Người giàu có Việt Nam sẽ tăng gấp đôi
Theo một nghiên cứu của văn phòng tư vấn chiến lược kinh doanh Boston Consulting Group, từ nay đến 2020, tầng lớp trung lưu và giàu có tại Việt Nam cùng Myanmar sẽ tăng lên gấp đôi.
Theo Boston Consulting Group (BCG), đến năm 2020, có hơn 30 triệu người tiêu dùng ở tầng lớp trung lưu và giàu có ở Việt Nam trong khi con số này ở Myanmar là khoảng 10 triệu.
Và những người này tỏ ra lạc quan hơn so với tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và một số quốc gia đang trỗi dậy khác. Cụ thể hơn 90% người tiêu dùng tại Việt Nam và Myanmar đều nghĩ rằng con cháu của họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tại Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, tỷ lệ này chỉ vào khoảng 70%.
Theo ông Douglas Jackson, đại diện của BCG tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng tác giả bản nghiên cứu “Việt Nam và Myanmar: Những biên giới tăng trưởng mới tại Đông Nam Á”, được công bố ngày 17/12 vừa qua, thì các công ty đang đầu tư vào Việt Nam và Myanmar, giờ đây có cơ hội để xây dựng kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, tạo đà phát triển tại hai nước, vốn là những nền kinh tế khép kín, với điều kiện phải có hiểu biết vững chắc về những người tiêu thụ trên các thị trường này và biết cách thỏa mãn họ.
Video đang HOT
Theo các tác giả bản nghiên cứu, thị trường Việt Nam đang tạo ra các cơ hội làm ăn trước mắt, còn đối với thị trường Myanmar, thì cần phải chờ đợi thêm.
Việt Nam đã phát triển mạnh từ 20 năm, đặc biệt là từ 2007, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Tuy nhiên, rất ít người sử dụng các sản phẩm ngân hàng, ngoài việc mở tài khoản tiết kiệm. Ví dụ, chỉ có 5% sử dụng thẻ tín dụng.
Theo Dantri
Đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng
Việc khách du lịch thế giới lại xác lập kỷ lục mới trong năm 2013 đã đưa ngành công nghiệp không khói thành một đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh còn nhiều khó khăn.
Điều kiện sống nâng cao người Trung Quốc đi du lịch ngày càng nhiều
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UN WTO) ngày 12-12 công bố báo cáo mới nhất cho thấy ngành công nghiệp không khói toàn cầu vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp khủng hoảng. Theo báo cáo này, du lịch toàn cầu đã tăng 5% trong 9 tháng đầu năm 2013, đạt mức kỷ lục 845 triệu du khách toàn cầu.
Đáng chú ý là xu thế tăng trưởng của ngành du lịch toàn cầu tiếp diễn năm thứ 2 liên tiếp sau khi lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 tỷ du khách/năm vào năm 2012. Sau năm "bội thu" này, tổng lượng du khách quốc tế 9 tháng đầu năm nay lại đạt mức kỷ lục 845 triệu người, tăng 41 triệu người so với 9 tháng đầu năm 2012, hứa hẹn thiết lập kỷ lục mới trong năm 2013.
Trong số những quốc gia dẫn đầu về lượng khách đi du lịch nước ngoài, Nga giữ ngôi "quán quân" với mức tăng 29%, Trung Quốc tăng thứ hai với 22%. Ngược lại, du khách từ các quốc gia phát triển, nơi khủng hoảng kinh tế và nợ công hoành hành, lại có xu hướng giảm bớt du lịch nước ngoài như Canada chỉ tăng 3%, Mỹ, Anh và Pháp cùng tăng 2% trong khi Australia, Italy và Nhật Bản thậm chí giảm.
Về điểm đến của du khách, châu Âu đạt mức tăng trưởng mạnh nhất 6%, đặc biệt là khu vực Trung, Đông và Nam Âu cũng như vùng châu Âu Địa Trung Hải. Du khách tới khu vực châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục tăng mạnh, với động lực chính là mức tăng 12% số du khách tới Đông - Nam Á song khách du lịch đến châu Mỹ lại giảm khi chỉ đạt mức tăng 3%.
Nhìn nhận về ngành công nghiệp không khói vẫn tăng trưởng mạnh, nhất là ở các nền kinh tế mới nổi, trong lúc kinh tế toàn cầu còn khó khăn, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng điều nảy phản ánh quan điểm xã hội của người dân thế giới đã thay đổi căn bản. Theo đó, trước năm 1950, tổng lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu chưa vượt quá 25 triệu người và chỉ cách đây 20-30 năm, một số lượng lớn dân cư thế giới cả cuộc đời không đi xa nhà quá 100 km trong suốt cuộc đời.
Tổng Thư ký UNWTO Taleb Rifai nhấn mạnh du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng vượt mong đợi, hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi kinh tế ở cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi, tạo thêm nhiều việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao hiện nay. Hội nghị LHQ về buôn bán và phát triển (UNCTAD) khẳng định du lịch đã trở thành khu vực dịch vụ sống còn của nền kinh tế thế giới, vừa góp phần tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP), đồng thời tạo ra nhiều việc làm có chất lượng và xoá đói nghèo.
Trước thực tế tốc độ tăng trưởng du lịch của các nước đang phát triển đã vượt xa các nước phát triển, UNCTAD cho rằng du lịch đã trở thành một trong những lựa chọn hứa hẹn nhất và khả thi nhất để phát triển kinh tế thế giới và hiện đã là một trong 3 khu vực xuất khẩu hàng đầu của hơn một nửa các nước chậm phát triển nhất (LDC). Tổ chức này nhấn mạnh dịch vụ hiện đã chiếm tới 50% GDP của các nước đang phát triển, trong đó du lịch đã trở thành dịch vụ quan trọng hàng đầu.
Theo ANTD
WTO đạt thỏa thuận thương mại lịch sử Ngày 7.12, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đạt được một thỏa thuận lịch sử góp phần tăng cường xúc tiến thương mại toàn cầu. Các đại biểu tại phiên họp WTO ở Bali ngày 7.12 - Ảnh: Reuters Thỏa thuận được gọi là Gói cam kết thương mại Bali, đạt được sau 4 ngày đàm phán tại Bali (Indonesia) giữa...