Người dùng Internet đang phải hứng chịu “đại dịch lừa đảo”
Nhận định thế giới đang phải hứng chịu một “đại dịch lừa đảo”, chuyên gia Group IB Việt Nam cho biết, nghiên cứu của đơn vị này năm 2020 chỉ ra rằng Scam ( lừa đảo mạng) và Phishing ( tấn công giả mạo) chiếm tới 73%.
Xu thế không thể đảo ngược
Tại hội thảo chuyên đề “ An toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số” diễn ra chiều 28/10, các chuyên gia đã tiếp tục “mổ xẻ” về các cơ hội, cũng như thách thức của chuyển đổi số với các tổ chức, doanh nghiệp.
Ông Tống Viết Trung cùng các chuyên gia trao đổi tại hội thảo chuyên đề 3.
Theo Thiếu tướng Tống Viết Trung, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86), trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0), công nghệ số đang phát triển rất nhanh, tác động sâu rộng và đa chiều trên toàn cầu và ngày càng trở thành nhân tố quyết định với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.
Thời gian qua, ứng dụng CNTT hướng tới chuyển đổi số đã được triển khai sâu rộng trong toàn xã hội; trở thành một công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, nâng cao năng lực, hiệu quả, giảm chi phí, tăng năng suất lao động.
Đặc biệt, giai đoạn thế giới cũng như Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, ngành CNTT vẫn duy trì được sự phát triển, tạo ảnh hưởng khá rõ rệt lên các lĩnh vực, nhất là y tế và giáo dục, tài chính, ngân hàng, công thương. “CNTT trở thành một trong những phương thức quan trọng hỗ trợ truy vết ca bệnh và giúp duy trì làm việc trong điều kiện giãn cách xã hội”, ông Trung cho hay.
Theo ông Lê Đức Anh, trong năm 2020, Scam – lừa đảo mạng chiếm tới 56% tội phạm mạng.
Video đang HOT
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Đức Anh, Giám đốc phát triển kinh doanh của Group IB Việt Nam cũng cho rằng, chuyển đổi số là một động lực cho phát triển kinh tế. Hai năm qua, dù bị ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh, song nhìn ở khía cạnh tích cực có thể thấy Covid-19 đã khiến cho tốc độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tổ chức và các nền kinh tế diễn ra nhanh.
Dẫn số liệu từ nghiên cứu được IDC thực hiện hồi đầu năm nay để minh chứng cho nhận định của mình, ông Lê Đức Anh cho hay, IDC đã đưa ra dự báo đến năm 2023, có tới 52% GDP toàn cầu sẽ đến từ kinh doanh nền tảng số hóa, hay còn gọi là chuyển đổi số; tốc độ tạo ra những sản phẩm mới sẽ tăng từ 50 đến 100 lần. Đến năm 2024, sẽ có tới 520 triệu ứng dụng, dịch vụ sẽ được phát triển, nghĩa là cứ mỗi ngày sẽ có hàng trăm nghìn ứng dụng, dịch vụ mới.
“Rõ ràng, nếu chúng ta muốn thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, muốn đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh hơn, muốn tăng trải nghiệm thì chuyển đổi số là bắt buộc”, đại diện Group IB Việt Nam nhận định
An toàn, an ninh mạng là thách thức toàn cầu
Trong trao đổi tại Vietnam Security Summit 2021, các chuyên gia đều có chung nhận định, bên cạnh những cơ hội từ cách mạng 4.0, chuyển đổi số, xu hướng này cũng buộc cách cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức.
Ngoài các thách thức như điều kiện nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ còn hạn chế hay việc các chính sách, thể chế chưa theo kịp sự phát triển, an toàn, an ninh mạng cũng là thách thức toàn cầu không nhỏ.
An toàn, an ninh mạng ngày càng diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh chuyển đổi số, dữ liệu số được coi là tài nguyên quốc gia, không chỉ quan trọng với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mà còn là mục tiêu các tổ chức nước ngoài khai thác vì nhiều mục đích khác nhau.
Bàn về các thách thức, đại diện GroupIB Việt Nam nhấn mạnh đến những rủi ro cho các doanh nghiệp, tổ chức khi chuyển đổi hoạt động lên môi trường số từ các hình thức lừa đảo mạng.
Điểm ra hàng loạt thủ đoạn lừa đảo mạng như quảng cáo giả mạo, ứng dụng giả mạo, website giả mạo, giả mạo tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp và người nổi tiếng, vi phạm bản quyền nội dung số… chuyên gia GroupIB Việt Nam nhận định: Việc những công ty, cá nhân thành công và nổi tiếng bị những kẻ lừa đảo để mắt đến chỉ là vấn đề thời gian.
Cho rằng thế giới đang phải hứng chịu một “đại dịch lừa đảo”, chuyên gia Group IB Việt Nam cho biết, theo báo cáo về Scam (lừa đảo mạng) và Phishing (tấn công giả mạo) trên toàn cầu được công ty này thực hiện năm 2020, Scam và Phishing chiếm 73% tội phạm mạng.
Không những thế, châu Á – Thái Bình Dương (APAC) còn là khu vực có tốc độ tăng trưởng các cuộc tấn công lừa đảo trong năm ngoái cao nhất, tới hơn 88%, trong khi con số này ở châu Âu và Mỹ la tinh lần lượt là 39% và 27,5%.
Mỗi ngày có thêm từ 5 – 10 website lừa đảo người dùng Việt
Tại Việt Nam, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, cùng với sự gia tăng hoạt động của người dùng trên không gian mạng, trong 2 năm gần đây, đã bùng nổ tấn công lừa đảo nhắm trực tiếp vào người dùng Internet, đặc biệt là những người dùng các dịch vụ tài chính, bảo hiểm…
Số liệu về tên miền lừa đảo mới trong năm 2021, theo ghi nhận từ hệ thống Viettel Cyber Security.
Cụ thể, ghi nhận từ hệ thống Viettel Cyber Security cho thấy, số lượng tên miền lừa đảo trong năm 2021 tăng hơn nhiều so với các năm trước, trung bình khoảng 600 – 700 tên miền lừa đảo hàng quý, nghĩa là cứ mỗi 1 ngày trung bình có 5 – 10 website lừa đảo nhắm vào người dùng Internet Việt Nam được xây dựng.
Theo đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), từ khi đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát tại Việt Nam, lừa đảo trực tuyến tăng rất mạnh; có tháng NCSC đã xử lý hàng nghìn website liên quan đến lừa đảo, giả mạo các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng, sàn thương mại điện tử…
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng khi thực hiện chuyển đổi số, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trước tiên cần nhận thức rõ những những rủi ro, thách thức về an toàn, bảo mật mà đơn vị mình sẽ phải đối mặt.
Cùng với đó, các đơn vị cũng cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả bảo mật thông tin như xây dựng hệ thống giám sát an toàn thông tin hiệu quả, tiết kiệm; trang bị các giải pháp quản trị rủi ro kỹ thuật số… Đặc biệt, việc đào tạo, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho người sử dụng, nhân sự trong tổ chức là vấn đề các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm.
Văn phòng Chính phủ kiện toàn đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Văn phòng Chính phủ đảm trách nhiệm vụ thành viên đầu mối cơ quan này trong mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc.
Sau kiện toàn, đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Văn phòng Chính phủ gồm có 13 thành viên, với Đội trưởng là ông Bùi Danh Tuyên, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học. Hai Phó đội trưởng là các ông: Nguyễn Đức Dân, Phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu điện tử; Lê Việt Hà, Phó Trưởng phòng An ninh, an toàn thông tin, Trung tâm Tin học.
Đội ứng cứu sự cố có nhiệm vụ thực hiện công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Văn phòng Chính phủ.
Ngoài việc thực hiện công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Văn phòng Chính phủ, Đội ứng cứu còn đảm trách nhiệm vụ thành viên đầu mối của Văn phòng Chính phủ trong mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc. Liên kết, phối hợp với các Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của các đơn vị khác nhằm ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố, dưới sự điều phối của cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố - Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Bộ TT&TT.
Báo cáo những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; báo cáo Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ kết quả thực hiện nhiệm vụ định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất theo yêu cầu.
Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng có quyền truy cập vào các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, dữ liệu nhật ký của tổ chức, cá nhân bị tấn công để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố mất an toàn thông tin. Việc thực hiện được đặt dưới sự giám sát của tổ chức, cá nhân bị sự cố, theo chức năng nhiệm vụ được giao và tuân thủ quy định của pháp luật.
Đồng thời, đề xuất Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ điều động nhân sự thuộc các đơn vị của Văn phòng hoặc đề nghị các cơ quan, tổ chức liên quan tham gia phối hợp, hỗ trợ trong ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Văn phòng Chính phủ (khi cần thiết).
Một thực tế hiện nay là không tổ chức, đơn vị nào có thể đảm bảo an toàn 100% hệ thống thông tin và các chuyên gia, cán bộ thực thi bảo đảm an toàn thông tin của tổ chức không thể quán xuyến hết mọi vấn đề từ bảo đảm an toàn đến việc ứng phó khi xảy ra sự cố mất an toàn hoặc bị tấn công mạng.
Từ mô hình tổ chức đội ứng cứu sự cố bảo mật trên thế giới, Việt Nam đã phát triển một mô hình riêng là Mạng lưới ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, thành lập Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia để tham gia ứng cứu xử lý các sự cố nghiêm trọng quốc gia.
Trong Đề án "Đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2025" được phê duyệt hồi tháng 10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã xác định 1 trong những mục tiêu hướng tới của Đề án là xây dựng Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia mạnh về chuyên môn, hoạt động chuyên nghiệp, gắn kết, với các đơn vị thành viên có trách nhiệm, hợp tác, kết nối chặt chẽ, đảm bảo điều phối kịp thời, phối hợp đồng bộ, hiệu quả các lực lượng để ứng cứu sự cố mạng, chống tấn công mạng.
Song song đó, xây dựng các đơn vị, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp lớn có năng lực chuyên môn cao, hoạt động chuyên nghiệp, tổ chức phòng ngừa hiệu quả, sẵn sàng phản ứng nhanh, ứng phó xử lý kịp thời các sự cố, tấn công mạng.
6 hacker trứ danh từ thuở Internet còn sơ khai Không giống đa số tội phạm mạng hiện nay, các hacker "đời đầu" thường xâm nhập với mục đích thỏa mãn trí tò mò hoặc tạo ra những điều mới lạ. Ngày nay, tội phạm mạng là một phần trong đời sống công nghệ, nhưng vào những năm 80-90 của thế kỷ trước, đó là hiện tượng mới mẻ, kỳ lạ. Nhiều hacker...