Người dân vẫn tắm tiên, chạy thể dục, câu cá nơi công cộng ở Hà Nội
Mặc dù vẫn đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội nhưng nhiều người dân ở Hà Nội vẫn đổ ra đường để tập thể dục, câu cá, hẹn hò… ngày cuối tuần.
Chiều 11/4, trên cầu Long Biên có rất đông người tới tập thể dục, ngắm cảnh…. Nhiều người không đeo khẩu trang, thoải mái trò chuyện khi tập thể dục cùng nhau.
Thậm chí một số người còn mang cả hàng hóa bày bán ngay trên cầu.
TP Hà Nội đã tạm đóng cửa các công viên để tránh tụ tập đông người. Không có địa điểm tập thể dục, nhiều người dân đã tìm đến cầu Long Biên như một địa điểm thay thế.
Trẻ em và thanh niên tụ tập trên cầu Long Biên
Đáng chú ý, nhiều người không đeo khẩu trang
Trong khi các quán cà phê, giải khát ở nội thành hầu hết đã đóng cửa thì quán trà đá ở khu vực bãi giữa sông Hồng (dưới chân cầu Long Biên) vẫn đang mở cửa phục vụ khách.
Theo quan sát của phóng viên, tại bãi” tắm tiên” bên bờ sông Hồng, nhiều người vẫn ra đây tắm dù đang giữa mùa dịch.
Video đang HOT
Tại hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội), cảnh tượng đông đúc cũng tương tự. Một người đang chạy bộ cho biết: “Do công viên gần nhà đóng cửa, lại thấy ở đây mọi người vẫn chạy thể dục bình thường nên tôi cũng ra đây hít thở không khí và chạy một lúc cho khỏe người”.
Dù đang trong thời điểm cách ly toàn xã hội nhưng lượng người đến đây không khác ngày thường.
Hàng trăm người ra đây tập thể dục trong chiều 11/4.
Nhiều người thoải mái dựng ghế, mang nhiều dụng cụ để câu cá ven hồ Hoàng Cầu.
Ven hồ còn là “điểm hẹn” của các đôi bạn trẻ. Rất nhiều người ngồi gần nhau trò chuyện, không đeo khẩu trang.
Trước đó, vào chiều 10/4, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP, Trưởng ban chỉ đạo đề nghị các quận, huyện, phường, xã tiếp tục tuyên truyền tới người dân cần thực hiện nghiêm túc hơn lời kêu gọi của Tổng Bí thư và Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 31 của Hà Nội: trong những ngày tới không có nhiệm vụ cần thiết thì không ra đường.
Theo ông Chung, một vài ngày qua, có một bộ phận người dân chủ quan hơn. Đề cập tổng kết của chuyên gia dịch bệnh trên thế giới rằng, khi vào giai đoạn dịch bệnh vừa có dấu hiệu trùng xuống mà người dân ồ ạt ra ngoài đường, trong khi diễn biến dịch rất phức tạp, lại có dấu hiệu lây lan ngoài cộng đồng thì việc lây lan sẽ rất nhanh, “không kịp trở tay”.
PGS, TS Trần Đắc Phu (Cố vấn cao cấp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19) cũng nhận định, khi thấy số ca mắc giảm, người dân cứ nghĩ chúng ta đã thành công. Thực tế, không phải vậy. Dịch đang âm thầm và hoàn toàn có thể bùng lên. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc giãn cách xã hội rất quan trọng. Vì khi có ca lây nhiễm trong cộng đồng, sẽ không biết ai là người đang nhiễm và không biết đâu là nguồn bệnh. Ngay cả việc một số bệnh nhân mới như 237, 243 và 251 đang được đánh giá là phức tạp khi nguồn lây chưa được xác định rõ ràng.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Anh Hùng
Chuyện lạ ở Hà Nội: Cụ ông 80 tuổi bất chấp thời tiết, ngày nào cũng "tắm tiên", bơi 6 km qua sông Hồng
Nhiệt độ ở Hà Nội những ngày gần đây giảm sâu do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhưng thay vì ở trong nhà hoặc khoác trên mình những chiếc áo dày cộp để giữ ấm, nhiều cụ ông vẫn hàng ngày đến bãi giữa sông Hồng để "tắm tiên".
Những ngày gần đây nhiệt độ ở Hà Nội xuống rất thấp, thế nhưng bất chấp thời tiết, nhiều cụ ông ở Hà Nội vẫn tới bãi đất bên bờ sông Hồng, đoạn giữa cầu Long Biên và cầu Chương Dương cởi bỏ quần áo và nhảy ùm xuống sông để tắm.
Bất chấp giá rét nhiều cụ ông vẫn cởi bỏ quần áo nhảy ùm xuống sông tắm.
"Chúng tôi tắm quanh năm, chỉ nghỉ có 3 ngày Tết thôi. Lạnh thế này ăn thua gì, có lạnh nữa thì vẫn cứ tắm bình thường vì nó ăn sâu vào máu rồi không thể bỏ được. Ngày nào mà không ra sông tắm được là thấy chân tay ngứa ngáy, khó chịu lắm.", ông Trần Văn Nhất, 82 tuổi, người đã có thâm niên 30 năm tắm khỏa thân chia sẻ.
Không chỉ có ông Nhất, mà còn rất nhiều ông khác, việc tắm tiên đã trở thành một điều không thể thiếu hàng ngày, nếu nhiệt độ có giảm nữa thì các ông vẫn ra sông tắm. Trước khi cởi bỏ quần áo và nhảy xuống, các ông thường làm ấm cơ thể bằng một cốc trà nóng và một số động tác khởi động.
Ông Nguyễn Văn Đăng năm nay đã 80 tuổi nhưng vẫn leo bộ 4 tầng nhà, vẫn sử dụng điện thoại thông minh. Theo ông, một trong những biện pháp giúp ông có sức khoẻ đó là do thói quen tắm sông suốt hơn 20 năm của mình.
Ông Nguyễn Văn Đăng người có hơn 20 năm "tắm tiên" trên sông Hồng.
Hàng ngày vào mỗi buổi chiều, ông lại đạp xe từ nhà ở (Hoàn Kiếm, Hà Nội) ra bãi tắm sau đó bơi khoảng 2 tiếng. Hết bơi ếch rồi bơi sải, ông Đăng bơi từ bờ bên này sang bờ bên kia rồi lộn lại, mỗi vòng tầm 2km, bơi khoảng 2-3 vòng như thế, tổng cộng khoảng 6km. Ngoài bơi lội ông Đăng còn chơi thêm cả cầu lông, bóng bàn. Chính vì thế mà ở tuổi 80 cơ thể ông vẫn hồng hào như người trung niên.
"Mấy năm nay ông Đăng yếu đi đấy, chứ cỡ tầm 3 năm trước, mỗi ngày ông Đăng phải bơi 4 tiếng, giờ chỉ bơi khoảng 2 tiếng là ông lên bờ rồi.", ông Toàn 62 tuổi, người hơn 10 năm bơi lội trên sông chia sẻ.
Có lẽ nhờ bơi mà ông Đăng không bị bệnh lý xương khớp nào, thể trạng hoàn toàn khỏe mạnh. Ông cũng chưa bao giờ phải nằm viện quá lâu hay ốm nặng. "Khi mới đến bãi tắm này, tôi nghĩ ông Đăng chỉ khoảng 60 tuổi. Biết tuổi thật của ông tôi khá bất ngờ, khâm phục vì ông tuổi đã cao mà hàng ngày vẫn ra sông tắm đều đặn, nhất là vào mùa đông, không phải ai cũng tắm được." anh Quang (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.
Những người đến đây tắm sông chủ yếu là người già đã về hưu, họ tắm để rèn luyện sức khỏe, một phần cũng vì đam mê bơi lội. Nhiều người trong số họ là thành viên của hội "yêu sông Hồng".
Nhờ có nhiều năm bơi sông mà nhiều ông dù tuổi đã cao vẫn có thể đạp xe đạp.
Chia sẻ với PV, rất nhiều ông cho biết, việc tắm sông hàng ngày rất tốt cho sức khỏe "Chúng tôi tắm là để rèn luyện sức khỏe. Nhiều người bảo tắm trần dễ mắc phải các bệnh ngoài da, nhưng chúng tôi tắm ở đây mấy chục năm nay chưa ai bị ngứa ngáy khó chịu cả. Chỉ thấy sau khi tắm xong tinh thần thoải mái, cảm giác trong người có sức mạnh hơn. Năm nay 84 tuổi nhưng huyết áp của tôi lúc nào cũng chỉ 130/80.", ông Lam, người có 30 năm tắm tiên chia sẻ.
Dù đã có rất nhiều năm tắm tiên, nhưng việc các ông ra sông tắm vào mùa đông đều không nhận được sự hài lòng từ gia đình. Hầu hết vợ con, cháu, chắt của các ông đều khuyên ngăn các ông đừng ra sông tắm nữa. Nhưng vì một lý do nào đó hàng ngày các ông vẫn có mặt ở đây, cởi bỏ quần áo và làm một số động tác khởi động trên bờ trước khi lao ùm xuống sông.
Theo Th.BS Võ Tường Kha (Bệnh viện Y học thể thao Việt Nam), những người tập được thói quen tắm nước lạnh mùa đông không nhiều, và họ cần phải tập luyện rất lâu để thích nghi. Khi đã tắm quen thì sẽ giúp cơ thể miễn dịch, sức khoẻ dẻo dai... Nhưng thói quen này rất nguy hiểm nếu không kiểm soát được cơ thể. Bởi vì khi khoẻ tắm sẽ không sao, khi yếu sẽ có nguy cơ tai biến co thắt mạch máu não và tim dẫn đến đột quy.
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, những người rèn luyện được thói quen tắm nước lạnh vào mùa đông không hiếm, nhưng họ đều là người có sức khoẻ tốt, biết luyện tập để cân bằng với môi trường nước lạnh. Nếu luyện được tắm nước lạnh vào mùa đông sẽ giúp cơ thể hoà đồng được với cái lạnh, ít bị cảm lạnh, sức đề kháng mạnh lên... Nhưng trước khi tắm nên tập thể dục, khởi động cơ thể để tránh bị lạnh đột ngột, chống co mạch..
Nguyễn Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN
TPHCM: Đường đông đúc, dân không đeo khẩu trang tụ tập câu cá, đánh cờ Sau 10 ngày thực hiện cách ly xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bước đầu đã mang lại những kết quả tốt trong việc kiểm soát dịch COVID-19. Tuy nhiên, những ngày gần đây nhiều người dân tại TPHCM bắt đầu có dấu hiệu chủ quan khi đổ ra đường đông hơn, tập trung nơi công cộng với lý...