Người giàu nhất thế giới có thể mất 10 tỷ USD/năm vì ‘thuế tỷ phủ’
Đảng Dân chủ Mỹ đang thúc đẩy đề xuất đánh thuế bổ sung đối với những tỷ phú nước này.
Theo kế hoạch này, tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay là Elon Musk có thể mất 10 tỷ USD/năm
Tỷ phú Elon Musk, Giám đốc Điều hành Tập đoàn xe điện Tesla. Ảnh: Business Insider
Theo trang Business Insider, Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã chỉ trích một đề xuất đánh thuế của đảng Dân chủ Mỹ đối với các tỷ phú Mỹ nhằm phân phối lại tài sản từ những người giàu nhất nước Mỹ cho các tầng lớp khác trong xã hội.
Video đang HOT
“Cuối cùng, khi họ tiêu hết tiền của những người khác, thì họ sẽ đến tìm bạn”, ông viết trên Twitter. Trong một bài viết khác, Elon Musk cho rằng khu vực tư nhân sẽ quản lý các nỗ lực phân bổ lại tài sản tốt hơn so với chính phủ.
Bình luận của tỷ phú Elon Musk nhắm đến một đề xuất do thượng nghị sĩ Ron Wyden, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ dẫn đầu, có thể được công bố vào ngày 28/10. Theo đó, đề xuất này sẽ đánh thuế các tài sản có thể giao dịch như cổ phiếu, bất động sản của hàng trăm tỷ phú Mỹ. Khoản thu được dự kiến sẽ được dùng để tài trợ cho việc mở rộng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em và gia hạn khoản tín dụng thuế trẻ em.
Ngày 26/10, thượng nghị sĩ Wyden đã chỉ trích ngược lại ông Musk rằng: “Những người đang cố gắng làm khó đề xuất này là những người đang muốn tìm cách để không nộp thuế”.
Đảng Dân chủ cho biết họ đang nỗ lực thu hẹp sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng trong xã hội thông qua hàng loạt động thái, bao gồm đề xuất nói trên. Theo phe Dân chủ, các tỷ phú thường đóng thuế thấp hơn so với những người khác vì họ tích lũy tài sản từ giá trị cổ phiếu ngày càng tăng. Những thứ đó không phải chịu thuế thu nhập cho đến khi bán ra.
Đề xuất đánh thuế mới dự kiến nhắm vào những người có tài sản ít nhất 1 tỷ USD, hoặc có thu nhập 100 triệu USD mỗi năm trong 3 năm liên tiếp. Điều này có nghĩa là chỉ khoảng 700 người siêu giàu tại Mỹ có thể bị đánh thuế bổ sung đối với giá trị gia tăng tài sản.
Cũng theo đề xuất mới, đối với các tài sản có thể giao dịch như cổ phiếu, các tỷ phú vẫn phải trả thuế ngay cả khi họ giữ tài sản đó. Họ sẽ bị đánh thuế nếu tài sản gia tăng giá trị và khấu trừ các khoản lỗ. Trong khi đó, theo luật hiện hành, những tài sản đó chỉ bị đánh thuế khi chúng được giao dịch.
Nhà kinh tế học Gabriel Zucman nói với Washington Post rằng đề xuất của đảng Dân chủ có thể khiến Elon Musk phải đối mặt với khoản thuế 50 tỷ USD trong 5 năm đầu tiên. Trong khi đó, phe Cộng hòa đã phản đối đề xuất của phe Dân chủ, với ly do là nó sẽ ngăn cản sự đổi mới và tinh thần kinh doanh.
Giá trị tài sản ròng của các tỷ phú Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ khi đại dịch bùng phát. Theo Bloomberg, Giám đốc điều hành Tesla có giá trị tài sản ròng gần 289 tỷ USD. Các chuyên gia ước tính 2% tài sản của vị tỷ phú này có thể giải quyết được nạn đói toàn cầu. Hôm 25/10, Elon Musk đã kiếm thêm được 36 tỷ USD chỉ trong một ngày sau khi công ty cho thuê xe Hertz thông báo sẽ mua 100.000 xe điện Tesla.
Người giàu Đức chuyển tài sản sang Thụy Sỹ
Các chủ ngân hàng và luật sư tư vấn về thuế cho biết nguy cơ tiềm ẩn trong cuộc bầu cử Đức đang khiến các triệu phú Đức lo lắng và chuyển tài sản sang Thụy Sỹ.
Ngân hàng Credit Suisse ở Thụy Sỹ. Ảnh: Reuters
Sau khi Đức có nhà lãnh đạo mới thì chính phủ nước này có thể sẽ áp dụng lại thuế tài sản và thắt chặt thuế thừa kế. Một luật sư tư vấn về thuế cho biết kịch bản này đã gây lo ngại cho giới siêu giàu.
Theo số liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), lượng tiền gửi của các hộ gia đình và doanh nghiệp Đức tại các ngân hàng Thụy Sỹ đã tăng gần 5 tỷ USD lên 37,5 tỷ USD trong quý I/2021. Con số này không bao gồm cổ phiếu, trái phiếu hoặc các sản phẩm tài chính. Các nguồn tin thân cận cho biết dòng tiền vẫn tiếp tục tăng.
Động thái trên cho thấy nhiều người giàu vẫn xem Thụy Sỹ là "thiên đường" để cất giấu tài sản, bất chấp những nỗ lực của nước này nhằm xóa bỏ hình ảnh là nơi trú ẩn an toàn của các tỷ phú.
Không quốc gia nào có nhiều tài sản ở nước ngoài hơn Thụy Sỹ và dòng vốn đổ vào nước này tăng nhanh trong năm 2020, đem lại lợi ích cho các ngân hàng lớn như UBS, Credit Suisse và Julius Baer. Căng thẳng địa chính trị và lo ngại về hậu quả kinh tế của đại dịch COVID-19 càng khiến tình hình ổn định ở Thụy Sỹ trở nên hấp dẫn người giàu ở các nước.
Đằng sau khối tài sản khổng lồ của tỷ phú giàu nhất thế giới Giám đốc điều hành công ty Tesla và SpaceX Elon Musk không chỉ là người giàu nhất thế giới mà hiện còn sở hữu khối tài sản ngang ngửa tài sản của tỷ phú Bill Gates và Warren Buffet cộng lại. Giám đốc điều hành công ty Tesla và SpaceX Elon Musk (Ảnh: Reuters). Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg , tính...