Người dùng Facebook nên thay đổi mật khẩu ngay bây giờ
Nếu bạn là người dùng Facebook thì hãy nên cân nhắc đến việc thay đổi mật khẩu của mình ngay bây giờ.
Bởi lẽ có khả năng mật khẩu tài khoản của bạn đã bị lộ khi 600 triệu mật khẩu tài khoản người dùng Facebook đã được lưu trữ trên những file văn bản không được mã hóa và có thể xem được bởi các nhân viên Facebook.
Facebook hôm nay vừa ra thông báo rằng trong quá trình đánh giá lại tình trạng bảo mật, một quá trình được mạng xã hội này tiến hành thường xuyên, Facebook đã phát hiện ra rằng mật khẩu của một số người dùng đã được lưu trữ trên những file không được mã hóa và ở dạng có thể đọc được trong các hệ thống lưu trữ nội bộ của mình, mà các nhân viên của Facebook có thể truy cập và xem nội dung các file này.
Ngoài tài khoản Facebook, mật khẩu của một tài khoản Instagram cũng có trong danh sách.
Video đang HOT
Mật khẩu đăng nhập của hàng trăm triệu tài khoản Facebook đã bị truy cập bởi các nhân viên của mạng xã hội này
Facebook không tiết lộ con số cụ thể về lượng người dùng bị ảnh hưởng, tuy nhiên công ty bảo mật KrebsOnSecurity dẫn lời một nguồn tin nội bộ từ Facebook cho biết khoảng 200 đến 600 triệu người dùng Facebook bị ảnh hưởng bởi sự việc này. Đồng nghĩa với việc mật khẩu đăng nhập của những người dùng này có thể đã bị hơn 20.000 nhân viên của Facebook xem được.
Facebook trấn an người dùng rằng đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy các nhân viên của mình đã sử dụng thông tin mật khẩu có được để xâm phạm hoặc truy cập trái phép vào tài khoản của người dùng, tuy nhiên nguồn tin của KrebsOnSecurity cho biết 2.000 kỹ sư và nhà phát triển của Facebook đã thực hiện khoảng 9 triệu lần truy cập nội bộ vào các file chứa mật khẩu của người dùng, nhưng không rõ nhằm mục đích gì.
Hiện chưa rõ bằng cách nào và vì lý do gì mà Facebook lại lưu trữ mật khẩu của người dùng một cách “hớ hênh” như vậy. Thông thường mật khẩu của người dùng luôn được mã hóa và không được truy cập bởi chính các nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ.
Facebook cho biết sẽ thông báo đến những người dùng bị ảnh hưởng bởi sự việc và tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục vấn đề.
“Không có gì quan trọng hơn với chúng tôi bằng việc bảo vệ thông tin người dùng và chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện các hiệu quả bảo mật trên Facebook”, đại diện của Facebook cho biết.
Với những người dùng Facebook và Instagram cảm thấy lo ngại về khả năng mật khẩu của mình đã bị chiếm đoạt và có thể bị xâm nhập trái phép, bạn có thể thay đổi mật khẩu ngay từ bây giờ và kích hoạt tính năng bảo mật 2 lớp (nhận mật khẩu OTP thông qua tin nhắn trên điện thoại mỗi lần đăng nhập) để giúp bảo vệ an toàn hơn cho tài khoản Facebook của mình.
Theo Dân trí
Chủ sàn tiền ảo 'khóa' 145 triệu USD có để lại di chúc
Theo hồ sơ nộp lên tòa án Canada, Gerald Cotten, nhà sáng lập sàn giao dịch tiền mã hóa Quadriga CX, có lập di chúc 12 ngày trước khi qua đời.
Theo Bloomberg, việc ông Cotten qua đời đột ngột hồi tháng 12.2018 khiến 145 triệu USD giá trị bitcoin và nhiều đồng mã hóa khác mà nhà đầu tư và người dùng trữ trên sàn bị "đóng băng". Không ai biết mật khẩu để truy cập số tài sản này.
Hồ sơ nộp lên tòa án cho thấy Cotten có bản di chúc cuối cùng vào ngày 27.11.2018, để lại toàn bộ tài sản cho vợ ông là Jennifer Robertson. Bà cũng là người thi hành di chúc. Thẩm phán Tòa án Tối cao Nova Scotia, ông Michael Wood, cho Quadriga thời hạn 30 ngày để ngăn chặn bất cứ vụ kiện nào chống lại doanh nghiệp ở thời điểm này, theo Canadian Press. Hãng có trụ sở ở Vancouver cũng được chủ nợ bảo vệ.
Ông Gerald Cotten - Ảnh: Quadriga CX
Sàn Quadriga CX ra mắt vào tháng 12.2013, cho phép người dùng gửi vào nền tảng giao dịch trực tuyến tiền thật hoặc tiền mã hóa, trữ các đồng mã hóa ở sổ cái blokchain vốn chỉ có thể được truy cập bằng một dòng mã bất biến. Công ty có 363.000 người dùng, trong đó có 92.000 tài khoản có số dư bằng tiền mặt hoặc tiền mã hóa.
Cotten là giám đốc và nhân viên phụ trách duy nhất, song không may là ông mất vào ngày 9.12.2018 vì biến chứng của bệnh Crohn tại Jaipur (Ấn Độ). Trong di chúc, nhà sáng lập sàn tiền mã hóa liệt kê nhiều tài sản mà ông nắm giữ, trong đó có một số bất động sản ở Nova Scotia và Kelowna, British Columbia; máy bay, du thuyền Jeanneau 51, chiếc Lexus 2017 và hai chú chó chihuahua. Ông có tài khoản ở Ngân hàng Montreal và Canadian Tire.
Sau khi Cotten qua đời, Quadriga CX không thể tiếp cận với 145 triệu USD giá trị các đồng mã hóa mà họ giữ giùm nhà đầu tư và người dùng. Sàn cũng không thể trả 70 triệu USD lại cho khách hàng.
Cotten là người luôn bảo mật kỹ máy tính xách tay, địa chỉ email và hệ thống nhắn tin được dùng để điều hành doanh nghiệp 5 năm tuổi. Ông cũng là người chịu trách nhiệm xử lý quỹ, tiền mã hóa và mảng kế toán, ngân hàng của doanh nghiệp. Để tránh bị hack, Cotten chuyển phần lớn đồng mã hóa về "ví lạnh", vốn được cho là an toàn hơn vì không kết nối với internet.
Vấn đề ở đây là Robertson nói rằng bà không tìm thấy mật khẩu hoặc bất cứ hồ sơ kinh doanh nào của doanh nghiệp. Ngay cả với sự trợ giúp của giới chuyên gia để hack hệ thống máy tính và thiết bị di động của Cotten cũng chỉ đem lại một số "thành công hạn chế".
Hiện một số khách hàng tuyên bố bị Quadriga CX nợ tiền đang theo đuổi biện pháp pháp lý. Trong số các khách hàng bị "khóa" tài sản sau khi Cotten qua đời có một kỹ sư phần mềm ở Orillia, Ontario. Ông này cho biết Quadriga nắm giữ 560.000 đô la Canada của mình, và là một trong những người dùng cá nhân bị ảnh hưởng lớn nhất.
Theo thanh niên
Nằm lòng 8 'chiêu' để thông tin cá nhân không bao giờ bị rò rỉ trên mạng Việt Nam 'lọt top' 10 quốc gia có số lượng người dùng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ vụ bê bối lộ thông tin trên Facebook - đây là cảnh báo đáng lo ngại đối với những người có thói quen dùng mạng xã hội thiếu an toàn. Dưới đây là những 'chiêu hay' bạn có thể áp dụng để bảo vệ hiệu...