Người già và bệnh làm suy giảm chức năng cơ thể do tai biến
Khi cao tuổi, người già thường mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp, bệnh mạn tính tái phát… làm suy giảm chức năng cơ thể, gây ra tai biến.
Vì vậy, việc phòng bệnh, phòng tai biến và chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người già là vô cùng cần thiết.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Việt Hà -Trưởng khoa Lão khoa Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội và bệnh nhân
Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Việt Hà -Trưởng khoa Lão khoa Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội, hiện nay ở Việt Nam tốc độ già hóa dân số đang ở nhóm nhanh nhất châu Á, cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc…
Mô hình bệnh tật nói chung và bệnh của người cao tuổi nói riêng chuyển từ lây nhiễm sang không lây nhiễm. Các bệnh về tim mạch thường gặp như xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp… chiếm tỷ lệ đáng kể. Ngoài ra hay gặp các bệnh về chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hay như các bệnh về hệ thần kinh trung ương làm suy giảm khả năng về trí nhớ như alzheimer, trầm cảm, parkinson, sa sút trí tuệ tuổi già…
Hiện nay ở Việt Nam tốc độ già hóa dân số đang ở nhóm nhanh nhất châu Á
Một trong những vấn đề gặp nhiều nhất ở người cao tuổi còn là các bệnh về thoái hóa cơ xương khớp, loãng xương tuổi già khiến người cao tuổi đau đớn, khó khăn về vận động và ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt về giấc ngủ.
Video đang HOT
Việc cơ thể người già giảm khả năng đề kháng là cơ hội cho nhiều bệnh mạn tính tái phát cùng lúc dẫn tới việc khó khăn trong kiểm soát và điều trị cũng như nặng thêm tình trạng bệnh, thậm chí việc không tuân thủ phác đồ điều trị cũng như tái khám bác sĩ theo lịch hẹn, bệnh tật không được kiểm soát tốt có thể vô tình khiến bệnh nhân phải nhập viện do các biến chứng nặng và hậu quả là các di chứng ảnh hưởng tới các chức năng vận động, ngôn ngữ, tri giác nhận thức, khả năng nuốt, hay gặp sau tai biến mạch máu não hoặc biến chứng hôn mê do tăng đường máu, giảm đường máu, các nhiễm trùng hoại tử da, hoặc gãy xương bệnh lý… là những vấn đề thường gặp gây suy giảm chức năng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của người cao tuổi.
Theo bác sĩ Hà, chế độ dinh dưỡng cho người già trong và sau quá trình điều trị phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng
“Vì vậy, cần đề phòng các bệnh di chứng do tai biến mạch máu não, bệnh chuyển hóa, bệnh cơ xương khớp cấp và mãn tính ở người già. Nên thường xuyên khám bệnh định kỳ hoặc khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường như đau đầu, ăn kém, cơ thể gầy sụt cân, thường xuyên mệt mỏi khó thở, mất ngủ kéo dài, trí nhớ giảm sút…
Nếu đã được chuẩn đoán bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị và lời khuyên của thày thuốc chuyên khoa, có chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý duy trì tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì giấc ngủ, có lối sống lành mạnh, vui vẻ tránh những sang chấn tâm lý, nóng giận”, bác sĩ Hà khuyến cáo.
Đặc biệt 6 tháng đầu sau tai biến mạch máu não là giai đoạn vàng về phục hồi chức năng
Bác sĩ cũng cho biết, hiện nay Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội thường xuyên tiếp nhận nhiều bệnh nhân di chứng sau tai biến mạch máu não với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Một số bệnh nhân sau bất động gãy xương lâu ngày bị di chứng teo cơ cứng khớp, hoặc bệnh nhân biến chứng tiểu đường…
Tuy nhiên ngoài việc đánh giá các mức độ tổn thương thì việc được can thiệp phục hồi chức năng sớm toàn diện và kiên trì của cả thày thuốc và bệnh nhân cũng như gia đình giúp cho quá trình phục hồi nhanh hơn rõ rệt, đặc biệt 6 tháng đầu sau tai biến mạch máu não là giai đoạn vàng về phục hồi chức năng.
Theo bác sĩ Hà, chế độ dinh dưỡng cho người già trong và sau quá trình điều trị phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng. Tại bệnh viện các chuyên gia sẽ khám dinh dưỡng và đưa ra chế độ ăn bệnh lý phù hợp với bệnh nhân, bổ sung calci, vitamin từ thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày giúp kiểm soát tình trạng bệnh lý, đặc biệt bệnh lý chuyển hóa. Về cơ bản người cao tuổi cần được bổ sung nước đúng và đủ, đảm bảo không thiếu nước do thói quen người già ít uống nước, tuy nhiên với người già cần hạn chế uống nước buổi tối gây tiểu đêm ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ.
“Người bệnh cần có chế độ ăn đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, đặc biệt những bệnh nhân phải ăn qua sonde dạ dày, bệnh nhân gầy yếu thể trạng suy kiệt. Cần tăng cường rau xanh cung cấp chất xơ giúp duy trì tốt hệ tiêu hóa, chống táo bón. Đặc biệt, cần giảm dần thói quen ăn uống nhiều đạm, sử dụng nhiều muối khiến cơ thể không dung nạp hết dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa nguy cơ thừa cân, béo phì, bệnh lý đái tháo đường, rối loạn mỡ máu… Không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc lạm dụng chất kích thích cafe, chè nhất là vào buổi tối ảnh hưởng giấc ngủ và sức khỏe”, bác sĩ nhấn mạnh.
Bí quyết tránh đau mỏi khi giao mùa
Cơ thể mỗi người nhạy cảm hơn với môi trường và thời tiết vào thời điểm giao mùa, dễ mắc các bệnh hô hấp và xương khớp, nhất là những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già.
Người cao tuổi cần ăn nhiều rau, quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Kẻ thù của xương khớp
Thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa thay đổi thất thường, ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người, nhất là nhóm mắc bệnh xương khớp.
Là bệnh nhân xương khớp nhiều năm, bà Nguyễn Thị Đoan (phố Chùa Láng, Hà Nội) than thở, cứ "trái gió trở trời", nhất là lúc nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột là khớp gối, cổ tay và ngón tay của bà bị sưng đỏ, tê cứng và đau nhói. Nhiều người khác cũng lo lắng khi các khớp tay, chân nhức nhối, có cảm giác như kiến bò và phát ra tiếng lục cục mỗi khi trở trời.
GS.TS Nguyễn Mai Hồng, Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, lý giải: Sự thay đổi của thời tiết kéo theo sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể. Đặc biệt, khi giao mùa từ nóng sang lạnh, các mạch máu bị co lại, sự lưu thông máu bên trong các tế bào cơ bắp giảm khiến tế bào cơ co lại, giảm độ đàn hồi và gây cứng cơ, đôi khi dẫn đến đau cơ.
Nhiệt độ xuống thấp về đêm làm cho các gân cơ bị co rút, dễ gây ra chứng vẹo cổ cấp. Nếu người cao tuổi thức dậy đi vệ sinh ở thời điểm này, việc vận động khớp khó khăn hơn dễ khiến bệnh nhân bị ngã, trường hợp nặng có thể dẫn đến gãy xương. Chưa kể trong tiết trời lạnh, một số bệnh nhân bị gout thường hay tái phát các đợt viêm khớp cấp do axit uric trong máu bị kết tủa, lắng đọng vào khớp và gây viêm.
Không chỉ bệnh nhân xương khớp mệt mỏi mà khi giao mùa, cơ thể con người nói chung rất dễ gặp các vấn đề về hô hấp do không kịp thích ứng với sự thay đổi, sức đề kháng bị giảm sút, dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công hơn.
Khi thời tiết chuyển từ hè sang thu cũng là thời điểm thuận lợi để bệnh đau mắt đỏ xuất hiện. Bác sĩ Hoàng Cương (khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt trung ương) lưu ý, đây là bệnh dễ lây lan nên các gia đình cần đặc biệt cẩn trọng. "Đã có trường hợp cả gia đình đều bị đau mắt đỏ do lây giữa các thành viên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt", bác sĩ Cương cho biết.
Không lạm dụng thuốc giảm đau
Để ứng phó với các cơn đau xương khớp khi giao mùa, bác sĩ Vũ Văn Đại (Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho hay, khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng cách xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muôi... để các mạch máu giãn ra, khí huyêt dễ dàng lưu thông đến nuôi các khớp. Tuyệt đối không chườm hay xoa dâu nóng trực tiếp lên vùng khớp đang viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau) để tránh tình trạng sưng viêm trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, cần tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá lạnh, nhiều gió, độ ẩm cao hay có mưa.
Chuyên gia cũng khuyến cáo người dân không nên lạm dụng thuốc giảm đau chứa corticoid, bởi việc dùng thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời trong cơn đau cấp. Việc lạm dụng thuốc giảm đau chứa corticoid có thể gây tác dụng phụ lên dạ dày, tim mạch, thận...
Bên cạnh đó, các chuyên gia đều đưa lời khuyên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chât và cân bằng đối với bệnh nhân xương khớp nói riêng và người dân nói chung khi thời tiết giao mùa. Mọi người nên tránh xa một số loại thực phẩm có thể sinh ra các chất làm tăng gánh nặng cho khớp, như: Các chất kích thích, thịt đỏ, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn nhanh, đồ ăn có tính nóng, quá chua hay quá mặn...
Với nguy cơ xuất hiện bệnh lý hô hấp khi chuyển mùa, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, khuyến cáo: Không nên ở ngoài trời vào buổi trưa, luôn mang theo áo mưa, đeo khẩu trang khi đi đường, vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn, luôn tắm bằng nước ấm.
"Trong sinh hoạt hằng ngày, mọi người cần chú ý giữ ấm, đặc biệt là khi ra ngoài lúc sáng sớm và đêm khuya, bảo đảm vệ sinh hằng ngày; tránh để trẻ em, người già tiếp xúc với người đang mắc bệnh dễ lây nhiễm cũng như hạn chế tới nơi đông người. Bảo đảm chế độ ăn đủ dinh dưỡng cho gia đình, ăn nhiều hoa quả, không dùng đá lạnh. Người bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị", bác sĩ Trần Minh Điển khuyến cáo.
Đừng để bệnh xương khớp cản trở tình dục Tình dục là hoạt động mạnh, đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan, trong đó hệ cơ xương khớp phải hoạt động rất tích cực. Tình dục tác động đến bệnh lý xương khớp, đồng thời khi có bệnh về xương khớp sẽ ảnh hưởng khả năng tình dục. Quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến xương khớp? Trong quá...