Người hai lần chiến thắng ung thư: ‘Vượt qua nỗi sợ’
Denise Tam, 36 tuổi, cố gắng kiểm soát nỗi sợ khi phát hiện ung thư hạch bạch huyết, suy nghĩ tích cực để hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Năm 2009, Tam được chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết giai đoạn bốn. Một loại ung thư bắt đầu từ các tế bào chống lại sự nhiễm trùng của hệ miễn dịch có tên là lympho. Những tế bào này nằm trong các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương và các bộ phận của cơ thể. Lúc này cô đang là một nhà báo tại Bắc Kinh. Khi bị bệnh, cô quay về Hong Kong, ở cạnh gia đình trong suốt quá trình điều trị.
Cô thừa nhận mình đã không lắng nghe cơ thể. Tam cho biết năm 26 tuổi đã không đi khám khi phát hiện một vài hạch bạch huyết sưng lên và tăng cân đột ngột. Cô cũng coi thường các triệu chứng lành tính, chẳng hạn như táo bón.
“Ai có thể nghĩ rằng các vấn đề về đường ruột là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư hạch bạch huyết”, Tam nói.
Tam (áo đỏ) được chị gái an ủi tại một bệnh viện ở Hong Kong tháng 2/2010, trong thời gian điều trị ung thư. Ảnh: Denise Tam
Cô bắt tay thực hiện nhiều nghiên cứu về sức khỏe, dinh dưỡng để có thể khỏe mạnh hơn. Cô học cách chọn thực phẩm có lợi.
“Tôi nhận thức được rằng protein động vật có khả năng nuôi lớn một số tế bào ung thư”, Tam chia sẻ.
Do đó, cô quyết định ăn chay trong suốt quá trình hóa trị và tuyệt đối không ăn thịt, thực phẩm được cho là có thể gây viêm trong cơ thể.
Sau khi thoát khỏi lần ung thư đầu tiên, cô trở lại với chế độ ăn có thịt. Năm 2012, cô tái phát ung thư. Lần này, các bác sĩ nghĩ rằng cô sẽ chết. Họ nói với mẹ cô rằng “không chắc Tam sẽ sống sót”.
Nhưng rồi, Tam đã vượt qua, bằng các đợt hóa trị tích cực, chế độ ăn chay và kiểm soát nỗi sợ hãi của chính mình.
Denise Tam luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực trong quá trình điều trị ung thư. Ảnh: Denise Tam
Video đang HOT
Chuyên gia dinh dưỡng người Trung Quốc gốc Canada cho biết: “Nỗi sợ hãi, có thể ức chế hệ thống miễn dịch, làm tăng nồng độ cortisol. Nếu hormone này liên tục tăng cao sẽ gây ra tình trạng viêm trong cơ thể và làm suy giảm hệ thống miễn dịch của chúng ta”.
Nghiên cứu của Đại học Pennsylvania năm 2016 đăng trên tạp chí Health Psychology đã chỉ ra hậu quả của những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch của con người.
Nghiên cứu xem xét trên 872 người trưởng thành bị stress hàng ngày và phản ứng viêm của họ trong vòng 8 ngày. Những người tham gia đã báo cáo những cảm xúc tiêu cực và tích cực của họ cũng như những yếu tố gây căng thẳng hàng ngày. Các mẫu máu đã được lấy và kiểm tra tình trạng viêm. Kết quả cho thấy những người cảm xúc tiêu cực và căng thẳng có mức độ viêm cao hơn đáng kể.
Hiện tại, Tam không còn ung thư. Cô thức dậy sớm để có nhiều thời gian chuẩn bị mọi thứ hơn, không giống như trước đây cô luôn trong tình trạng vội vã căng thẳng.
“Tôi nhận ra rằng căng thẳng ảnh hưởng đến đường ruột như thế nào, đó cũng chính là lý do tại sao chúng không thể thư giãn và giải phóng”, cô nói.
Denise Tam ăn nhiều thực vật và giữ tinh thần thoải mái để tăng cường hệ miễn dịch. Ảnh: Jonathan Wong.
Cô cầu nguyện với những lời biết ơn vào buổi sáng, lên kế hoạch các công việc trong ngày, viết ra những cảm xúc của mình. “Điều này giúp tôi làm việc với cảm xúc và tất cả tâm trí. Hiểu chúng, kiểm soát được chúng và không cho chúng kiểm soát tôi”, cô giải thích.
Cô tập Pilates ba lần một tuần, nhằm cải thiện tính linh hoạt, xây dựng sức mạnh cơ bắp, tăng sức bền của cơ thể.
Hiện nay, chế độ ăn uống của cô tập trung chủ yếu vào các loại thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật. Nhưng khi bị thiếu hụt năng lượng, cô ăn hải sản hoặc thịt bò hữu cơ. Để tăng cường hệ miễn dịch, cô ăn nghệ, gừng hoặc tỏi để tận dụng các đặc tính chống virus và chống viêm của chúng. Ví dụ bữa sáng cô thường ăn bánh mì nướng dầu dừa với tỏi sống.
Tam chia sẻ: “Sức khỏe nói chung là một hệ thống toàn diện bao gồm cơ thể, tâm trí và tinh thần làm việc cùng nhau. Nếu một thứ mất cân bằng, những thức khác cũng vậy”.
Thay đổi tâm sinh lý ở người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, những thay đổi về tâm sinh lý sẽ khiến người cao tuổi thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Người cao tuổi yếu đi, chậm hơn sẽ gây ra một vài ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Biểu hiện biến đổi sinh lý ở người cao tuổi
Phản xạ chậm:
Khi lớn tuổi, khả năng và phản xạ của người cao tuổi ngày càng kém đi, việc giao tiếp cũng chậm hơn và lắng nghe hay tiếp thu thông tin đều chậm.
Khả năng phản xạ chậm sẽ được thể hiện qua việc đi lại chậm, mất nhiều thời gian để di chuyển thậm chí phản ứng, nói chuyện và ăn uống hàng ngày.
Để khiến người cao tuổi không bị áp lực vì những thay đổi này cần tạo sự thoải mái, sẵn sàng thông cảm và nhẹ nhàng, kiên nhẫn đối với quá trình chăm sóc người cao tuổi.
Trí nhớ giảm sút:
Tình trạng hay quên thậm chí còn diễn ra đối với người trẻ tuổi, tuy nhiên tình trạng này sẽ xảy ra nặng và nghiêm trọng hơn khi tuổi tác cao. Suy giảm trí nhớ, hay quên do sự tổn thương của hệ thần kinh trung ương. Điều này khiến trí nhớ của người cao tuổi bị giảm sút.
Dễ mắc bệnh:
Người cao tuổi dễ mắc bệnh - Ảnh Internet
Sức đề kháng của người cao tuổi hay hệ miễn dịch không còn được tốt như người trẻ tuổi nên những người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh người cao tuổi như cảm cúm, viêm phổi, thay đổi thời tiết.
Ngoài ra, bệnh viêm phổi ở người cao tuổi còn có thể gây ra các bệnh lý tim mạch, nguy hiểm cho đối tượng này. Chưa kể đến khả năng phục hồi bệnh cũng chậm hơn so với người trẻ, khỏe.
Vì vậy khi chăm sóc người cao tuổi không được chủ quan, chỉ cần xuất hiện biểu hiện lạ thì cần đưa người thân đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận điều trị kịp thời.
Giữ thăng bằng yếu:
Thực tế người cao tuổi chân sẽ yếu đi, lúc này cơ thể khó có thể giữ được thăng bằng tốt. Do vậy khi di chuyển, đi lại những người cao tuổi cần đi chậm, cẩn thận để tránh bị té ngã khi lên xuống cầu thang.
Ngoài ra, xương của người cao tuổi không còn chắc khỏe, nếu bị ngã rất dễ khiến người cao tuổi bị gãy xương.
2. Thay đổi tâm sinh lý, trở nên khó tính
Những thay đổi tâm sinh lý đối với người cao tuổi không phải tất cả. Người cao tuổi còn gặp phải các thay đổi về mặt tâm lý. Tuổi cao, con người không cần cố gắng vì công danh sự nghiệp mà chuyển mình đến giai đoạn hưởng thụ, nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình, con cháu.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có sự hòa hợp, chưa kể đến khoảng cách thế hệ khác nhau gây ra những thay đổi khiến người già cảm thấy cô đơn, buồn bực và tâm lý cảm thấy bản thân không còn giúp ích được cho con cháu, cống hiến cho xã hội.
Người cao tuổi trở nên khó tính hơn - Ảnh Internet
Từ tâm lý này người cao tuổi dễ suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy thất vọng về bản thân về sự chậm chạp, sức khỏe yếu và trí óc không còn minh mẫn của mình. Điều này khiến người cao tuổi khó tính hơn.
3. Thay đổi người cao tuổi về tâm sinh lý
Muốn người cao tuổi có thể thay đổi về suy nghĩ tích cực, sống vui vẻ, thoải mái thì cần phải hiểu được tâm ý mà người cao tuổi cần.
- Không để người cao tuổi trong nhà bị cô đơn: Khác biệt tuổi tác, chênh lệch thời gian rảnh rỗi nhưng vẫn nên dành thời gian để quan tâm người cao tuổi trong gia đình.
- Tránh để người cao tuổi cảm thấy bị tủi thân khi mình chậm chạp, nói chuyện cần kiên nhẫn, giảng giải tỉ mỉ để người cao tuổi hiểu và tiếp thu cái mới, văn hóa hiện đại.
Mỗi thời điểm con người sẽ có sự thay đổi về tâm sinh lý khác nhau. Điều này bất cứ ai cũng phải trải qua. Do đó, muốn người cao tuổi sống khỏe mạnh, vui vẻ hãy dành thời gian, quan tâm, chăm sóc họ. Chỉ khi đó người lớn tuổi trong gia đình mới cảm thấy rằng mình đang sống vui vẻ bên cạnh con cháu, hòa thuận là niềm vui lớn nhất khi về tuổi "xế chiều".
Điểm khác lạ trong khi ngủ cảnh báo bệnh ung thư Bạn đã bao giờ tỉnh dậy giữa đêm mà mồ hôi đầm đìa dù phòng mát mẻ? Đó là dấu hiệu ban đầu của một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất. Ung thư máu bắt nguồn từ đột biến ADN trong các tế bào máu. Căn bệnh có một số loại khác nhau, trong đó có ung thư hạch bạch huyết...