Người dùng hoang mang vì Windows 10 cài một bản cập nhật đến 2 lần
Vấn đề này ảnh hưởng đến những người dùng đang chạy bản cập nhật Windows 10 October 2018.
Một số người dùng Windows 10 vừa qua bỗng gặp một vấn đề khá lạ liên quan bản cập nhật tích lũy mới nhất dành cho Windows 10, cụ thể là bản cập nhật KB4494441 – một bản cập nhật khá quan trọng đối với những người dùng Windows 10 đang chạy phiên bản October 2018.
Vấn đề ở đây, theo một số nguồn dùng Reddit, là bản KB4494441 sau khi được cài đặt lần đầu, sẽ được Windows 10 cài đặt một lần nữa. Khi xem trong lịch sử cập nhật, bạn sẽ thấy có đến hai bản KB4494441, và bản thứ 2 sẽ được liệt kê với số (2) ở cuối: KB4494441 (2).
Dù vấn đề này có vẻ không có gì nghiêm trọng, và bản cập nhật nói trên vẫn hoạt động bình thường, nhưng nó vẫn khiến nhiều người tự hỏi chính xác thì điều gì đang xảy ra?
Microsoft hiện vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức nào, nhưng gã khổng lồ phần mềm đã cung cấp một số thông tin trên trang Windows 10 Release Information của hãng. Hóa ra, đây không thực sự là “lỗi” theo cách chúng ta vẫn nghĩ.
Cài đặt đa giai đoạn
Video đang HOT
Về cơ bản, điều đang diễn ra ở đây là do bản chất của bản cập nhật tích lũy. Quá trình cài đặt bản cập nhật này trên thực tế là một quy trình đa giai đoạn, đòi hỏi phải trải qua bước khởi đầu, tiếp theo là khởi động lại, và cuối cùng là cài đặt hoàn chỉnh (và khởi động lại thêm một lần nữa).
Lẽ ra mọi chuyện cứ diễn ra theo đúng quy trình, và hệ thống sẽ ghi nhận đây là một bản cập nhật đơn lẻ, nhưng có một lỗi bí ẩn nào đó khiến Windows Update ghi nhận KB4494441 đã được cài đến 2 lần, trong khi không phải như vậy.
Như đã nói ở trên, lỗi này không gây ra vấn đề nghiêm trọng nào, trừ việc khiến người dùng hoang mang – nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu Microsoft đưa ra một lời giải thích rõ ràng, thay vì giấu nó vào một trang web về Windows 10 mà có lẽ chẳng mấy ai theo dõi.
Giải pháp đối với vấn đề này, theo Microsoft: “ Bạn không phải thực hiện thao tác nào cả. Quá trình cài đặt cập nhật có thể lâu hơn và đòi hỏi khởi động lại hơn một lần, nhưng sẽ cài đặt thành công sau khi mọi bước cài đặt đã hoàn tất.
Chúng tôi đang nghiên cứu để cải thiện trải nghiệm cập nhật nhằm đảm bảo lịch sử cập nhật phản ảnh đúng việc cài đặt các bản cập nhật tích lũy mới nhất”.
Nói cách khác, Microsoft sẽ tung ra một bản vá lỗi nhằm đảm bảo lịch sử Windows Update báo cáo bản cập nhật này là một bản cập nhật đơn lẻ đúng như bản chất của nó.
Như đã đề cập ở trên, KB4494441 là một bản cập nhật quan trọng bởi nó là bản vá cho các lỗ hổng tương tự như Meltdown và Spectre, và nó cũng giúp kích hoạt Retpoline nhằm giải quyết vấn đề sụt giảm hiệu năng hệ thống sau khi vá lỗ hổng Spectre – đồng nghĩa với việc PC của bạn sẽ không bị chậm lại bởi bản vá trước đây. Do đó bản cập nhật này hứa hẹn sẽ mang đến những cải tiến quan trọng về bảo mật lẫn hiệu năng hệ thống.’
Theo GenK
Windows 10 sẽ sớm cho phép bạn rút USB bất kỳ lúc nào, không lo mất dữ liệu nữa
Một trong những điều đầu tiên mà người dùng máy tính được cảnh báo khi sử dụng ổ đĩa USB là phải "eject" chúng trước khi rút ra. Nhưng điều đó sắp đi vào dĩ vãng.
Trên Windows, việc "eject" một ổ đĩa USB thường có nghĩa là bạn phải click vào tùy chọn "Safely Remove Hardware". Dù rằng đó là một lời khuyên đã có từ lâu, nhưng có lẽ trong thời gian tới, bạn có thể yên tâm bỏ qua nó. Kể từ phiên bản 1809 trở đi, Windows 10 mặc định sẽ cho phép bạn rút ổ đĩa USB bất kỳ khi nào bạn muốn.
Về mặt kỹ thuật, lý do bạn phải tháo an toàn các thiết bị lưu trữ USB nói chung trước khi rút chúng ra khỏi máy là nhằm đảm bảo mọi dữ liệu chưa được ghi xong, hoặc chưa được lưu vào thiết bị, được hoàn tất quá trình lưu trữ. Nếu quá trình này bị gián đoạn, dữ liệu có thể bị mất hoặc bị hỏng, và nếu thiết bị đó là một ổ cứng, nó có thể bị hư hỏng về mặt vật lý. Tuy nhiên, Windows có một tính năng khiến hành động này không còn cần thiết nữa.
Windows 10 có thể chọn giữa hai chế độ khi tương tác với thiết bị lưu trữ USB. Chế độ mặc định hiện tại là "Better Performance", tức hoạt động đọc và ghi sẽ diễn ra nhanh nhất có thể, đổi lại hệ thống phải sử dụng bộ nhớ đệm và bộ nhớ đệm này cần phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi rút thiết bị. Đây chính là chế độ mà chúng ta đã quen thuộc trong nhiều năm qua.
Từ bản cập nhật 1809 - một bản cập nhật đầy rắc rối Microsoft đã chuyển sang chế độ "Quick Removal". Với chế độ này, các thiết bị USB sẽ luôn trong trạng thái sẵn sàng để được rút ra mà không cảnh báo bất kỳ điều gì. Nhược điểm của chế độ này là hiệu năng hệ thống, đặc biệt là hiệu năng ghi, sẽ giảm xuống.
Nếu bạn cần, và thích hiệu năng hơn sự tiện dụng, bạn có thể chuyển ngược lại chế độ cũ theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuột phải vào nút Start --> chọn Disk Management
- Trong phần dưới của cử sổ Disk Management, chuột phải vào nhãn của thiết bị, chọn Properties.
- Chọn Policies, sau đó chọn " Better Performance" để trở về chế độ cũ.
Tham khảo: SlashGear
Microsoft chuẩn bị 'khai tử' Windows 7 - Kết thúc một 'tượng đài' Microsoft sẽ chính thức 'khai tử' và ngừng mọi hỗ trợ cho hệ điều hành Windows 7 kể từ ngày 14/1/2020. Hiện 'gã khổng lồ phần mềm' đang kêu gọi người dùng chuyển sang Windows 10 mới hơn. Microsoft vừa phát hành một bản nâng cấp dành cho hệ điều hành Windows 7, trong đó hiển thị một hộp thoại thông báo về...