Người hay xem Facebook, YouTube dễ tin vào thuyết âm mưu Covid-19
Theo nghiên cứu mới của Anh, người dùng các mạng xã hội như Facebook, YouTube tìm kiếm thông tin về Covid-19 có xu hướng tin tưởng các thuyết âm mưu về dịch bệnh này.
Nghiên cứu do công ty phân tích Ipsos Mori thuộc Đại học Hoàng đế Luân Đôn (Anh) thực hiện và công bố, cung cấp cái nhìn sâu hơn vào nguồn gốc và sự lây lan của các thuyết âm mưu Covid-19. Chẳng hạn, 30% người Anh được khảo sát cuối tháng 5/2020 nghĩ rằng virus corona khả năng được tạo ra trong phòng thí nghiệm, tăng từ 25% đầu tháng 4/2020. Trong đó 8% tin rằng các triệu chứng Covid-19 có liên quan với 5G. Tỉ lệ nhỏ hơn (7%) tin không có bằng chứng xác thực rằng virus corona tồn tại. Những giả thuyết này đều đã bị giới khoa học bác bỏ.
Theo báo cáo, 60% những người tin Covid-19 liên quan tới 5G lấy thông tin từ YouTube, 56% những người tin không có bằng chứng Covid-19 tồn tại sử dụng Facebook để đọc thông tin.
Video đang HOT
Thuyết âm mưu xoay quanh 5G đặc biệt đã dẫn tới hậu quả ngoài đời. Các vụ phá hoại tháp di động xảy ra tại châu Âu, trong khi kỹ sư viễn thông bị quấy rối trên đường phố vì những người tin rằng 5G phần nào gây ra căn bệnh. Nhà chức trách phải kêu gọi các mạng xã hội nỗ lực hơn trong công cuộc chống tin giả Covid-19.
Một trong các thuyết âm mưu phổ biến nhất là 5G làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, khiến họ dễ nhiễm bệnh. Lo lắng về sức khỏe liên quan tới công nghệ di động không phải quan điểm mới và đã bị các nhà khoa học phản bác.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Psychological Medicine cho thấy có liên hệ mạnh mẽ giữa sử dụng mạng xã hội và niềm tin sai lầm về Covid-19. Các phát hiện dựa trên 3 khảo sát độc lập thực hiện qua mạng từ ngày 20/5 đến 22/5 với sự tham gia của 2.254 công dân Anh từ 16 đến 75 tuổi.
Không chỉ có vậy, người dùng mạng xã hội để tìm thông tin virus còn có xu hướng vi phạm quy định phong tỏa nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết 58% người có triệu chứng Covid-19 ra ngoài nơi ở sử dụng YouTube làm nguồn thông tin chính, cao hơn nhiều so với người không xem YouTube (16%). 37% có bạn bè, gia đình đến thăm dẫn Facebook là nguồn tin chính.
Giảng viên Daniel Allington của Đại học Hoàng đế Luân Đôn nhận xét đây không phải điều lạ vì nhiều thông tin trên mạng xã hội gây nhầm lẫn hoặc sai hoàn toàn. Hiện tại, khi các quy định cách ly đã được nới lỏng, mọi người sẽ tự quyết định điều gì là an toàn hay không, đồng nghĩa với việc tiếp cận thông tin chất lượng về Covid-19 quan trọng hơn bao giờ hết.
Facebook và YouTube đều nói đã xóa một số loại thông tin sai sự thật về Covid-19 như biện pháp điều trị giả mạo hay liên quan tới 5G. Hai công ty cũng làm việc với các cơ quan y tế để hiển thị thông tin được kiểm chứng về dịch bệnh.
Dolby On hỗ trợ phát trực tiếp trên Android
Sau khi công bố ứng dụng Dolby On cho Android và bổ sung tích hợp Twitch cho ứng dụng trên iOS của mình cách đây vài tháng, Dolby đã mang khả năng phát trực tiếp đến với Dolby On trên Android.
Dolby On giúp trải nghiệm phát trực tiếp trên Android thêm hấp dẫn hơn
Theo Neowin, có hai cách người dùng có thể sử dụng tính năng phát trực tiếp mới trên Dolby On dành cho Android. Đầu tiên là thông qua tính năng tích hợp Twitch riêng, và thứ hai là thông qua RTMP (giao thức nhắn tin thời gian thực). Đối với lựa chọn thứ hai, người dùng chỉ cần chọn "paste your own URL" và sau đó có thể sử dụng nó để kết nối với YouTube, Facebook, Vimeo...
Toàn bộ ý tưởng đằng sau Dolby On là cho phép người dùng ghi hoặc phát video với chất lượng âm thanh tốt nhất có thể. Theo Dolby, giá trị của chất lượng máy ảnh đóng vai trò quyết định đến độ rõ của nội dung phát trực tiếp, nhưng chất lượng âm thanh thường được chỉnh sửa hậu kỳ giúp tạo ra âm thanh tốt hơn.
Với Dolby On, nó tự động điều chỉnh những thứ như giảm nhiễu bằng cách kiểm tra âm thanh trong đếm ngược trước khi video bắt đầu ghi hoặc phát trực tiếp. Đây là ứng dụng miễn phí dành cho Android và người dùng có thể tải bản cập nhật tính năng mới thông qua Google Play Store.
Cách ngăn Instagram theo dõi bạn Đây là một số cách giúp người dùng hạn chế những thông tin mà Instagram có thể thu thập. Instagram là "con gà đẻ trứng vàng" của Facebook. Tuy không công bố cụ thể, một số nguồn tin cho biết doanh thu quảng cáo của Instagram trong năm 2019 lên đến 20 tỷ USD, tương đương 1/4 doanh thu cả năm của Facebook....