Người gửi rút tiền ồ ạt, các ngân hàng Myanmar bên bờ vực sụp đổ
Người gửi tiền lo lắng đổ xô rút tiền đã khiến các ngân hàng tư nhân vốn thiếu tiền mặt từ trước cuộc chính biến ở Myanmar, bị đẩy đến bên bờ vực khủng hoảng.
Người Malaysia tìm mọi cách rút tiền gửi sau cuộc đảo chính đầu tháng 2, đẩy hệ thống ngân hàng vào khó khăn. Ảnh: AFP
Theo trang Asia Times, các ngân hàng tư nhân của Myanmar đang lâm vào tình trạng căng thẳng khi người gửi đổ xô rút tiền do lo ngại bất ổn chính trị cũng như nguy cơ rủi ro với nền tài chính và tình trạng thiếu hụt đồng nội tệ kyat.
Những dòng người xếp hàng dài trước các máy ATM là cảnh tượng diễn ra hàng ngày ở thủ đô thương mại Yangon, khiến các ngân hàng phải phát token hạn chế khoảng 25 người rút tiền mỗi ngày. Người dân thì phải xếp hàng từ 4 giờ sáng để được rút tiền.
Khi các ngân hàng áp đặt hạn chế và phí mới để ngăn việc rút tiền ồ ạt, nhiều người dân ở Myanmar đã lo ngại bất ổn chính trị có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế địa phương suy thoái và các nước phương Tây áp đặt trừng phạt mới đối với các nhà lãnh đạo quân đội nước này.
Trên thực tế, cuộc chạy đua rút tiền khỏi ngân hàng đã bắt đầu ngay sau cuộc chính biến vào ngày 1/2 năm nay. Một phong trào phản đối chính quyền quân sự có tên CDM đã kêu gọi nhân viên ngân hàng đình công để phản đối. Trong những tuần sau đó, một cuộc phản đối của các chủ ngân hàng đã làm gián đoạn các hoạt động bình thường, thanh toán quốc tế và các dịch vụ tài chính khác.
Người gửi tiền Myanmar xếp hàng dài để rút tiền tại máy ATM của Ngân hàng CB ở Yangon. Ảnh: Facebook
Hạn chế rút tiền
Trước tình hình đó, trong một lá thư rò rỉ trên mạng vào ngày 5/3, Ngân hàng Trung ương Myanmar (CBM) viết rằng các ngân hàng từ chối mở cửa sẽ bị buộc phải chuyển một phần các tài khoản của họ cho quân đội và các thể chế nhà nước.
Bức thư được công bố hai ngày sau khi lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing, gặp gỡ các quan chức CBM. Các phương tiện truyền thông nhà nước do quân đội kiểm soát cũng cảnh báo các ngân hàng bất hợp tác sẽ đối mặt “các hành động pháp lý”.
Video đang HOT
Trong lá thư trên, CBM tuyên bố các ngân hàng không mở lại ít nhất 50% chi nhánh vào tuần thứ ba của tháng 3 sẽ bị phạt rất nặng. Kể từ đó, các ngân hàng lớn nhất của Myanmar, cụ thể như KBZ, AYA, CB và Yoma, đã mở lại phần lớn các chi nhánh.
Kể từ tháng 4, CBM áp dụng giới hạn 500.000 kyat (303 USD)/ngày đối với việc rút tiền ATM. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng tự quyết định cắt giảm giới hạn tiền được rút từ ATM xuống còn 200.000 kyat (121 USD) hoặc ít hơn mỗi ngày, với giới hạn hàng tuần là 2 triệu kyat (1.215 USD) cho bất kỳ chủ tài khoản cá nhân nào.
Người dân xếp hàng tại một cây ATM bên ngoài chi nhánh đã đóng cửa của Ngân hàng KBZ ở Yangon vào ngày 1/2/2021. Ảnh: AFP
Các nhà phân tích cho rằng các giới hạn rút tiền đó có thể xuất phát từ tình trạng thiếu hụt tiền giấy. Giesecke Devrient, một công ty của Đức cung cấp nguyên liệu thô để in tiền của Myanmar, hồi tháng 4 cho biết họ sẽ đình chỉ xuất khẩu nguyên liệu để phản đối cuộc đảo chính. Myanmar đã bắt đầu in đồng kyat với sự hỗ trợ của công ty này từ năm 1972.
Điều rõ ràng hơn là đồng kyat Myanmar đã mất giá mạnh kể từ sau cuộc chính biến. Vào cuối tháng 1, tỉ giá là 1.350 kyat/1 USD, nhưng kể từ đó đã giảm mạnh xuống còn khoảng 1.600 kyat/1 USD.
Người dân Myanmar hiện đang tích trữ USD và vàng như nơi “trú ẩn” chống lại đồng kyat mất giá, mặc dù cả hai thứ đó đều thiếu hụt ở nước này.
Khó khăn chồng chất với các ngân hàng
Các ngân hàng tư nhân của Myanmar vốn đã gặp khó khăn từ trước cuộc chính biến. Đại dịch COVID-19 bùng phát ở nước này càng ảnh hưởng đến các ngân hàng vốn đã ở trong tình trạng “chênh vênh”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng cảnh báo “dịch kéo dài sẽ làm tăng thêm rủi ro tín dụng và nhu cầu tái cấp vốn trong lĩnh vực ngân hàng”. Trong báo cáo vào tháng 1/2021, IMF cho rằng Myanmar “một chiến lược toàn diện để giải quyết các khoản vay kém hiệu quả”.
Nếu các ngân hàng của Myanmar đã nắm những khoản cho vay không hiệu quả từ trước cuộc đảo chính ngày 1/2, thì chắc chắn vị thế vốn của họ đã xấu đi đáng kể từ đó, làm tăng những rủi ro tài chính, mà các nhà phân tích cho rằng khó có thể đánh giá được sau bất ổn chính trị.
Một người đàn ông đếm tiền tại một khu chợ ở Yangon vào ngày 19/4/2017. Ảnh: AFP
Theo các chuyên gia, nền tài chính của quốc gia rất nhạy cảm theo bất kỳ thước đo nào. Myanmar đã yêu cầu và nhận được Công cụ Tài chính Nhanh (Rapid Financing Instrument) trị giá 350 triệu USD từ IMF để giải quyết “nhu cầu cán cân thanh toán khẩn cấp” vào giữa tháng 1, vài tuần trước cuộc đảo chính.
Đây là khoản hỗ trợ tài chính khẩn cấp thứ hai được trao cho Myanmar trong những tháng gần đây, sau khoản hỗ trợ 356,5 triệu USD theo chương trình tương tự vào ngày 26/6/2020.
Thị trường “chợ đen” kiếm lợi
Khó khăn trên thị trường chính thức đã dẫn đến một “thị trường chợ đen” mới cho các khoản ứng trước khi rút tiền, nơi các nhà môi giới giao dịch tiền mặt đòi tỷ lệ % lời ngày càng lớn trong số tiền mà khách hàng cuối cùng rút được khỏi tài khoản ngân hàng để trả cho họ. Bên môi giới trên Facebook đang đòi tới 9-10% số tiền rút được.
Trong khi đó, các quan chức ngân hàng trung ương cho rằng họ cảm nhận được một âm mưu trong cuộc “tấn công” ngân hàng. Tại một cuộc họp báo ngày 17/5, Phó thống đốc CBM Win Thaw cho biết việc vội vã rút tiền đã “bị ảnh hưởng bởi sự xúi giục từ bên ngoài” và rằng mọi người “rút tiền không phải vì họ cần mà để gây ra gián đoạn”.
Các nhân viên ngân hàng biểu tình phản đối trước trụ sở Ngân hàng Trung ương Myanmar vào tháng 2/2021. Ảnh: AFP
Trước đó, ông Phó thống đốc đã tìm cách trấn an công chúng rằng hoạt động ngân hàng đang trở lại bình thường sau sự cố gián đoạn của CBM và khách hàng sẽ không mất tiền gửi.
Anh trừng phạt Thống tướng Myanmar
Anh áp đặt biện pháp trừng phạt với 6 thành viên quân đội Myanmar, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing, vì vai trò trong cuộc đảo chính quân sự.
"Động thái này gửi thông điệp rõ ràng tới chế độ quân sự ở Myanmar rằng những người chịu trách nhiệm vi phạm nhân quyền sẽ phải chịu trách nhiệm và chính quyền phải trao lại quyền kiểm soát cho chính phủ do người dân Myanmar bầu ra", Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm nay cho hay.
Theo lệnh trừng phạt mới, Thống tướng Min Aung Hlaing, hiện đứng đầu chính quyền quân sự, cùng 5 thành viên quân đội bị cấm đến Anh, trong khi các doanh nghiệp và tổ chức của Anh bị cấm giao dịch với họ.
Viện trợ của Anh có thể được sử dụng để hỗ trợ gián tiếp cho quân đội đã bị đình chỉ.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing tại Yangon tháng 7/2016. Ảnh: Reuters .
Thông báo mới nhất của Anh đồng nghĩa tất cả thành viên Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar (SAC) phải chịu các biện pháp trừng phạt. Năm người khác chịu lệnh trừng phạt của Anh là trung tướng Aung Lin Dwe, trung tướng Ye Win Oo, tướng Tin Aung San, tướng Maung Maung Kyaw và trung tướng Moe Myint Tun.
Thông báo được đưa ra tròn một tuần sau khi Anh trừng phạt Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo, Bộ trưởng Nội vụ Soe Htut và Thứ trưởng Nội vụ Than Hlaing vì cáo buộc vi phạm nhân quyền sau cuộc đảo chính. Những quan chức này bị đóng băng tài sản ngay lập tức và cấm tới Anh.
Lấy lý do có gian lận trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm ngoái với phần thắng thuộc về đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, quân đội Myanmar hôm 1/2 đảo chính, bắt bà Suu Kyi và một loạt quan chức chính phủ. Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu lên án đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự.
New Zealand là chính phủ nước ngoài đầu tiên có hành động cụ thể nhằm phản đối đảo chính Myanmar, khi tuyên bố ngừng tiếp xúc quân sự và chính trị cấp cao với Myanmar. Na Uy sau đó cũng đóng băng viện trợ song phương đối với quốc gia Đông Nam Á này.
Bộ Tài chính Mỹ hôm 11/2 thông báo trừng phạt 10 quan chức quân sự hàng đầu Myanmar bị cho là chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chính, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing, cấp phó của ông, Soe Win, cùng 4 thành viên khác thuộc Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar. Động thái này sẽ ngăn các tướng lĩnh Myanmar tiếp cận hơn một tỷ USD trong các quỹ của chính phủ nước này tại Mỹ.
Mỹ hôm 22/2 tiếp tục áp lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với tư lệnh không quân Myanmar Maung Maung Kyaw và tướng Moe Myint Tun, hai thành viên SAC.
LHQ cùng ASEAN thúc đẩy giải pháp ổn định tình hình Myanmar Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Myanmar Christine Schraner Burgener sẽ tới Jakarta (Indonesia) trong ngày 22/4 để gặp các quan chức cấp cao các nước Đông Nam Á nhằm tìm kiếm một lộ trình giúp chấm dứt bất ổn tại Myanmar sau cuộc đảo chính hôm 1/2 vừa qua. Cảnh sát Myanmar siết chặt an ninh tại quận Hlaingthaya, thành...