Người Hà Nội đã được ăn vải thiều Bắc Giang chính hiệu
“Từ đây lên Lục Ngạn rất gần mà người Hà Nội không được ăn vải chính gốc thì thật thiệt thòi”.
Sáng nay (24/6), tại sân trước Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) đã chính thức diễn ra “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang”
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã vào chính vụ. Với sản lượng ước đạt trên 130.000 tấn, tỉnh Bắc Giang đang tích cực triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, tạo chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ rộng khắp.
Theo đó, “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang” được tổ chức tại Hà Nội trong 7 ngày, từ 24-30/6. Qua chương trình, người dân Thủ đô có cơ hội tiếp cận với sản phẩm vải thiều Lục Ngạn chính hiệu.
Có mặt tại sân trước Siêu thị Big C Thăng Long (Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) để mua vải thiều chính gốc, ông Lê Như Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết ông rất chú trọng đến nguồn gốc của quả vải. Cũng theo ông Hưng, vải Lục Ngạn nếu chín đúng vụ nó rất đỏ và không bị sâu đầu, cùi vải trong và mọng, ăn ngọt và thanh.
“Từ đây lên Lục Ngạn rất gần mà người Hà Nội không được ăn vải chính gốc thì thật thiệt thòi. Tôi hy vọng những năm tới, vải Lục Ngạn về xuôi nhiều hơn, chất lượng cao hơn và giá cả hạ hơn một chút”, ông Hưng nói.
Sản phẩm vải thiều được bán tại đây cũng như các điểm khác ở Hà Nội là vải thiều chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đóng gói trong túi lưới, có tem mác có thể truy xuất được nguồn gốc.
Tuần lễ vải thiều tại Hà Nội tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp đầu mối, thương nhân kinh doanh các mặt hàng hoa quả gặp gỡ giao lưu, tìm kiếm đối tác.
Chương trình cũng thúc đẩy thương hiệu vải thiều tại thị trường nội địa. Năm nay, người dân Hà Nội đã chính thức được mua vải thiều chất lượng cao mà không lo mua phải vải trôi nổi trên thị trường.
Video đang HOT
Những quả vải thiều chín đỏ được bó thành từng chùm, mỗi chùm khoảng 3kg. Có hai loại vải với mức giá lần lượt là 35.000 đồng/kg và 45.000 đồng/kg.
Chưa đến giờ khai mạc chương trình nhưng nhiều người ở Hà Nội đã tìm đến mua vải thiều. Có người mua cả thùng vải.
Để quảng bá sản phẩm, Ban tổ chức đã bố trí các cô gái trong trang phục áo bà ba đứng bán hàng, tạo cảm giác thân thiện. Hệ thống cân điện tử hiện đại được đặt tại các gian hàng.
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) rất nổi tiếng, ăn có vị ngọt thanh, cùi dày.
Sản lượng vải của quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP với 15 vùng được cấp mã số của riêng huyện Lục Ngạn ước đạt trên 1.000 tấn, phục vụ cho việc xuất khẩu sang các thị trường mới, có yêu cầu cao như Mỹ, Úc, EU.
Theo đại diện BTC cho biết, hướng chính là tiêu thụ ở thị trường trong nước với khoảng 60% (chủ yếu là các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế), còn xuất khẩu 40%, trong đó, ngoài thị trường truyền thống lớn là Trung Quốc còn xuất sang một số thị trường mới như ASEAN, Mỹ, Úc, châu Âu.
Người dân được ăn thử vải thiều để đánh giá chất lượng của vải.
Niềm vui của người dân Thủ đô khi được mua vải thiều Lục Ngạn chính hiệu.
Theo Danviet
Quốc lộ 31 tắc nghẽn vì thương lái mua trái vải
Quốc lộ 31, trục đường chính xuyên vựa vải Lục Ngạn (Bắc Giang) những ngày gần đây thường bị tắc dài cả cây số vì số phương tiện vận vải quá đông.
Với sản lượng ước đạt trên 130.000 tấn, mùa vải thiều năm nay tại Bắc Giang giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Thế nhưng, lượng phương tiện vận chuyển trái vải đi các tỉnh đã vượt quá khả năng của quốc lộ 31. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Tình trạng ùn tắc kéo dài diễn ra tại nhiều điểm tập trung thu mua của huyện Lục Ngạn như thị trấn Chũ, ngã ba Kép... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Nguyên nhân ùn ứ do nhiều đại lý tổ chức thu mua trái vải tập thể, các xe tải liên tục vào ra dẫn đến ách tắc vào chiều 20/6. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Giá vải thiều ở Lục Ngạn năm nay dao động 15 - 20 ngàn đồng/kg. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Xe tải, container từ khắp các tỉnh đổ về đây thu mua trái vải, trong đó đa phần từ phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam... Một lượng lớn vải được xuất đi Trung Quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Thương nhân Trung Quốc đến mùa vải thiều đã trực tiếp có mặt ở đây để thu mua. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Có trường hợp, lợi dụng tình trạng ùn tắc, nhiều thương nhân đã ép giá trái vải xuống mức thấp nhất. Thậm chí có ngày chỉ còn 7.000-8.000 đồng/kg. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Cô Nguyễn Thị Tình, một nông dân trồng vải thiều cho biết thương lái có nhiều &'chiêu trò' để ép giá trái vải, một trong số đó chính là điều những xe trọng tải lớn để gây tắc đường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Giờ cao điểm, ngay cả xe máy cũng phải đứng chôn chân hàng giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Một xe máy chở mỗi lần gần 2 tạ vải thiều thế nên tình trạng đổ, dập nát vải xảy ra thường xuyên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Các bạn sinh viên tình nguyện hỗ trợ sắp xếp lại cho người nông dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Người thanh niên này dù đã bán được hàng nhưng phải lắc đầu ngao ngán vì không thể lách khỏi đây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Theo Minh Sơn (Vietnam )
Theo_Người lao động
Đưa vải thiều xuất Mỹ, Australia: Doanh nghiệp lo chi phí Vụ vải thiều 2016 tại Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) chỉ còn vài ngày nữa sẽ bắt đầu. Trong khi nông dân trồng vải đang háo hức vì lượng xuất khẩu đi Mỹ, Australia được dự báo tăng mạnh trong năm nay thì các doanh nghiệp xuất khẩu lại đang gặp khó. Chi phí để vải thiều vào đường thị...