‘Người hùng’ WannaCry được trả tự do
Từng được ca ngợi là ‘ người hùng’ chống lại mã độc nguy hiểm WannaCry hồi năm 2017, Marcus Hutchins lại bị nhà chức trách bắt giữ vì tội phát tán virus.
Cụ thể, tại phiên tòa vừa diễn ra ở Milwaukee (Mỹ), thẩm phán liên bang đã đưa ra phán quyết Marcus Hutchins bị tạm giam một năm rồi được trở về quê hương của mình ở nước Anh dưới sự giám sát của nhà chức trách. Ngoài ra, Marcus Hutchins sẽ không phải chịu bất cứ khoản tiền phạt nào.
Marcus Hutchins, người hùng chặn đứng WannaCry được trả tự do.
Với phán quyết này, Marcus Hutchins sẽ được trả tự do ngay bởi anh này vốn đã bị các nhà chức trách của Mỹ tạm giam suốt 2 năm qua.
Video đang HOT
Từng được ca ngợi là “người hùng” chống lại mã độc nguy hiểm WannaCry hồi năm 2017 khiến hơn 75.000 máy tính tại 150 quốc gia bị tấn công, nhưng Marcus Hutchins lại bị nhà chức trách nước Mỹ bắt giữ với cáo buộc phát triển một virus máy tính tấn công hệ thống giao dịch của ngân hàng.
Loại virus máy tính do Marcus Hutchins phát triển được biết đến với tên gọi “trojan Tronos”. Virus này được tạo ra nhằm thu thập và chuyển giao cho hacker mọi tên tài khoản cùng mật khẩu gắn liền với các trang web của ngân hàng, bất cứ khi nào người dùng truy nhập dữ liệu vào một máy tính bị nhiễm virus.
Marcus Hutchins sau đó được nhà chức trách nước Mỹ cho tại ngoại trong khi chờ tới phiên tòa xét xử cuối cùng được dự kiến diễn ra vào cuối năm 2019.
Nếu những cáo buộc trên được chứng minh, Marcus Hutchins sẽ phải đối mặt án phạt 10 năm tù cùng với khoản tiền phạt 250.000 USD.
Theo công an nhân dân
Phát hiện chiến dịch tấn công mạng quốc tế nhằm vào các ngân hàng Việt Nam
6 tháng đầu năm 2019, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều chiến dịch tấn công mạng nhằm vào Việt Nam như của nhóm hacker quốc tế Muddy Waters nhắm tới các tổ chức ngân hàng, chính phủ; chiến dịch cài cắm mã độc AveMaria, phát tán mã độc tống tiền Jcry...
Các ngân hàng luôn là đối tượng tấn công của hacker cả trong và ngoài nước.
Theo báo số liệu được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố ngày 5/7, 6 tháng đầu năm 2019 đã ghi nhận 3.159 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 2.684 cuộc (tương đương 45,9%) so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó có 968 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface), 635 cuộc tấn công cài cắm mã độc (Malware), 1.556 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing).
Thống kê cho thấy, số lượng các cuộc tấn công giảm, chủ yếu ở hình thức tấn công Phishing.
Thực tế trên cho thấy tình hình bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam đã có chuyển biến, các chiến dịch xử lý mã độc ở Hà Nội và TP.HCM thời gian vừa qua đã thể hiện hiệu quả nhất định.
Số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma (botnet) là 4.300.218 địa chỉ, giảm 34,30% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, cơ quan chức năng phân tích 54 chiến dịch tấn công nguy hiểm, tiêu biểu một số chiến dịch như chiến dịch tấn công có chủ đích đến từ nhóm tin tặc Muddy Waters nhắm tới các tổ chức ngân hàng, chính phủ; chiến dịch cài cắm mã độc AveMaria; chiến dịch phát tán mã độc mới HawkEye Reborn.
Ngoài ra còn phát hiện chiến dịch phát tán mã độc MegaCortex, mã độc backdoor Cronjob; chiến dịch phát tán mã độc tống tiền LockerGoga and Ryuk đến từ nhóm tin tặc FIN6; chiến dịch phát tán mã độc tống tiền Jcry thông qua giả mạo Adobe Flash Player; chiến dịch tấn công có chủ đích đến từ nhóm tin tặc TajMahal phát tán mã độc nhằm mục đích đánh cắp thông tin nhạy cảm...
Hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ghi nhận các vụ tấn công nguy hiểm liên quan đến mã độc trong các hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử được phát hiện tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.
Theo TGTT
'Ông lớn' Vietnam Airlines cũng than khó tuyển nhân lực an toàn thông tin Nhấn mạnh khó khăn về nguồn nhân lực an toàn thông tin, ông Nguyễn Nam Tiến, Phó Trưởng ban CNTT - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho hay, hiện nay Vietnam Airlines rất khó tiếp cận và tuyển được nhân lực an toàn thông tin. Ông Nguyễn Nam Tiến, Phó Trưởng ban CNTT của VietNam Airlines chia sẻ về...