Người dân Singapore chỉ được tiêm, không được chọn vaccine ngừa COVID-19
Bộ trưởng Y tế Singapore cho biết công dân nước này sẽ không được chọn vaccine ngừa COVID-19 mà họ tiêm vì điều này làm phức tạp thêm chương trình tiêm chủng.
Thay vào đó, giới chức sẽ phân bổ vaccine dựa trên những gì sẵn có và những gì được đánh giá là phù hợp với người nhận dựa vào tiền sử bệnh của họ và các yêu tố khác.
“Dù sao trước mắt cũng chỉ có vacicne Pfizer- BioNTech được cấp phép sử dụng. Vì vậy không có sự lựa chọn nào khác”, Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong nói trong phiên họp Quốc hội.
Ông Gan cho biết thêm rằng, các quan chức y tế Singapore đang đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine do các hãng dược Moderna của Mỹ và Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển.
Ngày 30/12, chính phủ Singapore bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.
Nhân viên y tế Singapore tiêm vaccine phòng COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Bộ Y tế Singapore cho biết, các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch, gồm nhân viên y tế ở các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe cả công và tư được ưu tiên tiêm vaccine trước.
Tiếp đó, từ tháng 2/2021, Singapore sẽ tiêm vaccine cho những đối tượng dễ tổn thương và người già, bắt đầu từ những người trên 70 tuổi. Cuối cùng, mọi người dân Singapore đáp ứng điều kiện tiêm chủng sẽ được tiêm vaccine.
Video đang HOT
Chính phủ Singapore dành hơn hơn 750 triệu USD cho chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 với mục tiêu tiêm được nhiều nhất có thể cho người dân. Việc tiêm vaccine là miễn phí và dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2021.
Với việc Singapore chống dịch khá tốt, nhiều người dân nước này ngại tiêm phòng vì sợ tác dụng phụ tiềm ẩn của vaccine.
Tuy vậy, ông Gan kêu gọi mọi người tiêm phòng vì điều này sẽ giúp nền kinh tế trở lại bình thường. Dù vậy, ông vẫn nhấn mạnh chương trình tiêm chủng là tự nguyện.
Trong hai tuần qua, Singapore ghi nhận 11 ca nhiễm trong cộng đồng và 264 ca bệnh nhập khẩu.
Ông Gan cho biết vaccine được chấp thuận sử dụng đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và phù hợp với những người trên 16 tuổi. Nhưng để yên tâm, sẽ có một chương trình hỗ trợ tài chính cho bất cứ ai chịu tác dụng phụ nghiêm trọng của vaccine.
Về các câu hỏi liên quan tới tác dụng phụ có thể xảy ra, vị Bộ trưởng Y tế Singapore nói rằng các chuyên gia lưu ý một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, sốt, đau cơ và đau đầu thường biến mất trong ngày.
Các cuộc khảo sát cho thấy rằng gần 60% người dân Singapore nói sẽ tiêm phòng nếu vaccine có sẵn, trong khi khoảng 1/3 định chờ thêm dữ liệu trước khi quyết định.
Điểm khác biệt giữa vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech và AstraZeneca
Hôm 30/12, Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển, bổ sung thêm một loại vaccine vào "kho vũ khí" ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan.
Một nhân viên y tế giới thiệu vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech tại một bệnh viện vùng ngoại ô Monterrey, Mexico. Ảnh: Reuters
Hiệu quả của vaccine Astrazeneca so với các loại vaccine khác?
Theo dữ liệu tạm thời, vaccine của AstraZeneca/Oxford có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm có triệu chứng lên tới 70,4%. Trong khi đó, hiệu quả của 2 liều vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất, một loại vaccine khác trước đó đã được chấp thuận sử dụng ở Anh, lên tới 95%.
Mặc dù hiệu quả sau khi tiêm một liều AstraZeneca duy nhất chỉ ở mức 52,7%, Cơ quan Ban hành Qui định về Thuốc men và Các sản phẩm y tế Anh (MHRA) tiết lộ một "phân tích thăm dò" những người tham gia thử nghiệm đã được tiêm một liều cho thấy loại vaccine này có hiệu quả đến 73% sau 22 ngày tiêm mũi đầu tiên.
Cơ quan này cũng khuyến nghị nên tiêm mũi nhắc lại từ 4 đến 12 tuần sau mũi tiêm đầu tiên, vì hiệu quả đạt được sẽ tăng lên đến 80% trong 3 tháng giữa các lần tiêm, một quan chức tham gia phê duyệt vaccine cho biết.
"Hiệu quả của liều đầu tiên cho thấy loại vaccine này có thể bảo vệ con người khỏi virus trong một thời gian ngắn giữa hai liều, liều thứ hai tăng cường phản ứng miễn dịch và dự kiến sẽ cung cấp một phản ứng miễn dịch lâu hơn," Đại học Oxford, đối tác của AstraZeneca, cho biết.
Trước đó, sự nhầm lẫn về hiệu quả của vaccine đã xuất hiện sau khi kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối tạm thời được công bố vào cuối tháng 11, khi AstraZeneca thừa nhận rằng những người trong thử nghiệm lâm sàng của họ được tiêm liều lượng khác nhau.
Sự khác biệt về công nghệ, giá cả và cách bảo quản
Vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca. Ảnh: Reuters
Vaccine của AstraZeneca là một loại vaccine mang vector của virus, được sản xuất từ một phiên bản suy yếu của virus cảm lạnh thông thường gây nhiễm trùng ở tinh tinh. Nó đã được thay đổi chỉ dẫn di truyền để áp dụng cho tế bào con người nhằm làm cho các protein đột biến nhô ra bên ngoài bề mặt virus SARS-CoV-2.
Trong khi đó, vaccine của Pfizer/BioNtech và Moderna sử dụng công nghệ mới là RNA thông tin (mRNA), gói gọn trong những giọt chất béo nhỏ. Những giọt chất béo này che chắn RNA, ngăn phá vỡ RNA và chỉ thị các tế bào tạo protein đột biến.
AstraZeneca cam kết loại vaccine của họ chỉ có giá vài USD một liều và được bán không lợi nhuận. Trong khi đó, vaccine Pfizer được định giá từ 18,40 - 19,50 USD một liều. Còn một liều vaccine mRNA của Moderna, đã được chấp thuận tại Mỹ, có giá lên đến 37 USD.
Vaccine AstraZeneca không yêu cầu được bảo quản ở nhiệt độ siêu lạnh là -70 độ C như vaccine mRNA của Pfizer/BioNTech và đã được sản xuất hàng triệu liều. Loại vaccine này có thể được bảo quản trong tủ lạnh thông thường đến 6 tháng.
Vaccine AstraZeneca này cũng không tốn quá nhiều chi phí trong việc sản xuất, tạo hy vọng cho những quốc gia đang phát triển có cơ hội tiếp cận vaccine.
Ai sẽ được tiêm loại vaccine nào?
Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức phối hợp bào chế. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh không cho người dân lựa chọn vaccine. Tuy nhiên với một vài loại vaccine sẵn có, các nước cần quyết định người nào sẽ nhận được vaccine nào, vì một số người có thể muốn được tiêm loại vaccine có hiệu quả thử nghiệm cao hơn.
Các chuyên gia cho biết sự khác biệt giữa tỉ lệ hiệu quả của các loại vaccine là khá đáng kể, khiến cho việc lựa chọn vaccine trở nên khó khăn.
"Nếu ở quốc gia có cả vaccine mRNA của Pfizer/BioNTech và AstraZeneca, bạn sẽ quyết định tiêm loại vaccine kém hiệu quả hơn cho ai?", ông Claire-Anne Siegrist, trưởng khoa tiêm chủng và miễn dịch học tại Bệnh viện Đại học Geneva, nói.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng sự lựa chọn đó có thể là điều xa xỉ mà nhiều quốc gia khác không thể với tới.
"Vào thời điểm này, chúng tôi không có đủ số lượng vaccine để cung cấp cho tất cả những người cần nó. Lúc này, mọi loại vaccine đều có hiệu quả tương đối tốt, nghĩa là ít nhất từ 60 - 70%, nên được đưa vào sử dụng, khi nó có dữ liệu an toàn thích hợp", ông Thomas Klimkait, Giáo sư và nhà nghiên cứu của Đại học Basel, người đang thực hiện dự án vaccine SARS-CoV-2 của Thụy Sĩ cho biết.
Các hãng dược nỗ lực thử nghiệm vaccine với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Các hãng dược như BioNTech của Đức và Moderna của Mỹ đang nỗ lực thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 của mình với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh, thách thức mới nhất trong cuộc đua nhằm kiểm soát dịch bệnh. Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ ngày...