thông qua các cuộc hôn phối dị chủng khi hai loài còn sống cùng, người hiện đại ngày nay có khoảng trên dưới 2% DNA Neanderthals.
Một loài người cổ ẩn giữa chúng ta, không thực sự tuyệt chủng? Bằng chứng DNA gây sốc cho thấy khoa học đã "lạc lối" khi cho rằng Homo sapiens chúng ta là loài người duy nhất chưa tuyệt chủng. Neanderthals là một loài người khác cùng chi Homo (chi Người) với Homo sapiens, tức người hiện đại chúng ta. Dòng dõi khác loài này biến mất khỏi hồ sơ khảo cổ khoảng hơn 30.000 năm...