‘Người gieo an lành’: Phim ngắn cảm động về Tết vùng cao
2017 là thời điểm phim ngắn Tết rất “được mùa”. Giữa nhiều cảm xúc, “Người gieo an lành” là bộ phim đáng xem với câu chuyện cảm động trong bối cảnh vùng cao.
Phim mở đầu với bối cảnh núi rừng vùng cao – nơi cuộc sống còn nghèo nhưng tình người luôn nồng đượm. Nhiều mảnh đời hiện lên: người thiếu phụ cùng cô con gái nhỏ, chàng thanh niên vượt nhiều dặm đường về thăm nhà, người tài xế đem quà xuân tặng các em nhỏ bất hạnh…
Không xoáy sâu vào một nhân vật cụ thể, mạch phim chậm rãi lướt qua từng mảnh đời. Dù vất vả, mỗi người đều dừng lại để sẻ chia lòng tốt, trao sự an lành đến cho người khác. Không lên gân hay khai thác yếu tố kịch tính, phim gợi lên sự tò mò với cảnh búp bê vỡ và lời giải đáp cuối phim.
Con búp bê được người nghệ nhân gửi gắm món quà về sự an lành ẩn sâu bên trong.
Sợi dây xuyên suốt phim là con búp bê bằng đất nung của nghệ nhân mù. Không chỉ đặc biệt với các nét vẽ khéo léo, qua mỗi lần vỡ khiến người xem thoáng chút hụt hẫng, búp bê đến tay chủ nhân khác lại là hình hài mới nguyên vẹn. Điểm đặc biệt này khiến người xem liên tưởng đến búp bê Matryoshka của Nga. Trong lớp cuối cùng, búp bê nhỏ nhất mang trái tim của Matryoshka.
Tương tự vậy trong bộ phim, ở lớp cuối là hạt đậu nành – mầm xanh hy vọng của sự an lành mà người nghệ nhân muốn trao. Dù khi lớp cuối của búp bê đã bị vỡ, vẫn còn hạt đậu để ươm lên mầm xanh.
Khi chỉ còn lớp đất nung cuối cùng, món quà này lại đến với các em nhỏ khiếm thị. Khi mân mê chú búp bê và nghe được âm thanh của hạt đậu bên trong, các em nhận ra thông điệp của người nghệ sĩ mù qua dòng chữ Braille (hệ thống chữ nổi dành riêng cho người khiếm thị).
Các em nhỏ phát hiện ra điều đặc biệt trong lớp đất nung cuối cùng.
Hạt đậu được em gieo vào đất rồi chăm sóc chu đáo để cuối cùng, một mầm xanh nảy lên, trở thành món quà cho người nghệ nhân già. Thay thế cho nỗi cô đơn ở đầu phim, ông vỡ òa xúc động khi ngày Tết được quây quần bên các em nhỏ cùng món quà nảy mầm từ hạt đậu ông từng đặt vào búp bê.
Video đang HOT
Hạt đậu cũng là sự kết nối tài tình với hình ảnh thương hiệu của Vinasoy. Đầu phim nó là một hạt đậu được trao đi trong búp bê, đến cuối phim nó đã trở thành một mầm xanh an lành và nhân lên thành khu vườn lớn.
Hạt mầm an lành có thể sẽ nằm sâu trong nhiều lớp đất nung hay rơi lẫn lộn rồi bị lãng quên nếu những con người tử tế không xuất hiện. Đó là khi ông già phớt lờ cô bé nghèo, cậu bé bỏ mặc em bé vấp ngã trên đường mưa, người tài xế không dừng lại để cậu bé xa lạ quá giang… Nhưng các nhân vật đã làm ngược lại, họ trao đi lòng tốt và nhận được sự an lành trong tâm hồn.
Phim có sự tham gia của Thịnh Vinh – cậu bé từng gây sốt với bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.
Ở vùng núi cao đó dù con người nghèo khổ, cuộc sống bộn bề khó khăn, nhưng mầm xanh an lành vẫn lặng lẽ sinh sôi. Trao đi sự tử tế là cách giúp cho cuộc sống này tốt đẹp hơn như hình ảnh mầm đậu vươn lên xanh mướt cả khu vườn.
Phim không nhiều lời thoại nhưng người xem vẫn cảm nhận được thông điệp của tác phẩm qua từng phân cảnh được chăm chút kỹ lưỡng. Nụ cười, nước mắt của mỗi nhân vật gắn với cuộc phiêu lưu của con búp bê và hạt đậu an lành đều ẩn chứa một thông điệp riêng mà đến phút cuối người xem mới ngộ ra toàn bộ.
Năm 2016, qua bộ phim “Mầm lộc an lành”, Vinasoy gây ấn tượng với triết lý: “Đôi khi tất cả những điều ta cần trong đời chỉ nằm trọn trong hai chữ an lành”. Trong năm nay, thương hiệu sữa đậu nành tiếp nối thông điệp an lành một cách nhân văn, sâu rộng hơn thông qua việc kêu gọi mọi người lan tỏa sự an lành đến những người xung quanh để ai ai cũng cảm nhận được nó.
Hãy lan tỏa bằng cách trao đi những điều ý nghĩa là tinh thần của thương hiệu: “Vinasoy cho mọi điều tốt đẹp”. Qua bộ phim cảm động mùa Tết, mỗi người đều chung cảm nhận: An lành là vậy đó – chỉ cần gieo một hạt, sẽ tốt tươi cả khu vườn. Tiếp nối phim ngắn, Vinasoy sẽ mang đến những hoạt động thú vị hơn trong chiến dịch “Gieo an lành” Tết 2017 sắp ra mắt.
Theo Zing
Phim ngắn Tết của Noo, NSND Ngọc Giàu lấy nước mắt người xem
Với cốt truyện gần gũi, xúc động, phim ngắn đầu tay của Noo đóng cặp cùng Phí Phương Anh, NSND Ngọc Giàu khiến người xem "chỉ muốn về nhà".
Phim ngắn mang tên "Momfie - Trời ơi, mẹ tôi cũng selfie" khai thác một tình huống quen thuộc: những người con mải lo mưu sinh, không thể dành thời gian về thăm gia đình dịp Tết. Xoáy sâu vào nỗi lòng các bậc phụ huynh, nỗi ngóng trông con trở về là hình ảnh sum vầy, ấm áp của các gia đình kế bên.
Trong phim, đạo diễn Quang Huy xây dựng câu chuyện về dì Bảy (NSND Ngọc Giàu thủ vai) chờ 3 người con phương xa về quê ăn Tết. Hàng xóm luôn rộn ràng tiếng cười nói sum vầy, còn nhà của dì Bảy lại hiu quạnh, vắng vẻ. Bà chỉ có thể gặp con qua những bức ảnh cũ kỹ từ rất lâu.
Khắc họa chân thật nỗi cô đơn của người phụ nữ tuổi xế chiều, NSND Ngọc Giàu khiến khán giả rung động với những tâm tư nặng trĩu của người mẹ. Bà lo lắng, yêu thương nhưng cũng đầy tâm sự khó giãi bày.
Dù mong ngóng con rất nhiều nhưng các thành viên gia đình lại vô tâm không hiểu được. Các cuộc điện thoại trở nên chớp nhoáng, chưa kịp trao đổi đã vội tắt máy. Thậm chí họ còn hẹn, phải ra Giêng mới về thăm mẹ được.
Không có các con ở bên, người mẹ già làm bạn với chiếc điện thoại, ăn diện, chụp hình selfie. Nhưng chụp ảnh một mình dẫu có đẹp, có thích đến mấy cũng đâu thể bằng được chụp cùng các con.
"Momfie - Trời ơi, mẹ tôi cũng selfie" còn phản ánh thực trạng con người trở nên ít trò chuyện trực tiếp mà thay vào đó là sử dụng những chiếc điện thoại thông minh. Ngay cả người trong gia đình, có thể gặp gỡ nhau hàng ngày vẫn dùng điện thoại để nhắn tin. Khi thấy 2 cô em gái không biết anh trai mình đi đâu, người mẹ già phải đau đớn thốt lên: "Điện thoại ngu chứ thông minh gì!".
Đến cuối phim, khán giả bỗng nhẹ nhõm khi người mẹ được đền đáp. Những người con đã trở về cùng mẹ đón xuân đoàn viên. Đặc biệt người con trai cả (Noo Phước Thịnh đóng) đã dùng chiếc điện thoại để ghi lại hình ảnh mẹ trên chuyến xe trở về quê để làm bà vui lòng.
Món quà lớn nhất mà mỗi người con tặng mẹ chính là sự quan tâm, yêu thương xuất phát từ đáy lòng.
Người mẹ nũng nịu trong lòng con trai như một đứa trẻ như gửi gắm thông điệp: hạnh phúc đối với mẹ đơn giản lắm, đó là cùng con lấp đầy album ảnh xuân.
Bộ phim khép lại bằng hình ảnh cả nhà dì Bảy cùng nhau cười rạng rỡ. 8 phút không dài nhưng đong đầy tình cảm, khiến người xem nôn nao, xúc động. Cảm xúc da diết nhất là nỗi nhớ nhà, chỉ muốn chạy về cùng mẹ để ôm mẹ thật chặt như ngày ấu thơ. Trên hết là sự mong ngóng những ngày Tết đoàn viên, đại gia đình quây quần cùng nhau chụp bức hình ngày xuân.
Bộ phim còn thu hút với ca khúc chủ đề "Tết của mẹ" do Noo Phước Thịnh thể hiện. Từng thước phim được đạo diễn Quang Huy cùng nhà đồng hành Oppo khéo léo gợi nhắc ngày Tết đoàn viên. Bên cạnh đó nhãn hàng gửi gắm thông điệp người trẻ đừng bỏ quên hoạt động truyền thống: chụp hình gia đình ngày Tết. Hãy dùng smartphone một cách thông minh, bớt "sống ảo" để nuôi dưỡng tình cảm chân thật.
Theo Zing
Hà Hồ đóng phim hài Tết cùng vợ Trấn Thành Cả hai hứa hẹn tung hứng, mang lại tiếng cười cho khán giả trong phim ngắn Chuyến xe sum vầy. Trước đây, Hồ Ngọc Hà từng nhiều lần cho biết, cô không tự tin khi đứng trước máy quay, thậm chí thừa nhận mình "đóng phim nào cũng thành thảm hoạ". Tuy nhiên, sau khi dự án phim ngắn Gửi người yêu cũ...