Người dùng Viettel có thể lướt mạng 4G cách bờ biển 100 km
Viettel xác định phủ sóng biển đảo là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc và quốc phòng an ninh, tiến tới xã hội số cả những nơi xa xôi nhất của tổ quốc.
Với người trẻ Việt Nam hiện đại, Internet trở thành một phần không thể thiếu. Mỗi buổi sáng thức dậy, họ kiểm tra điện thoại có tin nhắn không, mạng xã hội có thông báo mới không, email có công việc quan trọng không. Họ đặt xe đi làm, gọi đồ ăn trưa, mua sắm qua ứng dụng… Tất cả thao tác được thực hiện trên điện thoại, trong một thế giới nơi mọi thứ được kết nối với nhau thông qua Wi-Fi, 4G.
Thế nhưng, sử dụng Internet giờ đây không còn là đặc quyền của cư dân trên đất liền. Người dân sinh sống ở các hòn đảo biệt lập nay cũng có thể vào mạng dễ dàng, mọi lúc mọi nơi. Họ cũng dùng mạng xã hội, xem clip trực tuyến chất lượng cao, hay bất kỳ nền tảng nào trên Internet.
Ứng dụng giám sát hiệu suất mạng Opensinal đánh giá Viettel sở hữu mạng 4G tốt nhất Việt Nam.
Video đang HOT
Thực tế, từ tháng 7, Viettel đã hoàn thành tăng cường vùng phủ sóng 4G khu vực biển đảo. Theo đó, trong vòng 35 km tính từ bờ biển Việt Nam, vùng phủ mạng 4G đạt xấp xỉ 95% diện tích. Đặc biệt, nhiều khu vực có thể đảm bảo mạng 4G lên tới 100 km.
Cùng với việc tăng cường hạ tầng, Viettel triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho người sử dụng dịch vụ 4G, như combo trọn gói, miễn phí thoại thoải mái data với lưu lượng 30-60 GB/tháng, giúp khách hàng kết nối liên tục.
Hiện tại, khoảng 2 triệu người dân đang khai thác, đánh bắt và làm dịch vụ trên biển của Việt Nam, trong đó có khoảng 70.000 ngư dân đánh bắt xa bờ. Tăng cường phủ sóng 4G biển đảo không chỉ giúp duy trì thông tin liên lạc với đất liền, mà còn có ý nghĩa bức thiết trong việc đảm bảo an toàn cho ngư dân, cán bộ công tác xa bờ.
Giờ đây, người dân có thể dễ dàng cập nhật thông tin dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu nạn để chủ động đối phó thiên tai và những rủi ro khi đi ngư trường… nhờ mạng di động 4G Viettel chất lượng cao.
Hiện nay, Viettel triển khai cáp quang tới nhiều huyện đảo lớn như Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quốc (Kiên Giang), Hòn Tre (Khánh Hòa)…
Những đảo xa không thể kéo cáp quang, doanh nghiệp sử dụng Viba IP dung lượng cao băng rộng để đưa sóng di động và Internet phục vụ chính quyền và người dân. Viba IP dung lượng cao này sử dụng công nghệ hiện đại trên thế giới như công suất cao, ghép kênh lọc thông dải hẹp để đáp ứng cho dịch vụ 2G, 3G, 4G, truyền hình, Internet băng rộng, với chất lượng tương đương trong đất liền, thậm chí sẵn sàng cho 5G.
Viettel, VNPT đua làm bộ phát Mesh Wi-Fi
HomeWiFi của Viettel hay iGate EW12S của VNPT đều hỗ trợ phủ sóng toàn bộ căn nhà với giá mỗi trạm cho hệ thống Mesh khoảng 900.000 đồng.
Bộ phát Mesh Wi-Fi mới ra mắt của Viettel hỗ trợ băng tần kép 2.4 GHz và 5 GHz , công nghệ beamforming nhưng vẫn sử dụng W-Fi 5 chuẩn 802.11 ac. Bộ sản phẩm có ít nhất hai trạm (node) với giá 1.800.000 đồng (phù hợp nhà tầm 200 m2 hoặc hai tầng) hoặc bộ ba trạm là 2.100.000 đồng (nhà tầm 300 m2 hoặc 3 tầng).
Trước đó, VNPT cũng giới thiệu iGate EW12S với giá từ 880.000 đồng mỗi node và người dùng phải mua tối thiểu hai node. Sản phẩm cũng hỗ trợ băng tần kép 2.4 GHz và 5 GHz, ăng-ten MIMO 2x2, cho phép kết nối cùng lúc 40 thiết bị.
Cả hai cùng sử dụng nền tảng web hoặc phần mềm điện thoại để cài đặt và quản lý. Thiết bị của VNPT được điều khiển qua ứng dụng OneLink trên iOS và Android, trong khi Viettel chưa công bố tên ứng dụng cho HomeWiFi.
Khác biệt lớn nhất giữa hai nhà mạng là Viettel hướng đến bán hoặc tặng thiết bị cho người dùng gói cước Internet thay vì bán lẻ sản phẩm trên các trang thương mại điện tử như VNPT.
Công nghệ Mesh Wi-Fi sử dụng nhiều node để tăng độ phủ nhưng không làm giảm băng thông mạng.
Thiết bị của VNPT và Viettel cạnh tranh trực tiếp với TPLink Deco E4 - giá 1,8 triệu cho bộ hai node, trong khi rẻ hơn đáng kể so với phiên bản Deco M4 (giá 2,8 triệu đồng cho bộ hai node) hay Linksys Velop (giá 3,9 triệu đồng cho bộ hai node). Tuy nhiên, iGate EW12S và HomeWiFi lại đắt hơn đáng kể so với Tenda Nova MW3 với giá khoảng một triệu đồng cho bộ hai node.
Bộ phát tín hiệu không dây Mesh là công nghệ mới nổi gần đây và được nhiều người dùng tìm kiếm, sử dụng cho các mạng Wi-Fi trong gia đình. Hệ thống Whole Home WiFi, hay còn gọi là Mesh Wi-Fi, giúp tín hiệu sóng ổn định và mạnh ở gần như mọi vị trí trong vùng phủ sóng, chỉ sử dụng một tên mạng duy nhất và duy trì kết nối ổn định khi phải di chuyển ra các vị trí khác nhau.
Một bộ Mesh Wi-Fi bao gồm hai hoặc nhiều module đơn lẻ, gọi là các trạm hoặc nút (node), có kiểu dáng giống hệt nhau. Trong đó, chỉ có một bộ định tuyến chính cần kết nối với đường mạng Internet. Điểm đặc biệt là chúng có thể giao tiếp liên tục với nhau. Thông thường, mỗi node dành một nửa tổng băng thông hỗ trợ để "liên hệ" với các node còn lại, giúp mở rộng vùng phát sóng và đảm bảo tốc độ truyền ổn định. Đây là ưu điểm so với cách mở rộng phát sóng cũ bởi repeater chỉ có thể đảm bảo chất lượng "tạm ổn" khi được kết nối với router chính.
Viettel nâng cấp thiết bị, 'dọn rác' các trạm thu phát sóng Giải pháp mới này của Viettel sẽ giúp giải phóng hàng loạt thiết bị thu phát của ba mạng 2G, 3G, 4G và các dây đấu nối trên cột. Ngày 20-7, Tập đoàn Viettel cho biết, sau khi triển khai thành công cho gần 90 trạm thu phát sóng ở quận Hoàn Kiếm, bắt đầu từ tháng 7 này, Viettel tiếp tục mở...