Người học muốn có học bổng hoặc được trả lương khi học thạc sĩ
Với sự đa dạng của các chương trình thạc sĩ hiện nay, người học không quá khó để lựa chọn chương trình học phù hợp. Vậy, người học thực sự mong muốn học chương trình thạc sĩ ra sao?
Lễ khai giảng và trao bằng chương trình thạc sĩ, tiến sĩ của một trường ĐH – Đào Ngọc Thạch
Câu hỏi này được bạn trẻ trả lời theo nhiều cách khác nhau. Một người vừa tốt nghiệp ĐH như Vũ Thị Hải Yến (cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) thì kinh phí để học tập là vấn đề đáng quan tâm. Hải Yến cho biết việc theo học chương trình thạc sĩ ở nước ngoài hay ngay cả một số chương trình liên kết với nước ngoài hoặc giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh ở trong nước thì học phí khá cao.
“Mình mong muốn các trường trong nước có những chính sách cấp học bổng hoặc trả lương cho học viên cao học để tạo điều kiện cho những sinh viên mới tốt nghiệp ĐH có thể theo học mà không bị áp lực bởi vấn đề học phí”, Hải Yến bày tỏ.
Chương trình phù hợp cho người đi làm
Lê Nguyễn Trà My (cựu sinh viên Trường ĐH Văn Lang), mong muốn có chương trình học cao học được thiết kế theo định hướng ứng dụng. Cụ thể, chương trình và giáo trình cung cấp cho học viên cái nhìn đa chiều thay vì theo khuôn khổ lý thuyết suông. Bài tập thực tế theo định hướng ứng dụng cũng chính là thước đo chính xác nhất để biết đầu ra có chất lượng hay không.
Với chương trình học theo hướng ứng dụng này, theo Trà My, tiêu chí để người vừa đi làm vừa đi học chọn lựa là khung giờ học không ảnh hưởng đến công việc. Hiện nay một số trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ dạy trong giờ hành chính, làm cho người học dù rất muốn nhưng không thể sắp xếp được công việc và thời gian để theo học. Vì vậy, lựa chọn với những người này là đành chọn trường khác.
“Khác với chương trình thạc sĩ định hướng nghiên cứu thì chương trình ứng dụng nghề nghiệp nên có đầu vào vừa phải. Tất nhiên, quá trình đào tạo và đầu ra cần siết chặt để bằng thạc sĩ dù theo hướng ứng dụng vẫn đảm bảo có trình độ chuyên môn và ứng dụng cao hơn trình độ trước đó của người học”, Trà My mong muốn.
Video đang HOT
Người học nên có mục đích học tập rõ ràng
Phan Hồng Diễm Linh (cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM), cho biết học tập trung toàn thời gian để thực sự tập trung cho nghiên cứu và lĩnh hội sâu kiến thức là mong muốn ở chương trình thạc sĩ.
“Sau một ngày dài đi làm mệt phờ, nếu phải đi học thêm nữa sẽ học không nỗi hoặc có lên lớp cũng không thể tập trung chứ chưa nói đến việc nghiên cứu”, Linh chia sẻ.
Về việc học cao học, Diễm Linh quan niệm: “Bằng thạc sĩ có thể là ‘tấm vé thông hành’ để lên một vị trí công việc nào đó đối với một số đơn vị, nhưng quan trọng là chương trình ấy sẽ mang lại giá trị thực tiễn gì để những người học thực sự có những đóng góp vượt bậc hơn trong công việc đối với những người ở cấp bậc chuyên môn thấp hơn”.
“Mình không phủ nhận việc học cao học sẽ giúp ích cho người học ở nhiều phương diện, tuy nhiên người học nên quyết định tùy yêu cầu công việc cụ thể. Thật sự với công việc hiện nay mình không nghĩ đến việc học tiếp cao học, thậm chí cả ĐH. Vì học cần thêm thời gian, công sức và tiền bạc nhưng đơn vị mình công tác không cần, họ cần tính ứng dụng hơn”, Diễm Linh nhấn mạnh.
Theo Thanh niên
ĐH Western Sydney trao học bổng tiền tỉ cho tài năng trẻ ASEAN
Vừa qua, ĐH Western Sydney (Úc) đã trao tặng học bổng BBUS Talent bậc cử nhân và MBA Talent bậc thạc sĩ cho các ứng viên tiềm năng ASEAN với tổng giá trị hơn 16 tỷ đồng.
Đây là một trong nhiều hoạt động nằm trong chiến lược lâu dài xây dựng Việt Nam thành điểm đến giáo dục của trường tại Đông Nam Á (ASEAN Hub), với cơ sở đào tạo đặt tại Viện ISB (ĐH Kinh tế TP.HCM).
MBA Talent cho các tài năng Cao học
Những ứng viên giành học bổng MBA Talent 2019 tại lễ trao học bổng trung tuần tháng 8/2019 - Ảnh: Viết Dũng
Hằng năm, MBA Talent thu hút hàng ngàn thí sinh, là nhân lực chất lượng cao ở các công ty đa quốc gia tại Việt Nam tranh tài. Tiếp nối thành công 4 năm qua, MBA Talent 2019 có giá trị học bổng toàn phần lên đến 14.400 USD, là cơ hội cho người trẻ tài năng có thể nâng cao kiến thức và trải nghiệm trong môi trường quốc tế của ĐH Western Sydney.
3 vòng thi của MBAtelent là 3 chướng ngại cam go với các ứng viên, không chỉ là việc kiểm chứng kiến thức, khả năng xử lý vấn đề, kinh nghiệm từ thực tiễn sống, mà còn là năng lực Anh ngữ.
Những nhà tổ chức đã tìm ra 30 ứng viên tài năng đến từ các công ty đa quốc gia cùng với 3 thí sinh tự do khác giành được học bổng của chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), ĐH Western Sydney.
"Cho đến giờ, tôi vẫn thấy mình rất may mắn khi quyết định sang Việt Nam và trúng tuyển vào chương trình MBA Talent 2018. Đó là một khoảng thời gian tuyệt vời với tôi, không chỉ được làm, được học mà còn mở rộng tối đa mối quan hệ. Tôi còn nhớ rất rõ các chuyến đi Vũng Tàu, Đà Lạt của tôi và nhóm bạn tài năng của mình. Bạn chắc chắn sẽ học được rất nhiều từ những người bạn cùng tham gia MBA Talent" - ThS Yeoh Li-sheng (Úc) - chuyên viên dự án tại CapitaLand Việt Nam, theo học MBA Talent 2018 - chia sẻ.
BBUS Talent: Tìm hạt giống tốt ở ASEAN
Năm 2019, thông qua Viện ISB, ĐH Western Sydney lần đầu tổ chức tuyển chọn sinh viên vào học chương trình BBUS Talent (cử nhân kinh doanh tài năng) nhằm tìm kiếm và trao học bổng cho các bạn trẻ tài năng có mong muốn được trải nghiệm nền giáo dục đẳng cấp quốc tế.
BBUS Talent 2019 đã tiếp cận đến 741 trường phổ thông tại 20 tỉnh thành, trong đó có 804 (trong tổng số 175.000 học sinh lớp 12) thỏa điều kiện tham gia cuộc thi năng lực.
Đặc biệt, có hai ứng viên Myanmar cũng đã giành được học bổng BBUS Talent 2019 và sẽ tham gia học tập tại Viện ISB. Đây là khởi điểm cho việc mở rộng cánh cửa tìm kiếm nhân tài trong vùng Đông Nam Á chứ không chỉ dừng lại ở Việt Nam của ĐH Western Sydney.
Lãnh đạo trường ĐH Western Sydney cùng hai ứng viên BBUS Talent người Myanmar tại lễ trao học bổng - Ảnh Trí Toàn
"Thật vinh hạnh cho chúng tôi khi có thể giảng dạy các bạn - những tân học viên có trình độ quốc tế. Ngược lại, các bạn cũng sẽ có cơ hội học tập những kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong một chương trình giảng dạy hàng đầu thế giới của Trường ĐH Western Sydney." - GS Barney Glover, Hiệu trưởng ĐH Western Sydney chia sẻ.
PGS.TS Trần Hà Minh Quân - Viện trưởng Viện ISB cho biết, các ứng viên được nhận học bổng là những người tài năng cả về kĩ năng lẫn trình độ tiếng Anh. Họ là những người thể hiện được năng lực vượt trội và hứa hẹn sẽ có thể trở thành nguồn nhân lực trình độ quốc tế trong tương lai khi được đào tạo theo chương trình của ĐH Western Sydney.
"Cần biết rằng, chương trình trong nhà trường không thể dạy hết tất cả các kiến thức cần thiết, do đó cần chú trọng nâng cao năng lực với những kĩ năng vững chắc có thể thích nghi với mọi sự đổi thay của cuộc sống" - PGS.TS Trần Hà Minh Quân nói.
PGS Linda Taylor - phó hiệu trưởng Trường ĐH Western Sydney phát biểu tại lễ trao học bổng: "Chúng tôi trân trọng sự chăm chỉ, tài năng cùng nhiệt huyết của những ứng viên trúng tuyển, không chỉ ở Việt Nam. 2 tân sinh viên Myanmar cũng chính là minh chứng cho sức lan tỏa và khả năng phát triển của học bổng trong những năm tiếp theo".
Từ 2010, ĐH Western Sydney (WSU) và Viện ISB đã ký kết hợp tác chia sẻ nguồn lực và chuyên môn nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người học; tích cực hỗ trợ các hoạt động trao đổi giảng viên; hợp tác nghiên cứu và tham quan học tập giữa sinh viên hai bên. Tìm hiểu thêm tại https://isb.edu.vn/
Đặc biệt MBA Venture 2019 là chương trình hợp tác đào tạo giữa Viện ISB và WSU, khoá học Thạc sĩ 18 tháng này với cách tiếp cận sáng tạo, tập trung định hướng vào giải quyết vấn đề giúp học viên phương pháp và kỹ năng đối diện thách thức để tự tin giải quyết vấn đề... Tìm hiểu thêm tại https://isb.edu.vn/thac-si-kinh-doanh-mba-venture/
Thanh Tâm
Theo vietnamnet
Đừng để thạc sĩ là đại học +2 Theo PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, trong bối cảnh mà người học đang có nhiều lựa chọn học cao học và xu hướng chọn trường dễ thì bản thân các trường cần phải giữ uy tín của chính mình. Trong bối cảnh mà người học đang có nhiều lựa chọn học cao học thì bản thân...