Người giảng viên đam mê nghiên cứu khoa học
Không chỉ có nhiều đóng góp trong hoạt động chuyên môn của Trường Sĩ quan Không quân, Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ – Chủ nhiệm bộ môn Cơ sở kỹ thuật điện thuộc Khoa Kỹ thuật cơ sở còn có nhiều đề tài, sáng kiến khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy ở trường.Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ sinh năm 1985, tại thị trấn Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Tháng 9-2004, anh tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào Học viện Phòng không – Không quân học chuyên ngành Thiết bị hàng không. Năm 2010, anh tốt nghiệp ra trường, được phong quân hàm Trung úy và phân công về công tác tại Trung đoàn 910, Trường Sĩ quan Không quân. Tháng 11-2013, anh được điều động về làm giảng viên của Khoa Thiết bị hàng không, Trường Sĩ quan Không quân. Tháng 9-2016, anh tiếp tục theo học cao học hệ 2 tại Học viện Phòng không – Không quân. Năm 2018, tốt nghiệp và trở lại trường, anh được điều về công tác tại Khoa Kỹ thuật cơ sở từ đó cho đến nay.
Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ trong giờ lên lớp.
Là người đam mê nghiên cứu khoa học, do vậy đi đến đâu, anh cũng đều mày mò tìm tòi, nghiên cứu. Bằng sự đam mê, nhiệt huyết của mình, sau 2 năm làm giảng viên ở Khoa Kỹ thuật cơ sở, anh bắt đầu tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học. Năm 2021, anh chủ trì sáng kiến đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ FPGA thiết kế mô hình hệ thống khởi động động cơ trên máy bay L-39″ ở cấp Bộ Tổng Tham mưu và được hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt xuất sắc. Năm 2022, anh tiếp tục chủ trì sáng kiến: “Thiết kế và chế tạo mô hình hệ thống dẫn đường quán tính không giá” cấp trường, đồng thời ấp ủ nhiều đề tài, sáng kiến có giá trị để thực hiện trong năm 2023. “Ngay từ khi về trường, tôi đã ý thức được rằng, là giảng viên mình cần phải tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học sao cho học viên dễ hiểu bài và tạo được niềm đam mê cho học viên. Do vậy, ngoài sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo chỉ huy khoa và các đồng nghiệp, tôi luôn tìm tòi khai thác những đề tài mới”, anh chia sẻ.
Video đang HOT
Không chỉ đam mê nghiên cứu khoa học, Thiếu tá Ngyễn Chí Vĩ còn tích cực tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu. Chỉ tính riêng năm 2022, anh đã tham gia biên soạn hơn 600 trang bài giảng, kế hoạch giảng bài cho nhiều đối tượng học viên; chất lượng giảng dạy luôn đạt mục tiêu, yêu cầu của môn học. Bên cạnh đó, anh còn biên soạn một số nội dung mở rộng về liên hệ thực tế của môn học Cơ sở tự động hàng không nhằm phục vụ cho quá trình học tập, thực hành, ôn tập của học viên cao đẳng chuyên ngành thiết bị hàng không được thuận lợi. Với những kết quả đạt được trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hai năm liên tục 2021, 2022, Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ đều đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và được nhà trường công nhận là giảng viên giỏi cấp cơ sở. Năm 2022, anh nhận bằng khen của Quân chủng Phòng không – Không quân về thành tích đạt giải nhì sáng tạo trẻ Quân chủng và được Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tặng bằng khen vì đạt thành tích giảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021-2022.
Thiếu tá, Tiến sĩ Mai Đức Nghĩa – Phó Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật cơ sở, Trường Sĩ quan Không quân đánh giá: “Là Chủ nhiệm bộ môn cơ sở kỹ thuật điện, Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ luôn phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, duy trì và điều hành bộ phận hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Bản thân anh luôn gương mẫu đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Anh còn tích cực nghiên cứu khoa học và có nhiều phương pháp giảng dạy tốt, được cấp trên đánh giá cao”.
Nữ giảng viên đam mê Toán học, tận tâm với sinh viên
Gương mẫu, tâm huyết, đam mê nghiên cứu về khoa học Toán học, luôn quan tâm đến người học - tất cả vì người học... là nhận xét của đồng nghiệp cũng như nhiều thế hệ sinh viên từng tiếp xúc, làm việc với Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Phương Ngọc (sinh năm 1966), giảng viên cao cấp Trường Đại học Khánh Hòa.
Luôn mặc áo dài khi lên giảng đường - đó là tác phong chuẩn mực mà cô Ngọc muốn truyền dạy cho các thế hệ sinh viên sư phạm của Trường.
Cô Lê Thị Phương Ngọc sinh ra trong một gia đình người Huế, có truyền thống sư phạm. Từ nhỏ, cô được hun đúc tình yêu với nghề và Toán học. Theo học Đại học Sư phạm, Đại học Huế ngành Sư phạm toán 4 năm là từng đó thời gian cô Ngọc đạt nhiều thành tích trong học thuật lẫn kiến thức sư phạm thực tế. Ra trường năm 1987, cô vào Khánh Hòa công tác tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, nay là Đại học Khánh Hòa ở lĩnh vực mình yêu thích. Theo thời gian công tác, cô Ngọc được phân công nhiều công việc như giảng dạy, quản lý tổ, quản lý khoa, quản lý trường với cương vị Phó Hiệu trưởng...
Ở cương vị giảng dạy, cô Ngọc luôn yêu cầu người học không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà phải có kỹ năng nghề nghiệp tốt nhất. Đặc biệt, đối với đào tạo giáo viên, cô luôn chú trọng hình thành phẩm chất cho người học, đạo đức, tác phong sư phạm; yêu cầu người học biết kết hợp quá trình đào tạo và tự đào tạo để không những hoàn thành tốt chương trình học trong trường mà sau này biết tự học suốt đời.
Sinh viên Phạm Thị Minh Thùy, Khoa Sư phạm Toán K4 cho biết, mỗi giờ học với cô Ngọc, các bạn được "nạp" nhiều "năng lượng". Cô Ngọc thường bắt đầu bài giảng Toán học bằng những câu chuyện, hình ảnh, sự việc thực tiễn. Từ đó, chúng em ghi nhớ rất dễ và cảm nhận Toán học rất thú vị, giải quyết nhiều vấn đề ở thực tế.
Cùng có những lời khen ngợi về giờ Toán của cô Ngọc, sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung, Khoa Sư phạm Toán K4 cho rằng, chính tình yêu thương học trò và sự tận tâm, niềm đam mê nghiên cứu khoa học, tác phong nhà giáo chuẩn mực của cô đối với mỗi bạn sinh viên sư phạm Toán nói riêng, sinh viên của Trường Đại học Khánh Hòa nói chung khiến các bạn luôn yêu quý cô. Từ bài toán học khó giải đến những giờ tập giảng, kiến tập thực tế ở trường phổ thông các bạn đều không ngần ngại tham khảo ý kiến của cô, thậm chí vào lúc buổi đêm.
Ngoài thời gian đi dạy tại trường, cô Ngọc còn là giảng viên thỉnh giảng của các trường đại học có uy tín về lĩnh vực giảng dạy bộ môn tự nhiên. Tại Trường Đại học Khánh Hòa, cô Ngọc được xem là "cánh chim đầu đàn" trong việc tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành, hội thi nghiệp vụ cho sinh viên. Từ đây giúp các thế hệ sinh viên ra trường có kỹ năng nghề nghiệp vững vàng.
Bận rộn là vậy nhưng cô Ngọc vẫn dành nhiều thời gian cho Toán học. Với những bài toán khó nếu không giải được, cô quyết học hỏi, tìm tòi cho bằng được đáp án, thậm chí có bài toán được giải sau 3 năm trăn trở, tìm phương án.
"Với tôi, được đi giảng là một niềm vui, niềm hạnh phúc lớn. Được giải những bài toán khó thành công - đó là niềm vui nhân đôi. Mỗi khi có những bài toán khó, tôi thường đầu tư tâm sức để giải. Không nhất thiết là ngày nào cũng giải mà chỉ giải vào những khoảng thời gian cố định, tôi cho rằng đó là khoảng thời gian hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề", cô Ngọc chia sẻ bí quyết giải toán khó.
Nhiều công trình toán học cô Ngọc tham gia cùng các giáo sư Toán học đầu ngành đều thuộc các công trình khoa học cơ bản, khoa học trọng điểm cấp quốc gia. Cùng với đó, hàng năm, cô Ngọc còn công bố hàng chục bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế có chỉ số ISI, Scopus, tạp chí khoa học chuyên ngành, tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh, học viên cao học ở các trường Đại học trong nước.
Nói về các đề tài khoa học của mình, cô Ngọc cho rằng, khoa học Toán học cô đang theo đuổi chủ yếu phục vụ cho công tác đào tạo cho sinh viên đại học, sau đại học. Mặc dù rất trừu tượng và khó có thể để hiểu trong một vài câu giải thích nhưng khi thực sự hiểu và yêu Toán học, đó chính là niềm vui, niềm đam mê khám phá bất tận. "Nếu chọn lại cuộc đời mình, tôi vẫn chọn nghề Sư phạm, chọn Toán và cống hiến cho nghề. Tôi yêu Toán học như một tình yêu với gia đình, quê hương, Tổ quốc. Tôi mong bản thân sẽ vẫn khỏe để tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho Toán học trong thời gian tới", cô Ngọc tâm sự.
Bà Lê Thị Mỹ Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Khánh Hòa nhận xét, cô Lê Thị Phương Ngọc là nhà giáo có nhiều đổi mới, sáng tạo trong giáo dục, giảng dạy, quản lý người học đạt chất lượng, hiệu quả cao. Cô Ngọc không ngừng tự học tập, đầu tư nghiên cứu để đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, tích cực tham gia hội giảng cấp tổ chuyên môn, khoa và trường, từ đó chất lượng giảng dạy ngày càng nâng cao. Cô Ngọc đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen từ cấp trường, tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ và hiện đang là giảng viên cao cấp của trường.
Với nỗ lực, cống hiến không ngừng nghỉ trong suốt 35 năm công tác trong ngành Giáo dục và Đào tạo, Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Phương Ngọc là một trong ba nhà giáo của tỉnh Khánh Hòa được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng trong dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) tại Hà Nội.
Hà Lan muốn rút ngắn thời gian năm học Bộ trưởng Giáo dục Hà Lan Robbert Dijkgraaf đề nghị một số trường đại học Hà Lan thí điểm giảm thời gian năm học. Giảm thời gian năm học giúp giảng viên tập trung cho nghiên cứu khoa học. Năm 2021, Học viện Trẻ, thuộc Học viện Khoa học và Nghệ thuật Hoàng gia Hà Lan, đã công bố kết quả của nghiên...