Người già Trung Quốc cô đơn khi phải quanh quẩn chăm sóc con cháu
Thay vì được an hưởng tuổi già, hàng triệu người cao niên Trung Quốc phải xa rời quê hương để đi làm thuê hay giúp con cái cáng đáng việc nhà.
Kể từ khi chuyển đến Bắc Kinh, Fan Cuiyun (60 tuổi) cảm thấy mình như người ngoài trong chính gia đình của bà.
5 năm trước, Fan rời thành phố Thiên Tân lên thủ đô giúp vợ chồng con trai nuôi nấng đứa con mới sinh của họ. Hiện, bà quanh quẩn chăm cháu cả ngày để con trai và con dâu đi làm.
Tuy nhiên, Fan cảm thấy mình nhận được rất ít sự biết ơn. Mỗi tối đi làm về, vợ chồng con trai lại chất vấn bà về các hoạt động của con họ trong ngày. Sau đó, cả hai thường phớt lờ người mẹ già.
“Chúng hiếm khi trao đổi với tôi về bất cứ điều gì ngoài cháu trai tôi. Tôi giống như kẻ hầu không được trả lương”, Fan nói.
Người già Trung Quốc tủi nhục khi phải sống xa quê vì công việc hoặc gia đình.
Nhiều người cao niên Trung Quốc cũng có trải nghiệm tương tự Fan Cuiyun. Theo Sixth Tone, ước tính có khoảng 18 triệu laopiao, hay còn gọi là “người già trôi dạt”, ở đất nước tỷ dân. Hầu hết họ phải xa quê hương để đi làm thuê hoặc giúp người thân chăm sóc con cái.
Đối với nhiều người, cuộc sống xa nhà ở tuổi xế chiều rất đau khổ.
Trước khi chuyển đến Bắc Kinh, Fan quản lý 2 cửa hàng quần áo ở quê nhà trong hơn 20 năm. Với bà, phải gác lại chuyện kinh doanh để giúp con cái cáng đáng việc nhà là điều khó khăn. Fan đôi khi vẫn gặp khó khăn về mặt cảm xúc.
Wen Ju (56 tuổi) trở thành “người trôi dạt” vì nguyên nhân hoàn toàn khác. Bà di chuyển hơn 200 km từ quê ở tỉnh Sơn Đông đến thành phố Thiên Tân để tìm việc làm. Hiện Wen kiếm được 5.000 nhân dân tệ (750 USD)/tháng với hy vọng giúp con trai trả nợ.
Người phụ nữ 56 tuổi luôn trông ngóng về quê nhà – nơi cha bà đang sống cô độc. Wen hy vọng có cơ hội trở về làng khi kiếm đủ tiền.
“Cuộc sống ở Thiên Tân rất khác. Tôi luôn có cảm giác mất mát và bất an”, Wen nói.
Video đang HOT
Đối với nhiều người, cuộc sống xa nhà ở tuổi xế chiều rất đau khổ.
Người già sống phụ thuộc vào con cái được không?
Chẳng bố mẹ nào sinh con ra đã đặt lên vai con trách nhiệm phải phụng dưỡng mình. Xã hội hiện đại khiến quan niệm tuổi già dựa vào con cái cũng dần có sự thay đổi.
Người già không muốn phụ thuộc vào con
Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc chăm sóc cha mẹ khi họ già đi chưa? Bạn đã bao giờ nghĩ xem mình có thể dựa vào ai nếu một ngày nào đó bạn già đi?
Khi về già, tôi kiên quyết không sống chung với con.
Cách đây vài năm, tôi mới lập gia đình, mẹ tôi về sống với tôi một thời gian.
Một buổi tối khi chúng tôi xem một bộ phim gia đình về cuộc chiến giữa mẹ chồng và con dâu, tôi buột miệng: "Sau này về già sẽ không sống với con, thà dành dụm tiền đi viện dưỡng lão!".
Mẹ tôi trầm ngâm một lúc rồi nói: "Cha mẹ coi con cái là tất cả, con lớn rồi thì không cần cha mẹ nữa".
Vài năm sau, tôi nghỉ việc và hợp tác với một vài người bạn trong một dự án viện dưỡng lão, cụ thể là hỗ trợ cuộc sống cho những người già sống cô đơn, cần được chăm sóc.
Điều đã thúc đẩy tôi làm điều này, ngoài những gì mẹ tôi nói hồi đó là cuộc gặp tình cờ một ông lão vào một ngày mưa.
Hôm đó mưa rất to, ai cũng lo lắng chạy xe về nhà, một mình ông lão đứng dưới mưa cầm ô. Khi đi ngang qua ông, tôi dừng lại hỏi: "Chú ơi, trời mưa to thế này sao chú không về nhà, lỡ trượt chân ngã thì sao?"
Ông vui vẻ nhìn tôi và nói: "Cảm ơn". Tôi bị bối rối vì lời cảm ơn và dắt ông đến tán cây bên cạnh.
Ông lão nói: "Cô gái, cô biết không, tôi ở nhà rất buồn chán. Tôi đi ra ngoài để tìm người nói chuyện, may mắn đã gặp được cô rồi".
Ông lão với những đốm đồi mồi cười toe toét như một đứa trẻ.
Ông lão tâm sự, ông có một người con trai rất hiếu thảo nhưng lại đi làm ăn xa. Vợ ông đã mất cách đây vài năm. Nhiều lần con trai ngỏ ý muốn đón ông lên ở cùng nhưng ông không đồng ý.
"Tôi không muốn rời thành phố đã sống bấy lâu nay. Hơn nữa, tôi sợ mình sẽ khiến vợ chồng các con mâu thuẫn" - ông tâm sự.
Ông lão sống một mình trong căn hộ 2 phòng ngủ rộng 80m2, nhà trống trơn, ông thường xuống nhà tìm hàng xóm chơi cờ, tán ngẫu.
Ông kể: "Hôm nay ngột ngạt quá nên tôi đi xuống đứng một lúc nhìn người đi đường, có người đi ngang qua tôi thấy như khách đến thăm nhà, vui quá. Cô gái à, biết gì không, lâu lắm rồi mới đi ra khỏi nhà".
Niềm vui của tuổi già, chỉ đơn giản như thế. Không đặt gánh nặng lên cho con, không sống dựa vào con.
Khi tuổi già đến, có rất nhiều điều để học hỏi và chấp nhận
Tôi quyết định làm việc trong một viện dưỡng lão. Trước đó, tôi đã làm việc trong một tổ chức phi lợi nhuận trong 5 năm. Ý định ích kỷ của tôi là khi về già, tôi có thể làm những việc mà tôi cảm thấy thú vị với một nhóm bạn cùng chí hướng trong viện dưỡng lão của mình, ít nhất là không quá cô đơn. Hãy nghĩ về tuổi già. Thông thường, có thể ở độ tuổi 60 đến 80, có rất nhiều điều mà người già phải học:
Nhận ra mình già thật rồi, ăn chậm chống nghẹn, đi chậm chống ngã.
Đừng quan tâm chuyện này chuyện kia, hãy lo cho bản thân mình.
Đừng coi mình là gánh nặng, thế hệ này không ai trải qua khó khăn gian khổ và tôi tin rằng chặng đường cuối cùng của cuộc đời sẽ trôi qua một cách dễ dàng.
Khi chất lượng cuộc sống vô cùng kém, hãy dám đối mặt với cái chết và từ giã cõi đời.
Tôi cũng thấy rằng về già chỗ dựa tinh thần được cho là quan trọng nhất.
Ảnh minh họa.
Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của hai chữ "tinh thần" đối với người già, chẳng lẽ người già không cần thỏa mãn tinh thần hay sao?
Một cụ già đã từng nói tôi rằng nếu bạn có thân hình đẹp khi về già, đôi chân vững và hàm răng đều thì bạn sẽ may mắn hơn là gặp một cô gái xinh đẹp khi còn trẻ và đem lòng yêu cô ấy. Nhiều người già không đi lại được là nhóm người cô đơn nhất.
Sự phụ thuộc lớn nhất của chúng ta khi về già
Trong những ngày điều hành viện dưỡng lão này, ngày nào tôi cũng nói chuyện với những người già, người mất bạn đời, người mất người thân, người mất nhà cửa,...
Tôi dần dần phát hiện ra rằng, nhiều khi muốn thực sự giải tỏa nỗi cô đơn không phải vì con cái luôn ở bên, không có người giúp việc theo sát, không phải vì tiếp tục cho tiền, mà là để chúng bận rộn và chu toàn.
Ảnh minh họa.
Chẳng bố mẹ nào sinh con ra mà đã đặt lên vai con cái trách nhiệm phải phụng dưỡng mình cả. Họ chỉ mong muốn con cái đóng góp cho cộng đồng và xã hội sau đó mới nghĩ đến mình.
Việc con cái có nhận thức được những điều đó không mà phấn đấu mới quan trọng. Viện dưỡng lão là một phần trong xã hội hiện đại, nó sẽ giúp cho những người bận rộn với công việc không có nhiều thời gian bên bố mẹ tập trung cho trách nhiệm của họ.
Tôi thích nghề nghiệp hiện tại từ tận đáy lòng mình, tôi thường đưa mẹ đến trung tâm cho mẹ tham gia dàn hợp xướng, tập thể dục nhịp điệu và trò chuyện với những người già khác.
Một hôm tôi gọi điện về cho mẹ mua thêm đồ ăn buổi tối, bạn tôi muốn đến ăn cơm ở nhà, mẹ từ chối tôi và nói: "Các con đi ăn đi. Hôm nay mẹ không có thời gian. Mẹ phải tập dượt. Tuần sau mẹ sẽ đi biểu diễn cộng đồng".
Đột nhiên, tôi cảm thấy bình yên trong lòng. Mẹ tôi từ chối vì bà đã có cuộc sống riêng khi về già, tôi không phải là tất cả đối với bà. Bà là một người phụ nữ độc lập, sống cho chính mình.
Tôi hy vọng rằng vào cuối đời, sự phụ thuộc lớn nhất của tôi không phải là con cái, mà là sự sung mãn và phẩm giá bên trong.
"Bản thân mình" - cụm từ này không đáng buồn cũng không ghê gớm gì cả, tất cả phụ thuộc vào cách bạn sắp xếp tuổi già của mình.
Khi tôi già, tôi nhất định không dựa vào con cái, tôi sẽ chỉ dựa vào bản thân mình.
Khao khát về sự sống và ước mong gần con cháu của người già Khi giới hạn của sự sống ngày càng thu hẹp dần, người ta khao khát sống trọn vẹn từng giây phút bên người thân, muốn trao đi yêu thương nhiều hơn. Tôi thường gọi mẹ chồng bằng hai tiếng "bà nội" theo cách gọi của con gái mình. Hôm qua, khi đón cháu từ trường, tôi đưa cháu ra thăm nhà bà sau...