Người hùng giấu mặt trong vụ tiêu diệt Osama bin Laden
Tuy không trực tiếp chiến đấu nhưng Trung đoàn Không vận Đặc nhiệm 160 đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.
Trung đoàn Không vận Đặc nhiệm 160 (SOAR) là lực lượng đặc nhiệm của Lục quân Mỹ. Họ đảm trách nhiệm vụ lái trực thăng chở các đơn vị tác chiến trên chiến trường hoặc biệt kích của lực lượng khác trong quân đội Mỹ. Môi trường làm việc của SOAR rất nguy hiểm bởi họ luôn phải luồn sâu trong lòng địch hoặc các khu vực đang xảy ra chiến sự.
Trong chiến dịch Neptune Spear (Ngọn giáo thần Biển) tiêu diệt Osama bin Laden, SOAR đảm trách nhiệm vụ điều khiển trực thăng MH-60 Black Hawk tàng hình, đưa biệt kích tiếp cận nơi ẩn náu của trùm khủng bố sâu trong lãnh thổ Pakistan. Kỹ năng bay hoàn hảo cùng những chiếc trực thăng có khả năng giảm phản hồi radar giúp họ vượt qua hệ thống phòng không của Pakistan.
Ngoài 2 chiếc Black Hawk trực tiếp tham chiến, phi công của SOAR còn lái hai chiếc trực thăng Chinook sẵn sàng ứng cứu. Chúng đảm trách nhiệm vụ tiếp liệu trên không và hỗ trợ những chiếc Black Hawk trong trường hợp xảy ra sự cố.
Khi chuẩn bị thả biệt kích, một trong hai chiếc Black Hawk gặp trục trặc và rơi nhưng không gây ra thương vong. Biệt kích trên máy bay dù bị sự cố vẫn hoàn thành nhiệm vụ đột kích vào nơi ở của trùm khủng bố và tiêu diệt y.
Video đang HOT
Ngay sau đó, phi công lái chiếc Black Hawk còn lại hạ xuống cạnh ngôi nhà thay vì thả quân trên mái công trình theo kế hoạch ban đầu. Dù đánh mất yếu tố bất ngờ nhưng kỹ năng hoàn hảo của thành viên Đội 6 Đặc nhiệm Hải quân Mỹ (SEAL 6) vẫn giúp họ kết thúc nhiệm vụ.
Khi các biệt kích đưa thi thể nghi can trở lại máy bay, phi công của SOAR tiếp tục điều khiển phi cơ lẩn tránh radar của Pakistan trước khi đáp xuống tàu sân bay USS Carl Vinson đang hoạt động ở phía bắc biển Arab. Giới chức Pakistan xác nhận không quân đã điều hai chiến đấu cơ F-16 xuất kích sau khi nhận tin báo về vụ tấn công ở Abbottabad. Tuy nhiên, hai máy bay chiến đấu không phát hiện dấu vết các trực thăng.
Không lâu sau khi Black Hawk còn lại cất cánh, một trong hai chiếc Chinook dự phòng đáp xuống khu nhà, đưa phi công và các biệt kích còn lại rời đi. Biệt kích Mỹ đặt bom phá hủy máy bay gặp nạn để ngăn công nghệ tàng hình bị lộ. Chiếc Chinook hạ cánh thành công xuống tàu sân bay USS Carl Vinson mà không bị phát hiện.
Vài giờ sau vụ đột kích, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị tiêu diệt. Sau đó, thế giới biết đến Đội 6 Biệt kích Hải quân Mỹ, đơn vụ thực hiện vụ tấn công. Một số thành viên Đội 6 đã xuất hiện trên truyền hình để kể về vụ đột kích. Tuy nhiên, không nhiều người biết tới vai trò của “Thợ săn đêm” trong chiến dịch. Danh tính các phi công chưa bao giờ được công bố.
Ngoài chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden, SOAR tham gia hàng loạt chiến dịch khác kể từ khi được thành lập ngày 16/10/1981. Trung đoàn này ra đời sau thất bại của Mỹ trong chiến dịch giải cứu con tin ở Tehran, Iran, năm 1980.
Thiết bị phổ dụng nhất của đơn vị là Trực thăng vận tải MH-47G Chinook, trực thăng hạng nhẹ AH/MH-6M Little Bird, trực thăng đa nhiệm MH-60K Black Hawk và MH-60L Black Hawk. Chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố là lần đầu tiên thế giới biết tới trực thăng Black Hawk tàng hình mà SOAR điều khiển. Tới thời điểm hiện tại, thông tin chi tiết của mẫu trực thăng này vẫn là ẩn số.
Theo_Kiến Thức
Biệt kích Pháp giải cứu con tin khỏi tay al-Qaeda
Lực lượng biệt kích Pháp hôm 6.4 đã giải thoát một con tin người Hà Lan khỏi tay al-Qaeda ở Mali sau hơn 3 năm bị cầm giữ, theo Reuters.
Binh sĩ Pháp giúp đưa ông Rijke (giữa) tới nơi an toàn - Ảnh: AFP
Con tin là ông Sjaak Rijke, một người lái tàu bị bắt cóc từ tháng 11.2011 cùng với 2 con tin khác. Vợ ông lúc đó đã may mắn thoát được.
Chiến dịch giải cứu diễn ra lúc rạng sáng. Lính biệt kích Pháp đã tiêu diệt 2 tay súng và bắt 2 người khác trong chiến dịch kể trên, theo thông tin từ Barkhane - lực lượng Pháp đóng tại khu vực.
Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Bert Koenders cho biết sức khỏe ông Rijke trong tình trạng ổn định. Ông đã được đưa an toàn tới một căn cứ tạm ở Tessalit, miền đông bắc Mali, trong khi chờ trở về đoàn tụ với gia đình. Tại Woerden (Hà Lan), quê hương ông Rijke, nhiều người treo cờ chia vui với gia đình ông.
Sức khỏe ông Sjaak Rijke đang ổn định - Ảnh: AFP
Được biết nhóm bắt cóc Rijke là AQIM, chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda tại quốc gia Tây Phi Mali. Hồi tháng 11.2014, nhóm này đã tung một đoạn video ghi hình Rijke cùng với Serge Lazarevic, một công dân Pháp cũng bị bắt cóc.
Lazarevic đã bị giam cầm ở khu vực Sahara trong suốt 3 năm, sau đó được trả tự do hồi tháng 12 năm ngoái để đổi lấy 4 phiến quân Hồi giáo có dính líu tới al-Qaeda ở bắc Phi.
Được biết Pháp bắt đầu can thiệp quân sự để chống lại các tổ chức phiến quân có dính líu tới al-Qaeda ở Mali, một thuộc địa cũ của Pháp từ tháng 1.2013. Lực lượng Barkhane đã được thành lập, gồm 3.000 binh sĩ để truy bắt các phần tử này dọc theo sa mạc Sahara, vắt qua 5 quốc gia cả thảy, từ CH Chad đến Mauritania.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
5 lực lượng đặc nhiệm Mỹ khiến khủng bố khiếp sợ Đặc nhiệm Mỹ kết hợp với phi đội không vận hùng hậu và thông tin tình báo chính xác đã giáng đòn mạnh cho các lực lượng khủng bố. Đặc nhiệm SEAL 6 trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden năm 2011. Ảnh minh họa: NY Daily News Đặc nhiệm SEAL đội 6 Đội phát triển chiến tranh đặc...