Người đàn ông vô gia cư chăm sóc bầy chó hơn 20 con ở TPHCM
Cuộc sống ngày đây mai đó, hàng ngày ông Võ Văn Thành cùng chiếc xe ba gác tự chế thành “ngôi nhà di động” rong ruỗi khắp TPHCM nhặt ve chai cùng đàn chó hơn 20 con mà ông nhận nuôi nhiều năm qua.
Với tình cảnh không nhà cửa, ông Võ Văn Thành (54 tuổi, quê gốc Bình Dương) hằng ngày rong ruổi khắp các con phố ở TPHCM lượm ve chai mưu sinh.
Ở ngã tư đường Hồng Bàng giao với Nguyễn Thị Nhỏ (Quận 5), hình ảnh chiếc xe ba gác máy chứa hơn 20 con chó, với tấm bảng “Không bán chó. Chó là bạn. Không phải thức ăn” được dán quanh xe, luôn tạo sự hiếu kỳ với người đi đường.
Theo ông Thành, do biến cố gia đình, vợ bỏ, hai người con trai nghiện ngập đi tù nên ông từ mặt. Năm 1996, ông một mình lên Sài Gòn làm phụ hồ. Khi chứng kiến cảnh những quán nhậu gần công trình ông làm giết mổ chó, ông cảm thấy rất thương xót.
“Khi ấy, tôi đi làm cố gắng dành dụm được 600.000 đồng để giải cứu được cặp chó từ lò mổ. Mang hai đứa về ở chung để canh công trình, nhưng thì chủ không cho nuôi chó. Nên tôi quyết định nghỉ và mua một chiếc xe đạp đẩy, đưa hai con chó cùng đi khắp nơi lượm ve chai kiếm sống. Gần 30 năm sống rong ruổi, tôi nhận nuôi thêm nhiều con nữa. Đến giờ, số lượng chó tôi nhận nuôi đã lên đến 24 con. Tôi thương chúng nó như con của mình”, ông Thành chia sẻ.
Bác sĩ Lê Minh Phương (phòng khám thú y phường 5, Quận 5) khám và chích thuốc kháng sinh cho chú chó tên Xù của ông Thành. Xù bị viêm nhiễm vết thương do đẻ non dẫn đến kiệt sức.
“Với người thích nuôi chó, họ lựa chọn những giống chó mình thích về nuôi, tới khi không đủ khả năng nuôi nữa, thì họ sẽ cho, hoặc có thể là bỏ mặc những con vật này. Còn với chú Thành, ông nhận nuôi tất cả các con chó có hoàn cảnh cần cưu mang, tuyệt đối không có chuyện bán chó hay bỏ rơi chúng. Đó là việc làm rất đáng trân trọng”, bác sĩ Phương chia sẻ.
Biết được hoàn cảnh và tình cảm đặt biệt của ông với các chú chó, nhiều người đã đến thăm, và giúp đỡ.
“Đồng tiền kiếm được từ ve chai rất ít ỏi. Tôi đã lớn tuổi, cộng với căn bệnh thoái hóa cột sống, khiến tôi không thể lao động nặng được. Nhưng tôi may mắn được nhiều người yêu quý chó đến giúp đỡ. Người cho tiền, người cho thức ăn để nuôi đàn chó. Chiếc xe ba gác máy này cũng do một mạnh thường quân tặng”, ông Thành cho hay.
Đêm xuống, ông Thành chở đàn chó đi dọc các con phố vắng để tìm ve chai, cũng như kiếm một nơi an toàn để nghỉ chân qua đêm.
Mỗi tối, ông Thành ngủ trên tầng gác chuồng chó của xe. Cửa chuồng được ông khóa kỹ lưỡng, phòng trộm chó. Chiếc xe luôn sáng đèn bằng bình ắc quy được sạc đầy lúc sáng ở các tiệm sửa xe. Chi phí mỗi lần sạc 30.000 đồng, dùng khoảng 3 đêm.
Video đang HOT
Một cuộc sống tốt đẹp hơn đến với “đại gia đình” của ông Thành. Trong đợt dịch căng thẳng, di chuyển khó khăn, ông được một người quen giúp đỡ, cho thuê một mảnh đất khá rộng, khoảng 200 m2 với giá khoảng 2 triệu/tháng ở xã Thạnh Đức (Bến Lức, tỉnh Long An) cách Sài Gòn 35 km. Giữa miếng đất có một căn nhà để hoang.
“Sau nhiều năm phiêu bạt, cuối cùng tôi và đàn chó cũng có một nơi ở để gọi là nhà. Tuy bây giờ còn hoang sơ, nhưng giá thuê rẻ, tôi hy vọng sớm cải tạo lại khu đất thành một cái trại nuôi chó. Để không phải chở đàn chó đi khắp nơi, mà dùng chiếc xe để làm phương tiện vận chuyển, kiếm tiền thêm để chăm “các con”…”, ông Thành hy vọng.
Khu đất rộng, cho phép ông và đàn chó có nhiều không gian sinh hoạt.
Trước khu đất là con kênh Thủ Thừa, nơi ông Thành tắm cho đàn chó cũng như vệ sinh cho bản thân mình mỗi khi chiều về.
“Con thương nội nhiều không, nội thương con nhiều lắm”, có lẽ là câu cửa miệng của ông Thành mỗi khi nói chuyện với đàn chó của mình. Và dường như, qua ánh mắt của những con chó ở đây, có thể thấy chúng biết được tình cảm của ông, và rất mến ông.
Bà Giang Thị Bé Sơn, 55 tuổi, là một hàng xóm thân thiết, sống gần căn nhà hoang nơi ông Thành và đàn chó tạm trú. Thấy thương cho hoàn cảnh ông Thành, cô hay qua nhà thăm, mang theo cơm và thức ăn cho ông và đàn chó.
“Mỗi khi chú Thành lên Sài Gòn thì tôi qua cho mấy chú chó ở lại trại ăn, dọn dẹp. Tôi thương chó lắm, nên thấy ổng một thân một mình chăm sóc một bầy chó cực quá, nên tôi giúp được bao nhiêu thì giúp”, bà Sơn nói.
Đến lượt mình ăn, ông cũng hay mớm ăn thức ăn của mình cho đàn chó. “Tôi ăn ít lắm, thấy tụi nhỏ nhìn miệng mà tôi cũng không nỡ ăn, nên mớm cho mỗi đứa một miếng”, ông Thành nói.
Khi mặt trời lặn, ông Thành đốt củi và lá khô để đuổi bớt muỗi.
Trời về khuya, ông Thành mang cái đèn với bình ắc quy trên xe ba gác máy xuống thắp sáng một góc nhà. Ông nhâm nhi ly cà phê nóng, ngồi nghỉ ngơi với bầy chó đang vây quanh, trong một không gian yên tĩnh.
Ông Thành và đàn chó của mình nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Đối với một người lớn tuổi như ông, mỗi ngày chăm sóc 24 con chó là một công việc khó khăn, và tốn sức. Nhưng ông luôn thương yêu, và xem đàn chó như chính những đứa con của mình. “Tôi thương yêu chúng đến khi tôi chết rồi thì thôi”, ông Thành nói.
Sáng 31/7: Có 4.060 ca mắc COVID-19, gần 6 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng
Bản tin dịch COVID-19 sáng 31/7 của Bộ Y tế cho biết có 4.060 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh có 2.503 ca.
Đến nay Việt Nam ghi nhận 141.122 ca. Hiện cả nước đã tiêm chủng gần 6 triệu liều vắc xin COVID-19.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
Tính từ 19h ngày 30/7 đến 6h ngày 31/7 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.060 ca mắc mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.503), Bình Dương (868), Đồng Nai (222), Tiền Giang (123), Bà Rịa - Vũng Tàu (76), Cần Thơ (55), Vĩnh Long (48), Bình Thuận (38), Đồng Tháp (31), Phú Yên (28), Kiên Giang (16), Đắk Lắk (11), Sơn La (10), Bình Định (9), Thừa Thiên Huế (4), Quảng Trị (4), Đắk Nông (4), Hà Nội (3), Nghệ An (2), Hà Tĩnh (2), Hậu Giang (2), Kon Tum (1) trong đó có 973 ca trong cộng đồng.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến sáng 31/7
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Tính đến sáng ngày 31/7, Việt Nam có 141.122 ca mắc trong đó có 2.235 ca nhập cảnh và 138.887 ca mắc trong nước.
- Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 137.317 ca, trong đó có 32.710 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Có 04/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn.
- Có 09 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 35.484 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 411 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến 6h ngày 31/7
- Cả thế giới có 197.912.842 ca mắc, trong đó 178.852.782 khỏi bệnh; 4.222.242 tử vong và 14.837.818 đang điều trị (87.502 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca mắc của thế giới tăng 590.090 ca, tử vong tăng 8.236 ca.
- Châu Âu tăng 132.221 ca; Bắc Mỹ tăng 107.586 ca (Mỹ tăng 76.992); Nam Mỹ tăng 66.219 ca; châu Á tăng 249.554 ca; châu Phi tăng 34.148 ca; châu Đại Dương tăng 1.443 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 84.812 ca, trong đó: Indonesia tăng 41.168 ca, Malaysia tăng 16.840 ca, Thái Lan tăng 17.435 ca, Philippines tăng 8.562 ca, Campuchia tăng 668 ca, Singapore tăng 139 ca (Myanmar chưa công bố số liệu)
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 5.853.565 mẫu cho 16.900.185 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vắc xin COVID_19
Trong ngày có 407.283 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 5.931.376 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 5.342.483 liều, tiêm mũi 2 là 588.893 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Hội nghị trực tuyến Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ chủ trì với các địa phương về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 và phương án tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ Nhất liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Bộ Y tế sẽ thiết lập Trung tâm hồi sức tại Bình Dương, hỗ trợ đẩy nhanh tiêm chủng của tỉnh Bình Dương.
- Bộ Y tế ban hành Quyết định 3616/QĐ-BYT phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng". Theo nội dung Đề án, Việt Nam sẽ có 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia ở 3 miền Bắc - Trung - Nam và được đặt tại 12 bệnh viện. Đồng thời, Bộ Y tế giao chỉ tiêu về số bệnh giường hồi sức tích cực cho mỗi trung tâm từ 200-3.000 giường.
- Bộ Y tế ban hành công văn số 6140/BYT-KCB ngày 30/7/2021 gửi Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố về vệc huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia phòng chống dịch COVID-19, trong đó đề nghị địa phương huy động các cơ sở y tế tư nhân tham gia tiếp nhận, cấp cứu và điều trị người bệnh COVID-19 phù hợp với năng lực chuyên môn và điều kiện của cơ sở.
- Tỉnh Bình Dương lập bệnh viện dã chiến số 3, số 4 tại thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng, với tổng quy mô 8.000 giường. Đến nay, tỉnh Bình Dương có 4 bệnh viện dã chiến với 16.000 giường bệnh.
Trên 12.000 ca mắc COVID-19, Bình Dương ứng phó ra sao? Tính đến 19h tối 30-7, Bình Dương đã ghi nhận 12.604 ca mắc COVID-19. Vì sao tỉnh này trở thành điểm nóng chỉ sau TP.HCM? Kế hoạch ứng phó của tỉnh ra sao? Các bệnh viện dã chiến đã được lập tại Bình Dương cho kịch bản có trên 20.000 ca F0, nhưng hiện vẫn cần có thêm nhiều bác sĩ, điều dưỡng...