Người hùng Liên Xô cứu thế giới khỏi chiến tranh hạt nhân
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô từng suýt phóng tên lửa hạt nhân phủ đầu Mỹ khi hệ thống radar cảnh báo phát hiện tên lửa đạn đạo Mỹ hướng về nước này.
Đầu đạn tên lửa hạt nhân của Liên Xô.
Theo Daily Star, ngày 26.9.1983, Stanislav Petrov, trung tá Không quân Liên Xô đang làm nhiệm vụ giám sát hệ thống radar cảnh báo sớm ở căn hầm Serpukhov-15 gần Moscow.
Đúng vào giữa đêm, màn hình radar thông báo một quả tên lửa đang bay từ Mỹ hướng đến Liên Xô.
“Lần đầu tiên nhìn thấy cảnh báo, tôi ngã nhào khỏi ghế. Các nhân viên trực cùng tôi lúc đó đều bối rối, tôi ra lệnh cho họ giữ bình tĩnh. Tôi biết rằng quyết định của mình khi đó sẽ để lại nhiều hệ quả”, Petrov nhớ lại trong cuộc trả lời phỏng vấn trên RT năm 2010.
Cứu thế giới khỏi chiến tranh hạt nhân
Sự cố xảy ra đúng vào thời điểm quan hệ Mỹ-Liên Xô rơi xuống mức thấp nhất trong Chiến tranh Lạnh. Căng thẳng theo thang khi NATO đưa tên lửa hạt nhân Pershing II đến Tây Âu vào tháng 12.1979 để đáp trả việc Nga triển khai 14 tên lửa hạt nhân SS-20/RSD-10. Các tên lửa Pershing II đặt Ukraine, Belarus hoặc Lithuania vào tầm ngắm chỉ trong 10 phút.
Trung tá Stanislav Petrov thời trẻ.
Trở lại với đêm ngày 26.9.1983, khi tiếng chuông báo động bắt đầu réo và bàn điều khiển lóe sáng, Petrov chỉ có không đầy 30 phút để thông báo với chỉ huy cấp cao hơn, xin lệnh phóng tên lửa hạt nhân.
“Tiếng còi hú lên, nhưng tôi ngồi thừ ra đó trong vài giây, mắt nhìn chằm chặp vào màn hình to màu đỏ trên đó có chữ “phóng”, chiếc ghế bỗng nhiên “ nóng lên như chiếc chảo rán”, Petrov kể lại.
Video đang HOT
Tín hiệu vệ tinh mà Petrov nhận được cho thấy một quả tên lửa Minuteman của Mỹ đã rời bệ phóng và đang lao về phía Liên Xô
May mắn rằng, sự cố này đã được Petrov giải quyết ổn thỏa, khi ông tin rằng Mỹ không chỉ phóng vài tên lửa hạt nhân nếu như bất ngờ tấn công phủ đầu Liên Xô. “Lúc đấy tôi cảm thấy sợ. Tôi biết rằng trách nhiệm lớn lao đang đặt lên vai mình”, Petrov kể lại.
Biết rằng chiến tranh toàn cầu có thể diễn ra nếu như Petrov thông báo về một đợt tấn công hạt nhân, nên ông quyết định chờ đợi, mặc cho chuông báo động hú vang. Vài chục phút sau, cảnh báo tên lửa biến mất khỏi màn hình, còn thế giới vẫn yên bình cho đến ngày hôm nay.
Sự việc được giữ bí mật trong suốt hơn 10 năm. Thậm chí người vợ của Petrov là Raisa cũng không biết gì về vai trò của chồng mình trong việc đảo ngược chiến tranh hạt nhân.
Cuộc đời thầm lặng
Ông Petrov những năm cuối đời.
Số phận của trung tá Petrov sau sự cố suýt kích hoạt chiến tranh hạt nhân đó không mấy sáng sủa. Ông bị quy trách nhiệm khiến cho hệ thống cảnh báo sớm nhận diện nhầm mục tiêu. Thay vì nhận diện ra một nhóm tên lửa, phần mềm lại phát hiện ánh phản chiếu của mặt trời từ đỉnh các đám mây là mối đe dọa.
Nhóm điều tra của quân đội Liên Xô sau đó đã phê bình Petrov và ông bị điều chuyển sang một vị trí khác. Petrov cũng mắc lỗi khi không lưu lại chi tiết các hành động của mình trong quãng thời gian ông không thông báo về nguy cơ Liên Xô bị tấn công hạt nhân với chỉ huy.
Theo Petrov, hầu hết các đồng đội của ông có lẽ sẽ phản ứng theo hướng khác, bằng cách xác nhận tên lửa được phóng đến thay vì nghi vấn hệ thống cảnh báo.
Mãi đến năm 1998, sự kiện Petrov “cứu thế giới khỏi chiến tranh hạt nhân” mới được đưa ra ánh sáng bởi một tờ báo Đức. Năm 2006, ông được trao giải thưởng danh dự cho công lao này tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York.
Ngày 7.9.2017, một nhà hoạt động chính trị Đức có tên Karl Schumacher đã liên lạc để gửi lời chúc mừng sinh nhật Petrov. Nhưng người con của ông nói cha mình đã qua đời từ ngày 19.5 năm nay.
Một người đàn ông từng cứu thế giới, hứng chịu nhiều sự chỉ trích trong cuộc đời và được ghi nhận công lao muộn màng, để rồi qua đời trong thầm lặng.
Trong những năm tháng cuối cùng, khi được hỏi về việc mọi người coi ông là anh hùng, Petrov nói: “Khi đọc được thông tin trên TV, tôi cảm thấy ngạc nhiên. Tôi không nghĩ mình là anh hùng mà chỉ đơn giản là đang thực hiện nhiệm vụ”.
Theo Danviet
Mỹ- Triều Tiên: Cuộc so găng không hồi kết
Thật không may, đàm phán phi hạt nhân trên bán đảo vẫn đang bế tắc, đó là lý do dẫn đến cuộc "so găng" giữa Triều Tiên và Mỹ chưa có điểm dừng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Triều Tiên đã tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6 và đây có thể là một quả bom nguyên tử được phát triển chứ không phải là loại bom H (hydrogen) như tuyên bố của Bình Nhưỡng và cũng không có bằng chứng cho thấy vũ khí này đã được thu nhỏ trên đầu đạt tên lửa. Tuy vậy, cuộc thử nghiệm của Triều Tiên vừa qua đã gây chấn động mạnh, là dấu hiệu cho thấy chương trình hạt nhân Triều Tiên thực sự nguy hiểm.
Dưới góc nhìn của giới chuyên gia, chính những diễn biến ở Triều Tiên và động thái bất chấp của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un phần nào thể hiện sự thất bại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mặc dù đói nghèo và gần như biệt lập so với thế giới, nhưng Triều Tiên đã làm rúng động các chuyên gia quân sự về những tiến bộ đáng ngạc nhiên trong công nghệ hạt nhân và tên lửa.
Mặc dù tất cả các dự đoán chỉ mới là phỏng đoán, nhưng việc Bình Nhưỡng có thể trở thành một cường quốc hạt nhân có thể ngăn cản cả nước Mỹ cũng không phải là không có cơ sở.
Nhưng việc Triều Tiên có được bom H có ý nghĩa gì? Giới chuyên gia cho rằng điều đó không có nghĩa là Kim Jong-un có ý định gây chiến với Mỹ. Thay vào đó, ông Kim hy vọng sẽ ngăn Washington tấn công Triều Tiên.
Thật không may, đàm phán phi hạt nhân trên bán đảo vẫn đang bế tắc, đó là lý do dẫn đến cuộc "so găng" giữa Triều Tiên và Mỹ chưa có điểm dừng. Triều Tiên đã đầu tư quá nhiều và quá gần với việc tạo ra một rào chắn hạt nhân. Đối với mục tiêu bảo vệ chế độ đến cùng dù là bị cô lập thì bây giờ việc ngăn chặn Bình Nhưỡng phát triển hạt nhân dường như là điều không tưởng.
Hơn nữa, ngày nay Bình Nhưỡng đang phải đối mặt với các thách thức khó khăn lớn hơn bao giờ hết: Hàn Quốc đã tiếp tục tiến lên phía trước về kinh tế, và Mỹ- đương nhiên là đang tiến triển mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế, trong khi Trung Quốc và Nga là những người bạn đã cứng rắn hơn nhiều so với trước. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 7.9 tuyên bố Bắc Kinh sẽ ủng hộ việc Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra thêm những biện pháp chống Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân của nước này hôm 3.9.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại thủ đô Bắc Kinh, ông Vương nói: "Do những diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc nhất trí rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần có phản ứng tiếp theo bằng việc đưa ra những biện pháp cần thiết". Ngoài ra, theo quan chức này, các biện pháp trừng phạt chỉ là một nửa giải pháp và phải được kết hợp với đối thoại và đàm phán. Trước đó, Mỹ đã đề nghị LHQ áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ sau vụ thử hạt nhân mới nhất và mạnh nhất của Bình Nhưỡng.
Mặc dù sự khăng khăng của Tổng thống Mỹ cho rằng "tất cả các lựa chọn đều nằm trên bàn", thì vẫn không có lựa chọn quân sự nào khả thi về mặt chính trị. Xét về mặt nào đó, Mỹ có thể cố gắng để phá hủy các cơ sở hạt nhân và các trang bị tên lửa cũng như tấn công vào chính quyền Kim Jong Un. Tuy nhiên, Washington có thể không biết vị trí của tất cả các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên, và những gì mà Mỹ biết có thể chỉ mới là phần nổi của tảng băng chìm. Hơn nữa, bất kỳ sự can thiệp quân sự nào từ Mỹ có thể sẽ kích hoạt một cuộc chiến tranh đúng nghĩa.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định với người đồng cấp Hàn Quốc Song Young-moo rằng bất kể mối đe dọa nào do Triều Tiên gây ra đối với các đồng minh của Mỹ sẽ vấp phải sự trả đũa quân sự "quy mô lớn, hiệu quả và áp đảo".
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Dana White cho biết: "Bộ trưởng Quốc phòng Mattis đã quả quyết rằng nước này vẫn duy trì cam kết vững chắc đối với việc phòng thủ của Hàn Quốc. Ông Mattis một lần nữa nhấn mạnh bất kể mối đe dọa nào nhằm vào Mỹ, lãnh thổ của nước này, hay đồng minh của nước này, sẽ đối mặt với sự trả đũa quân sự quy mô lớn, hiệu quả và áp đảo".
Tuy vậy, ngay cả khi chính phủ Mỹ khẳng định rằng họ không có kế hoạch gì nữa, thì Triều Tiên vẫn sẽ nghi ngờ Washington muốn thay đổi chế độ Bình Nhưỡng bằng những hành động "thù nghịch".
Và ngay cả việc Mỹ không dùng hành động quân sự với Triều Tiên thì Washington cũng tìm đủ cách để siết chặt sợ dây thòng lòng lên Triều Tiên. Có vẻ như điều này khả dĩ hơn và Mỹ cũng quyết tâm hơn. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cho biết nếu LHQ không áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên liên quan đến các vụ thử hạt nhân của nước này, ông sẵn sàng trình một sắc lệnh hành pháp trình lên Tổng thống Donald Trump để được thông qua nhằm áp đặt trừng phạt đối với bất kỳ quốc gia nào tiến hành giao thương với Bình Nhưỡng. Ông Mnuchin nêu rõ: "Tôi đã chuẩn bị sẵn một sắc lệnh hành pháp. Tôi sẵn sàng đệ trình lên Tổng thống. Nó sẽ cho phép tôi ngăn chặn các hoạt động thương mại và áp đặt các biện pháp trừng phạt với bất kỳ ai làm ăn với Triều Tiên. Tổng thống sẽ xem xét sắc lệnh này vào thời điểm thích hợp sau khi ông để cho LHQ có thời gian hành động".
Và cứ như vậy, thế giằng co giữa đôi bên vẫn tiếp tục diễn ra. Không ai đạt được mục đích chính của mình. Mỹ không buộc được Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân, Triều Tiên không ép Mỹ thừa nhận được vai trò như một cường quốc hạt nhân mà tất cả chỉ là ván cờ đẩy đi đẩy lại.
Cuộc "so găng" như thế này giữa Mỹ và Triều Tiên còn lâu mới có điểm dừng.
Theo Danviet
Những mối đe dọa lớn nhất có thể quét sạch nhân loại Cuộc khảo sát có sự tham gia của 50 người đoạt giải Nobel đã hé lộ những mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn vong của nhân loại. Thảm họa môi trường là mối lo ngại lớn nhất của các nhà khoa học. Theo Daily Mail, cuộc khảo sát do tạp chí Times Higher Education và Hội nghị những người đoạt...