Người đặt nền móng cho công nghệ OLED sắp đến Việt Nam bàn về tương lai của năng lượng
Cùng với Giáo sư Richard Henry Friend, nhiều nhà khoa học có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới sẽ hội tụ tại Việt Nam để tham gia các hoạt động chính của Tuần lễ Khoa học VinFuture.
Giáo sư Richard Henry Friend hiện là Giáo sư Vật lý tại Đại học Cambridge (Anh) và là Giám đốc Chương trình Winton về Vật lý Bền vững của Trung tâm Maxwell thuộc Đại học Cambridge sẽ đến Việt Nam để tham gia Tuần lễ Khoa học, nằm trong chuỗi sự kiện lễ trao giải VinFuture lần thứ I, diễn ra từ ngày 18 – 21/01/2022 tại Hà Nội.
Với cương vị là một trong những Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture – Giáo sư Richard Henry Friend sẽ chia sẻ về niềm đam mê, những thành tựu và hy sinh của người làm khoa học trong buổi Giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo, diễn ra sáng ngày 18/01/2022
Ông là một trong các Nhà vật lí có ảnh hưởng nhất thế giới hơn 20 bằng sáng chế, với 164.623 trích dẫn khoa học trong các công bố khoa học uy tín trên Thế giới. Vào những năm 1990, lần đầu tiên ông đã báo cáo về hoạt động hiệu quả của FET và LED dựa trên polyme, góp phần vào việc thương mại hóa màn hình OLED được sử dụng trong các thiết bị TV và điện thoại thông minh hiện nay.
Ông được vinh danh tại Giải thưởng Công nghệ Thiên niên kỷ – Giải Millennium Prize danh giá cho sự phát triển của điện tử nhựa năm 2010. Ông được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ vì “Đóng góp cho khoa học Vật lý” năm 2003.
Cùng với Giáo sư Richard Henrry Friend, hàng loạt nhà khoa học hàng đầu thế giới khác như Giáo sư Katalin Kariko – Phó chủ tịch cấp cao của BioNTech, người đặt nền móng cho công nghệ mRNA để làm nên các loại vắc xin thế hệ mới trong cuộc chiến chống Covid-19; Giáo sư Gérard Mourou – chủ nhân giải Nobel Vật lý 2018 với phát minh về kĩ thuật laser, tạo ra xung động quang học siêu ngắn cường độ cao; Giáo sư Đặng Văn Chí – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khoa học của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ là nhà khoa học nghiên cứu về ung thư và nhà Huyết học-Ung thư học nổi tiếng toàn cầu hay Tiến sĩ Omar M.Yaghi – Giám đốc sáng lập của Viện Khoa học Toàn cầu Berkeley và là Đồng Giám đốc của Viện Khoa học Nano Năng lượng Kavli và Liên minh Nghiên cứu California của BASF cũng sẽ tham dự chuỗi sự kiện lần này.
Video đang HOT
Các nhà khoa học sẽ tham dự buổi Tọa đàm “Khoa học Vì Cuộc sống”, diễn ra vào 19/01/2022 với 3 phiên thảo luận, mỗi phiên sẽ kéo dài 90 phút với các chủ đề: Tương lai của Năng lượng, Tương lai của Trí tuệ Nhân tạo và Tương lai của Sức khỏe Toàn cầu – tập trung vào các xu hướng, dự báo những thay đổi quan trọng của cuộc sống khi có sự tham gia mạnh mẽ của khoa học công nghệ.
Công nghệ tấm nền TV đã bước lên tầm cao mới
Sử dụng tấm nền kết hợp OLED với chấm lượng tử, những chiếc TV cao cấp có tương phản gần như tuyệt đối cùng độ chuẩn xác màu tốt hơn.
Mỗi năm tại CES, các thương hiệu đều trình làng những chiếc TV mới với nhiều sáng tạo. Một số sản phẩm dừng ở dạng phô trương công nghệ như hiển thị 3D hay có thể cuộn. Năm nay, hào quang thuộc về công nghệ màn hình Quantum Dot OLED (QD-OLED). Tấm nền mới mang đến trải nghiệm khác biệt so với TV OLED hay QLED truyền thống.
Sự kết hợp giữa QLED và OLED
Chấm lượng tử (Quantum Dot) là các tinh thể nano bán dẫn siêu nhỏ hiển thị một màu cụ thể khi có ánh sáng xuyên qua. Công nghệ này mang lại hình ảnh sống động và chuẩn xác hơn về màu sắc thể hiện. Quantum Dot được áp dụng trên các mẫu TV dân dụng từ Samsung, LG, TCL trong nhiều năm qua.
Quantum Dot OLED là công nghệ kết hợp điểm mạnh của TV QLED và OLED.
Các nhà sản xuất TV đã kết hợp chấm lượng tử với tấm nền OLED. Đây được cho là giải pháp thay thế có chất lượng vượt trội so với TV LCD, mang đến trải nghiệm hình ảnh đạt được màu đen sâu và sắc nét hơn. Theo công bố, QD-OLED dẫn đầu về mức sáng, độ tương phản, sự đồng nhất của màu sắc và tông đen. Người dùng có thể hiểu đây là tấm nền kết hợp các điểm mạnh của QLED và OLED.
Công nghệ này hiện được thúc đẩy bởi Samsung. Tuy nhiên, nhà sản xuất Hàn Quốc bán tấm nền cho nhiều công ty khác. Tùy nhãn hàng, hạt tinh thể nano được áp dụng có kích thước khác nhau, 2-10 nm. Khác biệt này ảnh hưởng đến bước sóng tinh thể phát ra, thay đổi màu sắc ánh sáng đi xuyên qua lớp Quantum Dot.
Các chấm lượng tử được sắp xếp trên một lớp riêng biệt, nằm phía trước tầng OLED phát ra ánh sáng xanh. Ánh sáng xuyên qua lớp Quantum Dot giúp pixel chuyển đổi thành màu đỏ, xanh lá khi cần thiết. Về cơ bản, mỗi pixel gồm 3 sub pixel nhỏ hơn, chứa màu đỏ, lục, lam. Tất cả thành phần nêu trên được đóng gói trong một khung rất gọn.
Kích thước chấm lượng tử ảnh hưởng đến bước sóng ánh sáng đi qua tinh thể chấm lượng tử.
Công nghệ này được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm. Đầu tiên, các chấm lượng tử giúp tiết kiệm điện, có mức sáng tối đa cao hơn và đạt tuổi thọ lâu dài. Quantum Dot OLED giúp giải quyết vấn đề lưu ảnh hay độ bền thấp, những khuyết điểm thường được nhắc đến trên TV OLED truyền thống.
Một lợi ích khác từ QD-OLED là hạn chế hiện tượng ánh sáng thừa xuất hiện giữa các pixel. Nhờ đó, văn bản trắng có thể hiển thị chính xác trên nền đen mà không xuất hiện quầng sáng xung quanh (halo).
Bên cạnh đó, QD-OLED có độ sáng được cải thiện đáng kể so với OLED truyền thống. Độ phủ màu trên TV sử dụng tấm nền này không thua kém cả OLED và QLED.
Những hạn chế cần khắc phục
Dù có độ sáng cao, nhưng TV dùng tấm nền QD-OLED khó bằng được mức tối đa trên màn hình LCD-LED. Bên cạnh đó, sự phát triển của mini-LED, nano-LED với những lợi thế tương tự có thể đánh bại QD-OLED trong tương lai.
Đồng thời, một trong những hạn chế lớn nhất của công nghệ OLED chấm lượng tử là giá thành. Giống với thời kỳ đầu của OLED, TV áp dụng tấm nền mới có giá cao hơn màn hình LCD tương đương.
Cấu tạo các lớp của TV sử dụng công nghệ QD-OLED.
Bên cạnh đó, hiện Samsung chỉ trình làng những phiên bản kích thước lớn của tấm nền QD-OLED. Gizmodo cho rằng công nghệ hiện tại chưa cho phép sản xuất TV QD-OLED với kích thước nhỏ. Do đó, người dùng có thể phải đợi một khoảng thời gian dài để được sử dụng điện thoại, máy tính bảng có màn hình QD-OLED.
Mặc dù vậy, công nghệ này đang được áp dụng nhiều hơn vào các sản phẩm phần cứng. Tại CES 2022, Alienware giới thiệu mẫu màn hình chơi game với tấm nền QD-OLED cong. Hiện chưa có giá bán chính thức của sản phẩm nhưng Gizmodo dự báo rằng sẽ không rẻ.
Ngoài Samsung, TV Sony cao cấp cũng sẽ được trang bị công nghệ này ở thế hệ 2022. Tuy nhiên, giá thành cụ thể của sản phẩm chưa được công bố. Đồng thời, những chiếc TV QD-OLED được trưng bày tại CES chưa phải thiết bị hoàn thiện. Các bài so sánh về chất lượng hiển thị giữa TV LCD, OLED và QD-OLED sẽ được thực hiện trên sản phẩm thương mại trong tương lai.
BOE cung cấp 50 triệu màn hình OLED cho iPhone vào năm sau Nhà sản xuất màn hình Trung Quốc BOE được cho là sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng iPhone vào năm tới, với việc công ty cung cấp 50 triệu màn hình OLED cho Apple. Theo GizChina, báo cáo cho biết thêm ngoài BOE, Samsung Display sẽ cung cấp 150 triệu màn hình OLED cho Apple vào năm tới, trong khi LG Display...