Người Hy Lạp nói không với các chủ nợ
Cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp đã kết thúc với kết quả cử tri thẳng thừng bác bỏ những điều kiện của các chủ nợ quốc tế.
Người ủng hộ chính phủ ăn mừng sau khi có kết quả trưng cầu – Ảnh: Reuters
Tờ Le Monde rạng sáng 6.7 dẫn thông cáo của Bộ Nội vụ Hy Lạp cho biết có 61,31% số cử tri chọn trả lời “không” đối với câu hỏi: “Bạn có đồng ý với kế hoạch do Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) và Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) đề xuất hay không?”. Thủ tướng Alexis Tsipras tuyên bố: “Đây không phải là dấu hiệu của sự chia rẽ với châu Âu mà là cơ sở để tiếng nói của chúng ta mạnh mẽ hơn tại các cuộc đàm phán”. Cuộc trưng cầu ngày 5.7 cũng có thể được hiểu ngầm là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với ông Tsipras, vì nhà lãnh đạo này đã kêu gọi người dân chọn “không” và gần như chắc chắn từ chức nếu kết quả ngược lại.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của người dân là điều kiện cần chứ chưa đủ để Hy Lạp có thể buộc các chủ nợ quốc tế nhượng bộ về kế hoạch thắt lưng buộc bụng hà khắc, bao gồm tăng thuế giá trị gia tăng, tăng độ tuổi về hưu, cắt giảm chi tiêu công, cắt giảm nhiều khoản trợ cấp xã hội… Thủ tướng Tsipras cho biết Hy Lạp mong muốn có thể ngồi vào bàn đàm phán “trong vòng 48 giờ” sau trưng cầu. Athens cũng yêu cầu ECB tăng mức trần của Quỹ hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp để các ngân hàng nước này có thể đảm bảo hoạt động trở lại vào ngày 7.7, sau 1 tuần đóng cửa.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng cử tri Hy Lạp đã có quyết định rất mạo hiểm và có thể khiến tình trạng bế tắc thêm kéo dài. AFP hôm qua dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel cho biết sẽ khó xác định được khi nào Athens và các chủ nợ có thể nối lại đàm phán. Một hội nghị thượng đỉnh của khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) sẽ được tổ chức vào ngày 7.7 và những đề xuất mới của Hy Lạp sẽ được mang ra bàn thảo. Đáng chú ý là hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis bất ngờ thông báo từ chức vì: “Nhiều người không muốn tôi dự các cuộc đàm phán sắp tới và Thủ tướng Tsipras cũng cho rằng điều đó cần thiết để đạt được thỏa thuận”.
Theo giới quan sát, tất cả các bên đều muốn tránh việc Hy Lạp phải rời bỏ eurozone, còn được gọi là “Grexit”. Với gánh nặng khủng hoảng kinh tế, Hy Lạp không muốn quay lưng lại với đồng minh truyền thống trong lúc những “quan hệ mới” như Nga, Trung Quốc chỉ dừng ở mức “đối tác quan trọng”. Đối với EU, Grexit sẽ cho thấy liên minh không thật sự bền vững và khiến nhà đầu tư không còn tin tưởng vào đồng euro. Hôm qua, nhiều thị trường chứng khoán EU đồng loạt sụt giảm; đồng euro cũng giảm mạnh tại châu Á còn 1 euro ăn 1,0979 USD.
Lan Chi
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Người dân Hy Lạp nói 'không' với các chủ nợ
Kết quả trưng cầu dân ý tại Hy Lạp diễn ra ngày 5.7 đã có kết quả: 61% người dân chọn câu trả lời "không" trước gói viện trợ của quốc tế với những điều kiện thắt lưng buộc bụng khắc khổ, chỉ 39% là đồng ý.
Những người Hy Lạp chống lại gói viện trợ đổ ra đường reo mừng sau kết quả trưng cầu dân ý - Ảnh: AFP
Đó là kết quả sơ khởi sau cuộc trưng cầu dân ý vừa diễn ra ở Hy Lạp ngày 5.7, do Bộ Nội vụ nước này công bố khi hầu hết các phiếu đã được kiểm - BBC đưa tin.
Được biết chính phủ Hy Lạp đã vận động người dân bác bỏ gói viện trợ, cho rằng các điều kiện đi kèm là một sự "sỉ nhục" với Hy Lạp.
Trong khi đó, các đảng đối lập cảnh báo việc bỏ phiếu chống có thể khiến Hy Lạp bị đẩy khỏi khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, eurozone - điều mà đa phần người dân Hy Lạp không muốn.
Cựu Thủ tướng Hy Lạp, ông Antonis Samaras, người đã tích cực vận động để người dân ủng hộ gói viện trợ, đã ngay lập tức từ chức lãnh đạo đảng trung tả đối lập New Democracy ngay khi có kết quả cuộc bỏ phiếu.
Phát biểu trước kết quả trên, Thủ tướng Hy Lạp, ông Alexis Tsipras đêm 5.7 nói: "Như vậy là ngày mai, Hy Lạp sẽ quay trở lại bàn đàm phán và ưu tiên hàng đầu của chúng ta sẽ là phục hồi sự ổn định tài chính của đất nước".
Cờ xí rợp trời tại thủ đô Athens trong đêm 5.7 - Ảnh: AFP
Tuy nhiên, ngay lập tức, nhiều quan chức châu Âu đã cảnh báo rằng câu trả lời "không" đồng nghĩa với lời cự tuyệt đàm phán với các chủ nợ.
Ông Jeroen Dijsselbloem, đứng đầu nhóm các Bộ trưởng Tài chính trong khu vực eurozone tuyên bố rằng kết quả kể trên là "rất đáng tiếc cho tương lai Hy Lạp". Còn Phó Thủ tướng Đức, ông Sigmar Gabriel thì nói việc khởi động lại quá trình đàm phán với Hy Lạp là "khó mà tưởng tượng được".
Phát biểu trên nhật báo Tagesspiegel, ông này nặng lời chỉ trích chính quyền Hy Lạp là đã dẫn dắt người dân đi vào một con đường "vô vọng và bị bỏ rơi cay đắng".
Tuy nhiên, cũng đã có những tiếng nói hòa hoãn hơn. Ngoại trưởng Ý viết trên Twitter: "Bây giờ đã đến lúc phải bắt đầu cố gắng trở lại để đạt được một thỏa thuận. Nhưng sẽ không có lối thoát nào cho một Hy Lạp đầy rắc rối ở trong châu Âu với đầy sự yếu ớt và không tăng trưởng (kinh tế)".
Còn Bộ trưởng Tài chính Bỉ thì cho rằng cánh cửa để bắt đầu đàm phán lại với Hy Lạp đang để ngỏ, có thể là chỉ trong vòng vài giờ.
Rừng người tụ tập trước tòa nhà quốc hội Hy Lạp - Ảnh: AFP
Nhiều động thái cũng đã được khởi động nhanh chóng.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jean-Claude Juncker tối 5.7 cho biết ông đang thương lượng với lãnh đạo các nước trong khu vực eurozone, hy vọng có thể họp trực tuyến với giới chức EU cũng như Ngân hàng trung ương châu Âu ngay trong sáng nay 6.7.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng dự kiến sẽ gặp nhau sáng 6.7 tại Paris, và Hy Lạp là một chủ đề quan trọng. Một hội nghị thượng đỉnh của nguyên thủ quốc gia các nước eurozone cũng đã được lên kế hoạch vào ngày 7.7.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Sau trưng cầu dân ý, điều gì sẽ xảy ra ở Hy Lạp? 61% người dân Hy Lạp vừa từ chối gói viện trợ quốc tế, dẫn đến một loạt mệnh đề phủ định dành cho Hy Lạp trong vài tuần tới: không có các điều kiện thắt lưng buộc bụng, không có thỏa thuận cứu trợ tài chính và không có đồng euro. Hy Lạp có thể phải rời eurozone - Ảnh: Reuters Sau nhiều...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các nghị sĩ Cộng hòa Mỹ phát động cuộc điều tra về Đại học Harvard

Yêu sách mới của Israel tại Gaza

Ukraine tung chiến thuật "tiêu thổ" trước sức ép đầu hàng ở Kursk

Tòa án Tối cao Mỹ xem xét sắc lệnh bỏ quốc tịch theo nơi sinh của ông Trump

Nga phản hồi "tối hậu thư" của Mỹ về đàm phán hòa bình

Quan chức Mỹ: Vấn đề lãnh thổ Ukraine có thể theo hướng có lợi cho Nga

Sĩ quan Ukraine: Tân binh thiệt mạng ngay cả trước khi giao tranh

Euro hưởng lợi lớn từ chính sách gây sốc của Mỹ?

Trở ngại của EU trong tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện

Trung Quốc bác tin cấp vũ khí cho Nga

Đứt dây cáp treo, 4 người tử vong khi rơi ở độ cao hàng trăm mét

Đấu trí trên không: Nga - Ukraine chơi trò "mèo vờn chuột" với bom lượn
Có thể bạn quan tâm

Sao nhí phim "Giác quan thứ sáu" Haley Joel Osment bị bắt vì tàng trữ ma túy
Sao âu mỹ
23:57:40 19/04/2025
Gần thập kỷ bên Victor Vũ, Đinh Ngọc Diệp ngày càng thăng hạng nhan sắc
Sao việt
23:55:02 19/04/2025
Park Hae Joon nghĩ về người cha bị ung thư khi đóng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
23:51:17 19/04/2025
Đặc sản nghe tên "ngượng đỏ mặt", xưa chỉ dành để tiến Vua, giờ cực ít chỗ bán, luộc hay nướng đều ngon nhức nhối
Ẩm thực
23:42:54 19/04/2025
Nhân viên Vietcombank ở TPHCM chiếm đoạt gần 50 tỷ đồng
Pháp luật
23:29:02 19/04/2025
Bạn trai tỷ phú xuất hiện ủng hộ Lisa tại Coachella tuần 2, Jennie có động thái đập tan tin đồn bất hòa
Nhạc quốc tế
23:08:30 19/04/2025
TP.HCM bắn pháo hoa rực rỡ sông Sài Gòn 50 năm đất nước thống nhất
Tin nổi bật
22:49:34 19/04/2025
Lá gan của người đàn ông chết não cứu cháu bé 21 tháng tuổi
Sức khỏe
22:16:46 19/04/2025
Vẻ ngoài quyến rũ của mỹ nhân được khao khát nhất Nhật Bản
Sao châu á
21:29:02 19/04/2025
Messi tiết lộ sự thật về mong muốn trở lại Barca
Sao thể thao
21:03:00 19/04/2025