Người dưng làm cấp cứu
Nếu không có những người đi đường tốt bụng, không ít nạn nhân tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề do cấp cứu trễ.
Người đi đường tốt bụng hỗ trợ nhân viên cấp cứu đưa nạn nhân lên băng ca. Ảnh: TRẦN NGỌC
“Phần lớn TNGT xảy ra trên địa bàn TP.HCM đều do người đi đường hoặc hộ dân sống gần đó gọi điện thoại báo cho Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM” – BS Nguyễn Văn Trung, phụ trách Đội cấp cứu ngoại viện của Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM, cho biết.
Người dưng tốt bụng
22 giờ ngày 2-9, điện thoại Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM reo vang. Người gọi điện thoại xưng là Thành, báo có một vụ TNGT xảy ra trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8, TP.HCM). “Tôi vẫn đang có mặt ở hiện trường, có gì anh/chị liên lạc qua số điện thoại này” – người gọi điện thoại nói.
Trên đường tới hiện trường, điều dưỡng Nguyễn Văn Hoa gọi điện thoại cho ông Thành để hỏi tình hình bệnh nhân. Từ mô tả của ông Thành, anh Hoa hướng dẫn cách xử lý để bệnh nhân bớt đau. Xe cứu thương tới chân cầu Chữ Y phía bên quận 5 (TP.HCM) thì kẹt cứng. Ông Thành liên tục gọi điện thoại, tỏ vẻ sốt ruột.
Thoát khỏi biển người, vừa quặt đầu đường Phạm Thế Hiển, mọi người trên xe thấy một người đàn ông giơ tay vẫy và chỉ chỗ nạn nhân đang nằm sóng soài. “Tôi tình cờ đi ngang, thấy cậu này va quẹt xe hơi rồi té xuống, tài xế xe hơi nhấn ga bỏ chạy. Tôi dìu cậu ta vô lề rồi gọi 115, gọi luôn cả người nhà người bị nạn. Mặc dù có công chuyện gấp nhưng tôi không nỡ bỏ cậu ta một mình vì sợ xảy ra chuyện không hay” – ông Thành nói rồi lên xe nổ máy.
Chẩn đoán người bị nạn gãy chân phải, y sĩ Ngô Văn Đông cùng hai điều dưỡng nhanh chóng cố định xương rồi chuyển lên băng ca.
Video đang HOT
Một trường hợp tương tự, khi tới hiện trường ở quận 5 (TP.HCM), một thanh niên độ 24 tuổi nồng nặc mùi rượu, bê bết máu nằm sóng soài trên đường, nón bảo hiểm nằm lăn lóc góc đường. Xe máy của nạn nhân hư hỏng nặng. Anh Quang, người gọi Cấp cứu 115, kể: “Đang ngồi uống cà phê với bạn, tôi nghe tiếng rú ga từ xa. Tôi thấy một thanh niên chạy xe với tốc độ nhanh khiến người đi đường phải dạt vô lề. Bỗng anh té, đập đầu xuống đường bất tỉnh”.
Sau đó, anh Quang cẩn thận gọi cho một dân phòng, nhờ đi theo nạn nhân. Y sĩ Võ Văn Sậm giải thích: “Khi nạn nhân bất tỉnh, không có người nhà thì phải có dân phòng hoặc công an khu vực đi theo là cần thiết. Mục đích để tránh trường hợp nạn nhân kêu mất cắp tiền bạc, tư trang… khi tỉnh lại”.
Gác việc riêng, lo cho người bị nạn
Trên đường chuyển một nạn nhân tới bệnh viện, y sĩ Ngô Nguyễn Diễm Ngọc chia sẻ: “Nạn nhân bị chấn thương cột sống, nếu di chuyển không đúng có thể gây gãy cột sống, đứt động mạch khiến bệnh tình thêm nặng, thậm chí tử vong”.
BS Trần Văn Sóng, Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết thường xuyên gặp tình cảnh bệnh nhân bị TNGT bất tỉnh nhưng không có người nhà đi cùng do không có manh mối liên hệ. Trường hợp nạn nhân được cấp cứu qua cơn nguy kịch nhưng vẫn chưa tỉnh, chưa có người nhà thì bệnh viện thông báo cho chính quyền địa phương nơi người bệnh gặp nạn. Sau đó, chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan chức năng điều tra nhân thân, địa chỉ người bị nạn để thông báo cho người nhà.
BS Nguyễn Văn Trung chia sẻ thêm: “Công tác trong ngành cấp cứu ngoại viện đã lâu, tôi thấy nhiều nạn nhân nguy kịch được cứu sống hoặc di chứng để lại không quá nặng nề do được sơ cứu kịp thời. Điều này là nhờ lòng tốt của người đi đường, người sống gần nơi xảy ra tai nạn”.
Có người mặc dù đang chạy đôn chạy đáo giải quyết chuyện nhà nhưng khi gặp người bị nạn liền gọi điện thoại 115, chờ nhân viên cấp cứu tới rồi mới đi. Cũng có người hoãn việc rước con, đứng trông chừng tài sản cho người bị nạn sau khi đã gọi cấp cứu. Họ chỉ là người dưng nhưng không bỏ mặc người gặp nạn.
Cần sơ cứu đúng cách nạn nhân Sơ cứu không đúng phương pháp có thể làm nạn nhân tử vong hoặc nặng hơn tình trạng chấn thương hiện có, kể cả gây tàn phế suốt đời. Sơ cứu nạn nhân ngưng tim, ngưng thở thì áp dụng phương pháp hồi sinh tim phổi cơ bản. Nạn nhân bị chấn thương sọ não thì giữ tư thế cố định, tránh nạn nhân tụt lưỡi ngưng thở, nhẹ nhàng nghiêng đầu sang bên… Trường hợp bị chấn thương cột sống thì cố định vị trí đầu, cổ, lưng trên một đường thẳng, tránh xê dịch. Điều đáng lưu ý, vận chuyển nạn nhân bị chấn thương cột sống sai tư thế có thể làm trật cột sống cổ, gây ngưng thở hoặc liệt tứ chi. Nạn nhân bị gãy xương nhưng cố định không đúng sẽ làm nạn nhân đau, nhiều trường hợp nạn nhân bị liệt, ngưng thở, sốc vì đau, mất máu… BS VÕ QUANG HUY
Phó Giám đốc phụ trách điều hành Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM ____________________________________ Khoảng 2/3 trường hợp nạn nhân TNGT bị chấn thương cột sống. Chấn thương này thêm nguy hiểm nếu không sơ cứu đúng cách hoặc bị di chuyển. Do vậy gặp người bị TNGT, người đi đường tốt nhất giữ nguyên hiện trường, gọi CSGT và 115. BS NGUYỄN VĂN TRUNG
Phụ trách Đội cấp cứu ngoại viện của Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM
Theo Trần Ngọc ( Pháp luật TPHCM)
"Vết dầu loang" thương mại điện tử qua smartphone
Smartphone đang là xu hướng chính của thương mại điện tử hiện nay, quyết định lớn tới thanh khoản của doanh nghiệp.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có là 35 triệu người dùng smartphone
Cuối tháng 7/2015, sàn thương mại điện tử Sendo.vn mới bắt đầu đưa vào sử dụng ứng dụng Sendo App cho điện thoại thông minh (smartphone), nhưng kết thúc năm 2015, lượng đơn hàng thông qua thiết bị di động của Sendo.vn chiếm khoảng 45% và dự kiến năm 2016 có thể vượt 60%. Trước thời điểm đó, giống như nhiều sàn thương mại điện tử khác, số lượng đơn hàng qua di động mới đạt 10-15%.
Đây chỉ là một ví dụ điển hình cho việc smartphone đã thay đổi thói quen tiêu dùng, mua sắm và đã trực tiếp làm thay đổi doanh số của ngành thương mại điện tử.
Có vẻ như "kỷ nguyên smartphone" đang lan đến Việt Nam với tốc độ "vết dầu loang". Nếu cuối năm 2013, Việt Nam có 17 triệu người dùng, thì theo số liệu mới của Bộ Thông tin và Truyền thông là 35 triệu người.
Smarphone cũng là thiết bị được người dùng sử dụng để truy cập trực tuyến cao nhất khi chiếm tới 91% trong số các thiết bị được dùng. Cụ thể, người Việt Nam trung bình dùng 24,7 giờ/tuần, tăng 160% so với năm 2014, đặc biệt là nhóm tuổi 21-19 có thời gian truy cập lên tới 27,2 giờ/tuần.
Với việc smartphone ngày càng phổ biến, thói quen mua sắm tiêu dùng online, công nghệ 3G - 4G, công nghệ thanh toán trên di động đang là những yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử qua smartphone phát triển mạnh mẽ.
Nghiên cứu của Nielsen cho thấy, gần 50% người sử dụng smartphone ở thành thị có các hoạt động liên quan đến mua sắm trên nền tảng này. Họ dùng smartphone để tìm kiếm sản phẩm trên trang web hoặc ứng dụng, đọc các đánh giá về sản phẩm, so sánh giá trong lúc mua sắm tại cửa hàng truyền thống... Dự báo thời gian tới, xu hướng thương mại điện tử trên smartphone sẽ bùng nổ, mở ra thời đại mới để phát triển kinh doanh trực tuyến.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử (Bộ Công thương) cho rằng, thương mại điện tử trên smartphone sẽ bùng nổ trong tương lai gần. Nguyên nhân là số người sử dụng Internet trên thiết bị di động chiếm 57,56% dân số, đồng thời người tiêu dùng Việt Nam nhận thấy việc mua sắm qua mạng bằng các thiết bị di động ngày càng tiện lợi và an toàn hơn.
Người Việt Nam trung bình dùng 24,7 giờ/tuần, tăng 160% so với năm 2014, đặc biệt là nhóm tuổi 21-19 có thời gian truy cập lên tới 27,2 giờ/tuần.
Theo bà Hoàng Ngọc Yến, đại diện Google phụ trách khách hàng chiến lược mảng thương mại điện tử tại Việt Nam, smartphone đang góp phần không nhỏ về chất trong phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. "Hiện các ngành thời trang, phụ kiện, sách, điện tử - điện gia dụng đang thu hút nhiều khách mua hàng online. Đặc biệt, với hàng thời trang, người dùng điện thoại để tìm kiếm thông tin cao gấp 2 lần so với người dùng máy tính. Smartphone đang là xu hướng chính của thương mại điện tử hiện nay, quyết định lớn tới thanh khoản của doanh nghiệp", bà Yến cho biết.
Gần đây, các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn như Lazada.vn, Sendo.vn, Tiki.vn, Adayroi.com... đang tập trung đầu tư xây dựng các website tương thích với smartphone, máy tính bảng và phát triển ứng dụng di động (mobile app). Đại diện Zalora Việt Nam cho biết, từ tháng 4/2013, Zalora ra mắt ứng dụng app trên mobile và đến hết năm 2015 có hơn 1 triệu người đã tải App về, đóng góp tới hơn 60% lượng truy cập hàng ngày vào website zalora.vn. Vì vậy, App là lựa chọn duy nhất cho con đường phát triển thương mại điện tử về lâu dài tại Việt Nam.
Theo ông Lê Xuân Long, Giám đốc tiếp thị của Lazada Việt Nam, doanh nghiệp đầu tư vào thương mại di động cần lựa chọn mobile site hay mobile app. Mỗi loại hình có những ưu, nhược điểm khác nhau và tùy theo tình hình thực tế mà doanh nghiệp chọn cho mình hướng đầu tư phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đặt khách hàng làm trung tâm, liên tục phát triển và ứng dụng những công cụ, giải pháp đo lường có thể nghiên cứu và thấu hiểu hành vi, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, doanh nghiệp cần liên tục đưa ra những chiến lược hiệu quả, kích cầu mua sắm trên di động như các chương trình giảm giá, hoặc giao hàng miễn phí khi mua sắm từ ứng dụng di động.
Theo Tú Ân
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ngân hàng ngày càng chú trọng dịch vụ online Xu hướng "Internet hóa ngân hàng" vẫn tiếp tục được đẩy mạnh tại Việt Nam khi nhịp sống ngày càng bận rộn và công nghệ liên tục phát triển. Tại Việt Nam, ngân hàng điện tử (Internet Banking và Mobile Banking) đang là tâm điểm trong ngành. Sau giai đoạn sơ khai, các nhà băng cần nỗ lực để bắt kịp nhu cầu...