Người dân TP.HCM mời tình nguyện viên vào ăn bún bò, tặng sầu riêng
Tham gia nhóm lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng, hầu như mỗi ngày, Thảo Nguyên và đồng đội đều được người dân địa phương tặng nhiều loại hoa quả, món ăn tiếp sức.
Ngày 13/9, Thảo Nguyên (sinh năm 1989) và nhóm tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch Covid-19 tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho người dân xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Vừa chuẩn bị vào việc, cả nhóm thấy một người dân chạy đến, ôm theo túi cam to: “Tặng mấy đứa ít hoa quả lấy sức nè, lát nữa thọt mũi nhẹ nhẹ nha, các cô chú sợ đau”.
Bất ngờ trước món quà và lời dặn dò, các thành viên bật cười, trấn an mọi người tại khu lấy mẫu bằng nhiều câu đùa vui, giảm bớt căng thẳng.
“Người dân ở đây dễ thương lắm. Hầu như ngày nào, đi lấy mẫu đến xóm nào bọn mình cũng được tặng đồ ăn như vậy. Hôm thì xoài, cóc, sầu riêng, dứa, hôm thì cam, dừa hay thậm chí là nước giải khát, bún bò”, Thảo Nguyên nói với Zing.
Nhóm tình nguyện viên thường xuyên được người dân tặng đồ ăn.
Nhóm tình nguyện viên lấy mẫu xét nghiệm Thảo Nguyên tham gia có 16 người, được bố trí nghỉ ngơi tại trường mầm non Hoa Phượng 1 cùng một nhóm nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai.
Khoảng 7h hàng ngày, các thành viên cùng một điều dưỡng từ Bệnh viện Bạch Mai sẽ đi đến từng khu vực theo phân công để lấy mẫu xét nghiệm. Có lúc 20h, 23h cả nhóm mới hoàn thành công việc và trở về nghỉ ngơi.
Tham gia tình nguyện khoảng một tháng nay, cùng làm việc, sinh hoạt với những người trẻ có chung chí hướng, Thảo Nguyên và mọi người nhanh chóng thân thiết, coi nhau như thành viên trong gia đình.
“Sau một ngày làm việc vất vả trong bộ đồ bảo hộ, bọn mình cùng ăn uống, tâm sự nên tinh thần rất phấn chấn”.
Các thành viên trong nhóm tình nguyện gắn kết, thân thiết như người nhà.
Đi xét nghiệm lưu động, Nguyên và các tình nguyện viên luôn mong số ca dương tính ở những nơi mình đến thấp nhất có thể.
“Có lần bọn mình đến một xóm xét nghiệm, F0 được phát hiện ở đây khá nhiều. Không ít người khóc, hoang mang khi nhận tin bản thân mắc Covid-19. Lúc đó, mình hét lên trấn an: Mọi người đừng quá lo, F0 mà cố gắng điều trị, nền tảng sức khỏe tốt thì mau khỏi lắm, chứ cứ lo sợ, tinh thần sa sút thì càng khó. Đi cách ly mọi người sẽ được chăm sóc đầy đủ, đừng sợ nha. Nghe vậy, nhiều cô chú cũng yên tâm hơn”.
Tiếp xúc F0, F1 nhiều, Thảo Nguyên và các tình nguyện viên cũng dần có kinh nghiệm, vững lòng hơn khi làm việc. Có thành viên từng không may mắc bệnh, khi chiến thắng virus cũng xin trở lại tình nguyện tiếp. Cô cho rằng trong cuộc chiến chống Covid-19, tinh thần lạc quan là điều rất quan trọng với cả bệnh nhân và người bình thường.
Phường đi chợ hộ bị 'bom' hàng, người dân chung tay mua giúp rau củ
Chủ tịch P.An Phú (TP Thủ Đức, TP.HCM) cho biết sau khi thông báo lên các nhóm Zalo việc bị "bom" hàng 100 đơn đi chợ hộ, người dân đã chung tay mua giúp rau củ để phường thu hồi vốn.
TP.HCM triển khai đi chợ hộ từ ngày 23.8. Ảnh ĐỘC LẬP
Từ ngày 23.8 đến nay, các phường, xã trên địa bàn TP.HCM triển khai đi chợ hộ giúp người dân. Trong bối cảnh nhu cầu mua hàng hóa tăng cao, việc vận chuyển đôi khi gặp trục trặc, những cán bộ phường rơi vào nhiều tình huống dở khóc dở cười như: bị "bom" hàng, bù tiền túi hoặc loay hoay cả 8 tiếng đồng hồ trong siêu thị để tìm đúng món hàng người dân muốn mua...
Người dân mua giúp đơn hàng bị "bom"
Ông Phạm Thanh Phương, Chủ tịch UBND P.An Phú, cho biết từ khi triển khai đi chợ hộ đến nay, có ngày đến tận 23 giờ đêm, cán bộ phường vẫn phải chạy đi giao rau, củ tại các chung cư. Đây là số hàng bị "bom" được người dân trên địa bàn hỗ trợ mua giúp để phường thu hồi vốn.
Theo ông Phương, ngày 27.8, phường bị "bom" gần 100 đơn hàng. Gọi đến các số điện thoại đã đặt thì không nghe máy hoặc nói "không mua nữa", thậm chí có người trả lời "đặt thử xem có được không".
Nhiều cán bộ, tình nguyện viên đi chợ hộ cho biết khá vất vả để lựa đủ những món theo đơn đặt hàng. ẢNH: ĐỘC LẬP
"Thông thường phường sẽ ứng tiền cho hội phụ nữ, đoàn viên đi chợ hộ giúp người dân. Khi nhận hàng, người dân mới thanh toán. Do vậy, gặp các đơn bị "bom", phường phải chật vật xoay xở", ông Phương chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Phương cho rằng khó xử lý những người "bom" hàng đợt vừa rồi vì trong đó cũng có lỗi của phường. Ông giải thích: "Người dân đặt mua qua liên kết, đăng ký hơn 1.000 đơn, phường làm việc với siêu thị, họ đảm bảo sẽ cung cấp được. Nhưng từ ngày 23.8, việc ra đường siết chặt, siêu thị không lấy hàng từ kho về giao kịp cho phường. Từ đó phường giao đến người dân bị chậm trễ. Chúng tôi mong bà con thông cảm trong hoàn cảnh này".
TP Thủ Đức đang phối hợp cùng Grab để đi chợ và mua giúp hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân từ 17 giờ ngày 28.8. Do đó, ông Phương nhận định những ngày tới đi chợ hộ sẽ cải thiện tốt hơn.
Dở khóc dở cười chuyện đi chợ hộ: chạy 4 tiếng không mua hết 1 đơn, thiếu 1 món hủy cả đơn
Cán bộ phường bù tiền cho combo
Lãnh đạo một phường ở Q.Phú Nhuận cũng cho hay trung bình mỗi ngày phường đi chợ hộ 250 đơn, ngày cao điểm lên đến gần 500 đơn. Chưa gặp phải chuyện "bom" hàng, nhưng phường đã gặp trường hợp một số món do mua không đúng ý nên người dân không nhận.
Vị này bộc bạch: "Nhiều khi siêu thị hết món đúng loại theo người dân đặt, mình lấy món khác tương tự bù qua để đảm bảo nhu cầu thiết yếu, nhưng không phải món nào mình lựa cũng đúng ý người dân".
Đi chợ hộ giúp dân, tình nguyện viên và cán bộ gặp nhiều chuyện dở khóc dở cười. ẢNH: ĐỘC LẬP
Mỗi ngày cán bộ phường và tình nguyện viên của phường này loay hoay trong siêu thị từ 7 giờ đến 15 giờ, toát mồ hôi hột mới ra khỏi siêu thị. Món nào người dân không nhận, cán bộ phường đành mang về dùng, rồi tự bù tiền.
Lãnh đạo một phường khác ở khu vực trung tâm thì tâm sự, đã khoảng chục lần đoàn viên của phường đi chợ hộ bị "bom" đơn từ vài trăm ngàn đến cả triệu đồng. Mỗi lần như vậy, cán bộ phường lại chia nhau lấy hàng về, rồi bù tiền trả cho các bạn đoàn viên.
"Mình đưa thông tin để người dân mua theo combo, ví dụ combo là thịt đùi, nhưng tới nơi hết thịt đùi, mình hỏi người dân đổi qua thịt ba chỉ được không. Người dân đồng ý thì mình đổi luôn, nhưng thịt ba chỉ mắc hơn thịt đùi, vậy là mình phải tự bù tiền. Nhiều khi trong một siêu thị cũng không đủ các món hàng người dân đặt, phải đi qua các siêu thị khác nữa mới mua đủ", lãnh đạo phường kể.
Theo vị này, quận vừa làm việc lại với siêu thị để sắp xếp giờ cho các phường vào siêu thị để không "đụng hàng" và bổ sung thực phẩm hợp lý để phường nào cũng mua được đủ rau củ, thịt cá...
Nữ công an phường xinh đẹp chạy ô tô đi chợ hộ người Sài Gòn ngày giãn cách
'Đi chợ hộ' và những tình huống dở khóc dở cười Do mới triển khai, mô hình "đi chợ hộ" bộc lộ nhiều bất cập, nảy sinh những tình huống mà cả cán bộ đi mua hàng hộ lẫn người dân không mong muốn. 8h sáng ngày 25/8, An và Khuyên, hai tình nguyện viên phụ trách đi chợ hộ ở phường Bình Trưng Đông (TP Thủ Đức)bắt đầu soạn và giao một số...