Người Indonesia và phong tục ‘ăn bốc’
Indonesia xinh đẹp là tập hợp của 13.000 hòn đảo lớn nhỏ. Vì thế quốc gia này còn có tên là “Đất nước nghìn đảo”. Tại đây, từ nhiều đời nay đã lưu truyền một phong tục dân gian rất đặc biệt – phong tục “ăn bốc”…
Ở vùng nông thôn Indonesia tục dùng tay bốc ăn là một cảnh tượng cực kỳ thú vị. Trước mặt mỗi người có đặt một bát nước để rửa tay trước khi ăn, một đĩa tôm rang, một đĩa cá kho, là vừa đủ một bữa ăn thịnh soạn. Người Indonesia thường nấu cơm trước, sau đó xới ra để vào liễn nhôm hoặc sứ có nhiều lỗ thông hơi, để nơi thoáng mát cho chóng nguội.
Khi ăn, họ lấy cơm ra đĩa, rửa các ngón tay phải vào bát nước sạch rồi bốc cơm và thức ăn thành từng nắm nhỏ rồi đưa vào miệng. Nhiều người còn thích “làm xiếc” khi ăn. Họ đặt nắm cơm vào lòng bàn tay, đưa tay đó ra phía trước rồi lấy tay phải đập mạnh vào cổ tay trái, làm sao để nắm cơm bay thẳng vào miệng.
Người Indonesia có cách ăn rất phong phú, nhiều gia vị, màu sắc hài hòa. Tuy nhiên, lúc nào trong khẩu phần ăn cũng đều có ba món: nước dừa, ớt và đậu phộng. Bữa ăn sáng họ thường dùng cơm nấu với nghệ. Phụ nữ bản xứ nấu lại cơm này rất giỏi. Họ vo gạo thật sạch, sau đó cho gạo vào nước dừa có trộn bột nghệ rồi nấu thành cơm. Sau đó thêm vào lá cay hoặc trứng cáy được gói bằng lá chuối.
Một loại thức ăn được người dân ưa thích và rất phổ biến là món Gado-Gado. Loại thức ăn này khi ăn có thể dùng đũa, nhưng ăn bốc vẫn thú vị hơn. Đây là loại thức ăn “rau trộn hổ lốn” giống như món xà lách trộn ở ta, chỉ khác là các loại rau để trộn đa dạng hơn. Thường là đậu, rau muống, khoai tây, khoai lang, bí ngô trộn chung với trứng gà vịt… khi ăn cho thêm tương đậu, ăn kèm với cá rán hoặc tôm rang.
Gado-Gado có thể dành ăn 3 bữa trong ngày. Ngoài ra, còn có món cơm nắm. Người ta cho gạo vào các túi đan bằng lá dừa hoặc lá cọ, sau đó nấu chín, cắt thành từng miếng ăn chung với món Gado-gado. Ở Indonesia còn có một loại thức ăn cực ngon là “cơm canh thịt bò”. Đó là một món màu nâu, thịt trong canh được nấu nhừ, dùng chung với cơm.
Indonesia quanh năm trời nóng, vì thế người dân xứ đảo thường ăn đồ nguội có một ít ớt cay. Cơm dẻo, canh ngon, giường tre, nhà tranh, gió mát… đã tạo nên bản sắc phương Đông độc đáo và thi vị của xứ sở đạo Hồi nổi tiếng này.
Video đang HOT
Theo depplus
Sắc màu ẩm thực xứ sở các vị thần
Cùng khám phá nền ẩm thực hấp dẫn vùng đất của những vị thần Hy Lạp.
Nhắc đến Hy Lạp, người ta thường nhớ ngay đến những câu chuyện thần thoại, những tòa kiến trúc từ thời cổ đại và những ngôi nhà cheo leo san sát bên sườn núi. Hy Lạp còn sở hữu một nền ẩm thực đồ sộ và phong phú, đã cuốn hút biết bao nhiêu lượt khách du lịch trên xứ sở này.
Món bánh sandwich pita kẹp với thịt nướng, cà chua, dưa leo và được rắc tỏi lên trên
Nằm ở Đông Nam châu Âu, có hai mặt giáp biển nên Hy Lạp trở thành một phần quan trọng của tuyến giao thương mại thời Roman, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến phong cách ẩm thực đặc trưng của Hy Lạp.
Sự giao thương không chỉ mang đến Hy Lạp những luồng gió văn hóa mới mà nó còn cung cấp cho đất nước này những kiến thức về các loại gia vị - một phần không thể thiếu trong ẩm thực Hy Lạp hiện nay.
Các loại gia vị được dùng trong những món ăn Hy Lạp có nguồn gốc từ khắp mọi nơi trên thế giới. Trong đó, không khó để nhận ra sự có mặt của những gia vị như lá oregano, bạc hà, tỏi, cỏ xạ hương, húng quế.
Ở những vùng miền nam, người ta còn sử dụng quế hay hành tỏi trong các món ăn làm từ thịt truyền thống. Ngày nay, ẩm thực Hy Lạp mang màu sắc hòa quyện của tất cả mọi vùng miền đất nước và chịu cả ảnh hưởng của những tác động văn hóa từ nước ngoài.
Dầu olive - linh hồn của các món ăn
Một nguyên liệu đặc trưng và có lịch sử lâu đời nhất của ẩm thực Hy Lạp chính là dầu olive. Trong những buổi nấu ăn ngoài trời, không thể thiếu sự xuất hiện của loại gia vị này.
Dầu olive được dùng như một loại nước sốt, cùng với nước chanh và các loại thảo mộc khác, nó giúp giữ lại cả hương vị lẫn sự mọng nước trong các thức ăn. Những món ăn nướng vỉ như cá nướng nguyên con sẽ không có hương vị hoàn thiện nếu thiếu đi món sốt latholemono - một loại sốt đặc được làm từ dầu olive và nước chanh.
Món chiên là một sở thích chung của người dân ở đây. Trong ẩm thực Hy Lạp, các đầu bếp truyền thống không dùng phương pháp chiên ngập dầu mà chỉ chiên áp chảo. Và dầu olive luôn là lựa chọn để chế biến những món ăn từ cá, thịt đến các loại rau và hạt.
Cà chua rán được xem là một trong số những món ăn dễ làm và có hương vị tuyệt vời nhất cũng phải được chế biến bằng dầu olive mới mang lại được đúng hương vị của nó.
Bên cạnh đó, trong ẩm thực Hy Lạp còn có một nhánh ẩm thực lấy nguyên liệu chính là dầu olive gọi là Lathera (trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "được nấu với dầu").
Nhánh ẩm thực này bao gồm các món đặc sản mùa hè, có nguyên liệu tươi như rau quả và đậu, trong đó, dầu olive đóng vai trò như một phương tiện chế biến. Khi được dọn ra đĩa, người ta luôn rưới lên trên cùng một lớp dầu olive để tăng thêm hương vị cho các món ăn.
Phô mai Hy Lạp - món ăn từ các vị thần
Hy Lạp sản xuất ra rất nhiều loại phô mai khác nhau, và phô mai Hy Lạp cũng được tiêu thụ tích cực trong nước và nước ngoài. Theo thần thoại Hy Lạp, Aristaios, con của thần Apollo và Cyrene, được cử xuống trần gian để ban tặng cách làm phô mai cho người Hy Lạp. Nó được gọi là "món quà có giá trị vĩnh hằng".
Một vài loại phô mai như Feta, Kasseri, Kefalotyri, Graveiera, Anevato, Batzos, ... đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, và không nơi đâu có thể sản xuất được phô mai với hương vị đặc trưng như ở Hy Lạp.
Salad Hy Lạp với các loại rau quả và phô mai feta để ở giữa.
Rượu vang Hy Lạp
Cũng như phô mai và dầu olive, rượu vang cũng đóng vai trò như một nguyên liệu chính trong các món ăn, và là một phần to lớn trong lịch sử của nền ẩm thực Hy Lạp. Theo sử sách, rượu vang xuất hiện lần đầu tiên ở nước này vào năm 4000 trước Công nguyên.
Cũng như phô mai, trong Kinh thánh nói rằng rượu vang được xem như một món quà từ các vị thần, và lễ hội uống rượu vang được tổ chức để tôn vinh vị thần Dionysus, một sinh vật với suy nghĩ của loài người và bản năng của một con quái thú.
Sản xuất rượu vang đạt đến đỉnh điểm vào thời của Homer và càng được cải tiến khi truyền thống làm rượu vang được truyền xuống các đời sau. Người Hy Lạp thường sử dụng các loại gia vị để bảo quản và tăng thêm hương vị cho rượu vang.
Đến đế chế Ottoman, sản xuất rượu vang bắt đầ xuống dốc. Rất nhiều nhà sử học đã nói, vị trí của Hy Lạp trước đây tương đương với vị trí của Pháp hiện nay trong lĩnh vực rượu vang.
Một số điều thú vị mà bạn chưa biết về ẩm thực Hy Lạp
- Sùng đạo là một đặc điểm của người Hy Lạp. Họ chỉ tiêu thụ thịt sau khi đã tế lên một vị thần - điều này được tuân thủ đặc biệt nghiêm túc với các loại gia súc.
- Người Hy Lạp có một số quan niệm về các loại thức ăn sạch, và một số loại thức ăn được xem là sạch hơn các thức ăn khác. Một số người Hy Lạp không ăn đậu vì họ cho rằng đậu là loại thức ăn không sạch sẽ.
- Người Hy Lạp luôn cầu nguyện trước thần Dionysus trước khi uống rượu vang. Trước khi ăn bánh mì, họ cầu nguyện trước thần Demeter và Persephone.
- Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số những thức uống phổ biến nhất ở Hy Lạp, và không nói thì các bạn cũng biết cà phê này có xuất xứ từ đâu rồi nhỉ!
Depplus.vn/MASK
Ẩm thực tại các quốc gia 'tí hon' Tại những quốc gia có diện tích nhỏ hẹp, văn hóa ẩm thực của họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nền ẩm thực các nước láng giềng. 1. Thanh quốc Vatican Đây là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới, diện tích chỉ có khoảng 0,5 km2 và nằm trọn trong thành phố Rome của Italy. Do nằm gọn trong thủ...