Người dùng Hàn Quốc tố cáo CEO Google với cảnh sát
Một nhóm người dùng tại Hàn Quốc đã tố cáo các lãnh đạo cấp cao của Google, trong đó có CEO Sundar Pichai, với cảnh sát vì hệ thống thanh toán trong ứng dụng.
Tổ chức Liên hiệp vì Chủ quyền người tiêu dùng ( CUCS) cho biết đã tố cáo CEO Google Sundar Pichai, CEO Google Hàn Quốc Nancy Mable Walker và Chủ tịch Google Châu Á – Thái Bình Dương Scott Beaumont với cảnh sát Gangnam vì vi phạm Đạo luật Kinh doanh Viễn thông.
Thành viên của tổ chức CUCS trước Sở cảnh sát Gangnam hôm 3/6.
Theo đại diện tổ chức, việc Google thi hành chính sách thanh toán trong ứng dụng làm gia tăng chi phí, tạo gánh nặng cho người dùng và gây tổn hại đến các nhà sáng tạo. Nhà phát triển ứng dụng không còn lựa chọn nào ngoài chấp nhận yêu cầu từ Google, công ty chiếm 74,6% thị phần chợ ứng dụng.
Video đang HOT
Google bắt đầu áp dụng chính sách thanh toán gây tranh cãi tại Hàn Quốc từ ngày 1/6, xóa bỏ ứng dụng trên Google Play Store nếu nhà phát triển hướng dẫn người dùng truy cập hệ thống thanh toán bên ngoài, nơi họ không bị mất 30% hoa hồng cho Google.
Dù Quốc hội Hàn Quốc thông qua luật năm 2021 để ngăn chặn chính sách thanh toán trong ứng dụng của Google, công ty Mỹ đã lách luật bằng cách cung cấp các tùy chọn thanh toán thay thế thông qua hệ thống của mình. Google buộc các nhà phát triển hoặc dùng hệ thống thanh toán riêng (mất 30% hoa hồng) hoặc lựa chọn thanh toán thay thế (mất 26% hoa hồng).
Văn phòng Đại diện Kim Yeung Shik của Đảng People Power ước tính người dùng ứng dụng Hàn Quốc sẽ phải trả thêm 230 tỷ won mỗi năm do chính sách của Google.
CUCS dự định tố cáo Google lên Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC). FTC đang điều tra cáo buộc vi phạm Đạo luật Thương mại công bằng của Google dựa trên đơn kiện hồi tháng 4 của Hiệp hội Các nhà xuất bản Hàn Quốc. Nếu FTC xem chính sách của Google là bất hợp pháp, cơ quan này có thể ra hình phạt với Google.
Tháng trước, trả lời phóng viên, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc cho biết đã bắt tay điều tra Google và hệ thống thanh toán trong ứng dụng có thể phạm pháp. Các nhà lập pháp và nhà sáng tạo nội dung ngày càng chỉ trích Google gay gắt. Đại diện Cho Seung Rae của Đảng Dân chủ nhận xét, “sự tham lam vô độ của Google đe dọa hệ sinh thái nội dung di động”. Ông ám chỉ khả năng liên kết với các nhà lập pháp, quản lý và tổ chức phi chính phủ khác tại Mỹ, Châu Âu và các nước phát triển.
Trong khi đó, các họa sỹ hoạt hình lo ngại về sự sụp đổ của ngành công nghiệp phim hoạt hình trực tuyến Hàn Quốc. Hiệp hội Truyện tranh Hàn Quốc trong một thông báo viết: “Naver và Kakao đã bắt đầu tăng phí thuê bao. Điều này sẽ làm giảm thu nhập của tác giả”.
Bất chấp bị phản đối mạnh mẽ, Google không thay đổi lập trường về chính sách thanh toán trong ứng dụng.
Google - Ông vua web 2.0 tuyên bố phát triển web 3.0
Đồng thời cũng sẽ tích hợp công nghệ blockchain vào các sản phẩm của mình.
Mới đây, Google chính thức cho biết rằng họ đang xem xét việc phát triển web 3.0 và tích hợp công nghệ blockchain vào các sản phẩm của mình. Trong cuộc họp Q4/2021với cổ đông, CEO Sundar Pichai cho biết rằng công ty chắc chắn đang tìm hiểu blockchain, đây là một công nghệ thú vị và có ứng dụng rộng rãi trong tương lai.
Hồi đầu tháng này, Google đã tuyển dụng được cựu Phó chủ tịch cấp cao của PayPal, ông Arnold Goldberg để lãnh đạo bộ phận dịch vụ thanh toán của mình. Công ty cho biết họ đang xem xét các dịch vụ tài chính mới, như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ bằng Bitcoin.
CEO Pichai cho biết: "Với tư cách công ty, chúng tôi đang tìm hiểu để đóng góp vào việc xây dựng hệ sinh thái (web 3.0) và tăng giá trị. Ví dụ như, nhóm Cloud của chúng tôi đang phát triển những cách thức có thể hỗ trợ khách hàng trong việc xây dựng, giao dịch, lưu trữ giá trị và triển khai các sản phẩm mới trên nền tảng blockchain".
Web 3.0 được cho là xu hướng tiếp theo của internet, nhằm mục đích phi tập trung. Với ý tưởng là mọi người có thể sử dụng internet mà không cần phải trao dữ liệu của mình cho một công ty hay cá nhân nào đó nắm giữ.
Điều đáng nói là Google được coi như ông vua của web 2.0, với dữ liệu người dùng khổng lồ thu thập được thông qua công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới của mình. Cũng từ đó, Google kiếm được tiền bằng cách sử dụng dữ liệu này để định hướng quảng cáo, giúp các công ty khác bán được nhiều sản phẩm hơn.
Do đó, web 3.0 được coi là thứ sẽ lật đổ những công ty như Google hay Facebook, do dữ liệu của người dùng phi tập trung và không thể được sử dụng bởi bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào.
Thế nhưng gã khổng lồ tìm kiếm lại tỏ ra khá cởi mở, thậm chí là đón nhận và giúp sức để phát triển web 3.0. CEO Pichai cho biết rằng Google đã được hưởng lợi rất nhiều từ các công nghệ có mã nguồn mở. Web 3.0 cũng là tập hợp của các sản phẩm mã nguồn mở, mà bất kỳ nhà phát triển nào cũng có thể đóng góp và sử dụng.
Doanh thu Alphabet lần đầu tiên đạt mốc 200 tỉ USD Alphabet - công ty mẹ của Google, đã lập kỷ lục doanh thu hằng năm mới trong năm 2021 với mức tăng trưởng 41% và đạt 257 tỉ USD. Theo Gizchina, báo cáo của Alphabet cho biết họ thu về 75,4 tỉ USD trong quý 4/2021, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. CEO Alphabet Sundar Pichai cho biết: "Quý 4 đã...