Người dạy yoga miễn phí ở trường học
‘Các con nhớ khi hít vào phải thật mạnh và sâu. Bài tập này giúp các con vận động trong cơ thể, thải khí độc ra ngoài, ổn định tinh thần’.
Các bé khởi động bài tập vai và hông – Ảnh: M.T.
Muốn giúp trẻ khỏe mạnh, phòng chống các bệnh học đường như cong vẹo cột sống, béo phì, cô Trần Thanh Nhanh (41 tuổi) đã tình nguyện dạy yoga miễn phí cho hơn một trăm học sinh Trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi, quận Ninh Kiều, Cần Thơ.
“Cô Nhanh thương bọn trẻ và đam mê với yoga mà mở lớp dạy miễn phí cho các em. Cô có trung tâm yoga dạy thu phí nhưng vẫn sắp xếp thời gian của mình để truyền đam mê yoga cho bọn trẻ.”
Cô Nguyễn Thỵ Xuân Thảo (hiệu trưởng Trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi)
Kiên trì tập từng động tác
Khoảng 16h05, gần 60 học sinh các khối lớp 3 và 4 có mặt tại hội trường rồi nhanh chóng bước lên thảm tập yoga dưới sự hướng dẫn của cô Nhanh.
Trước khi bắt đầu bài tập, cô Nhanh yêu cầu tất cả các bé thẳng hai tay, nhắm mắt lại, thả lỏng người, tập trung vào hơi thở, không nghĩ gì.
Hầu hết các bé tập rất nghiêm túc, thoải mái, nhưng cũng có bé thiếu tập trung khiến cô phải liên tục nhắc nhở. Dạy cho gần 60 bé nhưng cô Nhanh quan sát rất kỹ, bé nào tập không đúng động tác là cô liền đến chỉ lại.
Chẳng hạn như bài tập tam giác gập, có bé đầu cúi xuống không đúng, cô nhẹ nhàng chỉnh lại cho đúng tư thế: “Con phải làm đúng động tác như vầy để máu tuần hoàn lên não, sẽ khiến con không bị đau đầu”.
Bất kỳ động tác nào cô cũng kiên trì động viên các bé. Như bài tập tư thế chiến binh, hầu như các bé làm đúng tư thế, cô Nhanh động viên: “Các con cố gắng giữ chân đến khi cô đếm xong từ 1 đến 7, bởi tập đúng sẽ chẳng những giúp các con tăng lực đùi, chân mà còn trui rèn các con tính nhẫn nại, không nản chí, bỏ cuộc giữa chừng. Những đức tính này rất cần thiết cho các con trong học đường và bên ngoài xã hội”.
Các bé nghe vậy liền cố gắng, dần dần đa số đều tập đạt được. Sau mỗi buổi, các bé tập được 6 – 7 bài, lồng vào bài tập là những lời khuyên của cô.
Sau khi tập xong, nhiều bé xuất mồ hôi, vui vẻ cười nói. Riêng cô Nhanh tuy mệt, mồ hôi chảy trên mặt nhưng khuôn mặt cô giãn ra, tươi cười đón nhóm tiếp theo và tập đến 16h35 mới xong nhóm cuối.
Video đang HOT
Yoga giúp trẻ phát triển thể chất, bền bỉ việc học
Cô Nhanh đã trải qua những năm tháng cuộc đời vất vả. Tình cờ đến với yoga rồi thấy bộ môn này đã giúp mình có thêm sức khỏe, dẻo dai, vóc dáng thon đẹp, tinh thần trầm tĩnh để có thể giải quyết mọi chuyện nên cô quyết tâm đeo đuổi. Cô đi học chuyên sâu, lấy bằng huấn luyện viên rồi mở lớp dạy yoga tại nhà.
Lần nọ, nghe con gái đang bậc tiểu học than mỏi cổ, mỏi mắt, cô liền dạy con tập yoga. Chẳng những bé không than đơ cổ, mỏi mắt nữa mà còn biết kiểm soát cảm xúc tiêu cực của mình.
Cô Nhanh nhớ lại: “Rồi có một vài học viên nhờ tôi dạy yoga, chỉnh sửa lại dáng cho con họ. Những bé này đang học cấp II, lưng hơi gù, khiến dáng các em hơi xấu.
Hoặc có bé bị vấn đề về cổ, nhất là những bé độ tuổi mầm non do cầm điện thoại chơi game suốt ngày, riết rồi cổ bị cúp xuống như cổ rùa, lâu ngày sẽ lồi cục xương ở cổ khiến bé dễ mỏi cổ. Tôi đã có bài tập riêng dành cho các bé từ 5 – 10 phút/ngày.
Tôi nghĩ rất nhiều về việc phải hình thành cho trẻ thói quen tập yoga để giúp các bé phát triển thể chất tốt, có sức bền bỉ trong việc học”.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu Trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi, cô Nhanh đứng ra dạy yoga miễn phí cho các em học sinh trong trường.
“Lý tưởng nhất để tập yoga là bậc mầm non, tiểu học bởi ở độ tuổi này còn chỉnh sửa xương được, chứ lên cấp II xương đã định hình rồi, một khi bị gù khó kéo thẳng ra được. Cạnh đó, tập yoga còn rèn bé tính trầm tĩnh, biết kiểm soát được lời nói, hành động của mình” – cô Nhanh kể.
Cô đã dạy miễn phí cho 4 nhóm, mỗi nhóm gần 60 bé. Mỗi nhóm sẽ tập 2 buổi/tuần, mỗi buổi khoảng 20 phút. Ngoài ra, cô còn tập yoga miễn phí cho các giáo viên trong trường vào buổi chiều sau tan học.
Lớp yoga miễn phí của cô đã có hiệu quả nhiều đối với bọn trẻ, vì vậy số trẻ đến với yoga ngày càng tăng.
Bé Phạm Nguyễn Phương Anh, lớp 4C, chia sẻ: “Con vô cùng yêu thích môn yoga. Cơ thể con dẻo dai khỏe mạnh, không bị trào ngược dạ dày. Yoga còn giúp con tăng khả năng tập trung”.
Bé Biện Tony, lớp 3D, cho biết: “Sau mỗi buổi học, mồ hôi chảy ra, con thấy mình khỏe khoắn. Mỗi động tác khó con ráng làm riết rồi thành thục. Nhờ vậy mà con học bài mau thuộc và nhớ bài lâu”.
Cô Nhanh hướng dẫn bài tập con lạc đà – Ảnh: M.TÂM
Phụ huynh rất ủng hộ con tập yoga ở trường. Anh Huỳnh Duy, quận Ninh Kiều, Cần Thơ, thổ lộ: “Học ở trường rất thuận lợi cho phụ huynh và học sinh bởi chúng tôi khỏi mất công đưa đón, nhất là bé được thả lỏng, thư giãn sau một ngày học tập tại trường”.
Chị Lê Kim Tươi, quận Ninh Kiều, kể con của chị mỗi tối thường dành khoảng 20 phút tập lại những động tác mà cô giáo đã dạy một cách rất thích thú để cơ thể dẻo dai, không béo phì.
Cách nào hỗ trợ những trẻ không may mắc bại não?
Theo các chuyên gia, cho đến nay, bại não là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn mà can thiệp sớm - phục hồi chức năng là giải pháp tối ưu nhất.
Hai mẹ con bé Bảo Châu
Bé Bảo Châu (9 tuổi, Hoà An, Cẩm Lê, Đà Nẵng) khi sinh ra bị sứt môi, hở hàm ếch, 5 tháng tuổi phát hiện thêm mắc bệnh bại não. Thời điểm đó thật kinh khủng đối với gia đình bé Bảo Châu.
Chị Tô Thị Lâm, mẹ bé Bảo Châu nhớ lại khi bác sĩ nói con bị mắc chứng bại liệt, "hai mẹ con chỉ biết bồng nhau khóc thôi. Thời điểm đó thật kinh khủng".
Từ đó, chị Lâm cùng con đi nhiều bệnh viện với hy vọng chữa khỏi bệnh nhưng hy vọng của người mẹ càng ngày càng... thu hẹp khi hầu hết các bác sĩ nói bệnh của con không có thuốc chữa đặc trị.
"Hai mẹ con quay về. Thương con, em càng chăm sóc nhưng bé càng không phát triển. Nuôi vất vả lắm nhưng vì con cái chấp nhận chịu cực chịu khổ. Sức khoẻ yếu, Bảo Châu phải dựa hoàn toàn vào mẹ", chị Lâm nói.
Rất may, năm 2014, mẹ Bảo Châu được dự án "Nâng cao năng lực và duy trì bền vững mô hình phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật trẻ em tại Đà Nẵng" của VietHeath hỗ trợ tham gia các khoá đào tạo hỗ trợ phục hồi chức năng. Người mẹ trẻ ấy được các chuyên gia của dự án hướng dẫn các bài tập cho con, những động tác giúp cơ thể bé có thể tự chủ được một phần.
Với sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ của mẹ, cơ thể của Bảo Châu đã cứng cáp hơn. Bảo Châu có thể nói được những từ ngữ đơn giản và dùng những cử chỉ đơn giản như vui, buồn. Đặc biệt, bé được mẹ tập chân tay thường xuyên nên chân tay con cũng mềm dẻo hơn không gồng rút như thủa nào.
Bảo Châu là một trong số những trẻ may mắn nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức xã hội. Trên thực tế, nhiều trẻ bại não ở khu vực nông thôn thường rơi vào cảnh sống qua ngày.
Bé Bảo Châu được hỗ trợ bởi các chuyên gia vật lý trị liệu
Chia sẻ với phóng viên, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia phục hồi chức năng cho trẻ em Phạm Đức Viễn, cho biết, trẻ bị bại não thường đối diện với các thể phổ biến: Thể co cứng, thể múa vờn mềm nhẽo...Ngoài điểm chung trẻ bị bại não chậm phát triển trí tuệ ở các mức độ khác nhau thì mỗi thể bại não lại có những đặc điểm điển hình.
Theo đó, nếu bại não thể co cứng thì trẻ sẽ bị tăng trương lực cơ ở các chi bị tổn thương; giảm khả năng vận động riêng biệt tại từng khớp; tăng phản xạ gân xương ở các chi bị tổn thương; không có teo cơ; co rút tại các khớp; có thể bị liệt.
Trẻ bại não thể múa vờn thì trương lực cơ thay đổi lúc tăng lúc giảm ở tứ chi, giảm khả năng vận động, có các vận động không mong muốn: rung giật, múa vờn; phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng ở các chi bị tổn thương; không có teo cơ, ít co rút tại các khớp; có thể bị liệt; động kinh, rối loạn nhai nuốt, điếc ở tần số cao...
Trẻ bại não thể mềm nhẽo biểu hiện giảm trương lực cơ toàn thân, giảm vận động hữu ý, phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ, không có teo cơ hoặc co rút tại các khớp, có rối loạn điều hoà cảm giác, có thể bị liệt, cong vẹo cột sống, động kinh, có dấu hiệu Babinski...
Do tình trạng khó khăn về vận động, di chuyển, ăn uống, do đó, gia đình có trẻ mắc bại não thì người lớn cũng không còn thời gian để lao động, sản xuất do đó thu nhập gia đình giảm sút.
Chuyên gia phục hồi chức năng cho trẻ em Phạm Đức Viễn đang tư vấn cho gia đình có trẻ bị bại não
"Mặt khác do thể trạng, sức đề kháng của trẻ kém, trẻ thường xuyên đau ốm, phải đến viện điều trị dẫn tới làm tăng các chi phí đi lại, ăn, ở nên đa số gia đình có trẻ bại não đều nghèo", ông Phạm Đức Viễn bày tỏ.
Theo các chuyên gia, cho đến nay, bại não là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn mà can thiệp sớm - phục hồi chức năng là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, trên thực tế không nhiều phụ huynh, nhất là vùng nông thôn hiểu. Do đó, việc phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cần có sự chuyển giao kỹ thuật PHCN cho cha mẹ và người chăm sóc.
"Can thiệp sớm cho trẻ bại não cần có một nhóm chuyên gia liên ngành: Hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, vật lý trị liệu và giáo dục đặc biệt cùng với những nỗ lực của gia đình", ông Viễn nhấn mạnh.
Bởi theo ông, ngoài phục hồi chức năng vẫn cần thêm những khoá học giáo dục đặc biệt. Bé Nhật Long- một trẻ 14 tuổi bị bại não kèm mắc bệnh Down nên chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ là ví dụ điển hình. Dù được hỗ trợ phục hồi chức năng, hiện trẻ có thể đứng được nhưng trí tuệ và ngôn ngữ vẫn chỉ bằng trẻ 12 tháng tuổi.
Đồng tình với quan điểm này, Bs. Chuyên khoa II, Trần Văn Vương, Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững (VietHeath) trên thực tế, hiện cha mẹ trẻ bại não thường chỉ chú trọng tới việc đi, đứng của trẻ mà rất ít quan tâm tới việc can thiệp giáo dục, ngôn ngữ và hành vi cho trẻ vì thế họ vô tình làm trầm trọng hơn phần chậm phát triể trí tuệ ở trẻ.
"Trong khi đó, 20-30% trẻ có thể đi học hòa nhập với nhiều hình thức: chuyên biệt và trường bình thường. Việc không chú trọng đến phát triển trí tuệ cho con dẫn đến tình trạng trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình khi lớn lên", BS Vương cảnh báo.
"Do vậy họ cần được đào tạo thêm các kỹ năng tập luyện, chăm sóc cho con hàng ngày, việc này làm giảm gánh nặng cho gia đình về kinh tế, thời gian trong việc đưa trẻ đến các cơ sở phục hồi chức năng để trị liệu hàng ngày", chuyên gia Phạm Đức Viễn bày tỏ.
Căn bệnh đeo đẳng 50.000 gia đình Việt, cha già 70 tuổi vẫn phải phục vụ con Uớc tính số trẻ mắc bại não từ 0-14 tuổi hiện nay khoảng 40.000-50.000 trẻ. Đây thực sự là gánh nặng đối với không chỉ 40.000- 50.000 gia đình có con mắc bệnh mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội. Một gia đình có hai con song sinh bị bại não ở Thành phố Huế Cha già 70 tuổi vẫn phải...