Phát hiện h.ài c.ốt cô gái khác loài 850.000 t.uổi
Cuộc khai quật tại di chỉ Atapuerca ở Tây Ban Nha đã để lộ h.ài c.ốt một cô gái Homo antecessor, khác loài nhưng cùng chi với chúng ta.
Theo Ancient Origins, người khác loài Homo antecessor sống trên Trái Đất khoảng 1,2-800.000 năm về trước và là một trong những loài người cổ xưa nhất hiện diện ở châu Âu.
Homo antecessor , có nghĩa là “người tiên phong” trong tiếng Latin, lần đầu tiên được phát hiện trong hang động Gran Dolina cũng tại di chỉ Atapuerca vào năm 1994 và được xác định là một loài riêng biệt từ năm 1997.
Cuộc khai quật tại di chỉ Atapuerca, thuộc tỉnh Burgos ở Tây Ban Nha – Ảnh: IPHES
Trong một thời gian dài, người ta nghĩ rằng loài người này là tổ tiên chung cuối cùng của Homo sapiens (còn gọi là người tinh khôn hay người hiện đại, tức chúng ta) và một loài anh em khác là Neanderthals.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây hơn cho thấy điều này không đúng. Hiện tại, lý thuyết được đồng thuận nhiều nhất là Homo antecessor thuộc về một nhánh của dòng tiến hóa chung với chúng ta, tách ra ngay trước khi người Neanderthals tách ra.
Vào đầu năm 2024, nhóm nghiên cứu từ Viện Cổ sinh thái học Con người và Tiến hóa Xã hội Catalan (IPHES) đã đào bới trong đơn vị TD6 của hang Gran Dolina khi họ tình cờ phát hiện ra h.ài c.ốt của một sinh vật tông Người chưa xác định.
Các cuộc đào bởi sau đó đã tiếp tục đem về nhiều mảnh hộp sọ, 2 mảnh từ xương hàm dưới, một số đốt sống, một xương từ cổ tay và một răng cửa duy nhất.
Video đang HOT
Tất cả các hóa thạch trên đều được xác định là thuộc một người phụ nữ Homo antecessor, khoảng 25 t.uổi khi qua đời.
Quá trình xác định niên đại cho thấy người phụ nữ này đã sống cách đây khoảng 850.000 năm.
Trước đó, hàng loạt công cụ thuộc về loài người này đã được tìm thấy trong khu vực, có công nghệ phù hợp với nhiều bộ công cụ khác niên đại trên dưới 1 triệu năm, được khai quật trên khắp Tây Âu.
Điều này cho thấy những người khác loài này có thể đã từng rất đông đúc ở châu Âu thời t.iền sử, trước khi bị tuyệt chủng không rõ nguyên nhân.
Ngay cả vào thời điểm người Homo sapiens ra đời – khoảng hơn 300.000 năm về trước – thế giới vẫn còn ít nhất 8-9 loài người sinh sống.
Thế nhưng họ đều dần tuyệt chủng và chi Người ngày nay chỉ còn Homo sapiens thống trị.
Phát hiện về "người khác loài cuối cùng" ở Tây Tạng
Những phát hiện mới từ một hang động Tây Tạng cho thấy người khác loài Denisovans chỉ mới biến mất khỏi thế giới lâu nhất là 32.000 năm trước
Một nghiên cứu đa quốc gia vừa công bố trên tạp chí Nature đã đem đến thông tin mới về thời điểm mà người khác loài Denisovans thực sự tuyệt chủng: Không thể là trên dưới 40.000 năm trước, mà ít nhất 32.000 năm trước, họ hãy còn sống ở Tây Tạng.
Họ là một loài anh em với Homo sapiens chúng ta, cùng thuộc chi Homo (chi người), từng g.iao p.hối dị chủng với tổ tiên chúng ta.
Nhiều cộng đồng trên thế giới hãy còn mang DNA của vị tổ tiên này trong dòng m.áu, "đậm đà" nhất là người châu Á - Thái Bình Dương.
Một cuộc tìm kiếm bằng chứng về người khác loài ở hang động Baishiya Karst ở Tây Tạng, dẫn đầu bởi Đại học Lan Châu (Trung Quốc) - Ảnh: VGC
Theo Sci-News, phát hiện về những "người khác loài cuối cùng" ở Tây Tạng dựa trên việc phân tích 2.500 mẩu xương hỗn tạp được các nhà khoa học thu thập từ hang động Baishiya Karst trong nhiều năm làm việc.
Số xương này bao gồm của nhiều loài động vật khác nhau có dấu vết tương tác của con người và cả xương sườn được xác định là của người Denisovans.
Trước đó, vào năm 2019, một chiếc xương hàm có niên đại 160.000 năm cũng từ hang động này được xác định là có nguồn gốc từ người Denisovans.
Vào năm 2020, mtDNA của loài người cổ này được tìm thấy trong trầm tích của hang động, cho thấy sự hiện diện của họ vào các giai đoạn khoảng 100.000 năm trước, 60.000 năm trước và có thể là 45.000 năm trước.
Xương sườn mới của người Denisova từ hang động Baishiya Karst có niên đại khoảng 48.000-32.000 năm trước.
Phát hiện mới giúp làm sáng tỏ hơn câu hỏi: "Khi nào và tại sao những người Denisovans trên cao nguyên Tây Tạng lại tuyệt chủng?".
Ngoài xương người, số xương trong hang động bao gồm xương cừu bharal, bò Tây Tạng hoang dã, ngựa, tê giác lông đã tuyệt chủng và linh cẩu đốm.
"Bằng chứng hiện tại cho thấy chính người Denisovans, chứ không phải bất kỳ nhóm người nào khác, đã chiếm giữ hang động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn tài nguyên động vật có sẵn trong suốt thời gian họ chiếm đóng" - TS Jian Wang từ Đại học Lan Châu (Trung Quốc), đồng tác giả, cho biết.
Quá trình phân tích bằng khối phổ cho phép các nhà khoa học trích xuất thông tin có giá trị từ các mảnh xương thường bị bỏ qua, cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các hoạt động của con người.
Điều này cho thấy ngoài ăn thịt động vật, những người cổ đại này cũng dùng xương động vật để làm công cụ chế tác các công cụ đá khác.
Trước đây, người ta cho rằng những người khác loài cuối cùng - bao gồm loài Denisovans và loài Neanderthals - đã tuyệt chủng đâu đó khoảng 40.000 năm trước.
Vài năm gần nhất, một số bằng chứng kéo lùi dấu mốc này vào khoảng giữa 30.000-40.000 năm trước. Phát hiện mới nhất ở Tây Tạng đã tiếp tục điều chỉnh dòng lịch sử.
Chưa kể, phát hiện trên không cho thấy bất kỳ lý do nào khiến họ tuyệt chủng mà chỉ cung cấp dấu vết của một cuộc sống có nguồn thức ăn phong phú cho đến ít nhất 32.000 năm trước.
Như vậy, hoàn toàn có khả năng họ đã tồn tại song song với loài chúng ta lâu hơn nhiều.
Tái tạo dung nhan người khác loài 75.000 năm t.uổi: Kết quả sốc! Chân dung của bà Shanidar Z, một người khác loài từng sống tại khu vực nay là Iraq, gợi ý về mối quan hệ tiến hóa chặt chẽ với loài chúng ta. Như nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy vào thời điểm mà người phụ nữ được gọi là Shanidar Z sinh sống - 75.000 năm trước - địa cầu không chỉ...