Người đàn ông tâm thần ở Hà Nội nhiều năm bị đổ rác trước nhà
Kể từ khi mẹ mất, ngôi nhà của anh Phạm Tiến Lên (hay còn gọi là anh Đức, SN 1969) như mất đi “linh hồn”. Anh Lên hiện sống một mình, bệnh tâm thần ngày càng trầm trọng. Từ nhiều năm nay, căn nhà nhỏ xập xệ của anh tại ngõ 396 phố Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội đã bị những người dân thiếu ý thức biến thành nơi tập kết rác thải.
Ngôi nhà anh Lên từ nhiều năm nay trở thành nơi đổ rác của nhiều người thiếu ý thức.
Bới rác tìm cái ăn, tìm báo để đọc
Cuộc sống của người đàn ông tâm thần trong “căn nhà rác” ở Hà Nội
Chiều ngày 31/7, PV Dân trí tới thăm anh Lên. Trước mặt chúng tôi là hình ảnh một người đàn ông đang nằm lặng lẽ trong nhà tối om, bề bộn, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Căn nhà đã xuống cấp trầm trọng, ẩm thấp và tràn ngập rác thải.
Chia sẻ với phóng viên, bà Phạm Thị Thu, là hàng xóm của anh Lên cho biết, anh vốn sinh ra trong một gia đình rất khá giả ở phố Trương Định. Nhưng cuộc đời anh u tối kể từ khi anh phát bệnh tâm thần vào năm 22 tuổi, sau khi vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Gia đình anh Lên có 9 người anh em, anh ở cùng mẹ trong căn nhà nhỏ khoảng 18m2 ở ngõ 396 Trương Định. Sau khi mẹ mất, anh sống lủi thủi một mình, bệnh tình ngày càng trầm trọng.
Hàng ngày vào buổi sáng, anh ra khỏi nhà đi lang thang khắp xóm. Đến trưa, chiều lại quay về căn nhà đầy rác, nhặt nhạnh thức ăn trong đống rác mà những người thiếu ý thức mang đến đổ quanh nhà mình.
Đặc biệt anh Lên có sở thích đọc báo. Anh rất hay bới tìm những tờ báo cũ trong đống rác trước nhà mình để đọc.
Video đang HOT
Anh Lên rất thích đọc báo, dù bị bệnh song anh sống hiền lành và không phá phách ai bao giờ.
Hàng xóm cho biết, kể từ khi mẹ anh qua đời, ai đi ngang qua ngôi nhà cũng chỉ thấy nhìn hình ảnh người đàn ông đầu bù tóc rối, nhem nhuốc, nằm co quắp đơn độc trên phản cũ nát. Không thấy người thân nào khác tới thăm anh!
Thi thoảng, vài người hàng xóm thương tình mua cho anh mấy cái bánh, gói mì tôm… Người dân nơi đây cho biết anh rất lành và không phá phách ai bao giờ.
Đổ rác vào nhà người tâm thần?
Ông Lương Văn Hùng, 47 tuổi, là hàng xóm với anh Lên, cho biết, địa điểm trước nhà anh Lên vốn không phải là nơi tập kết rác. Nhưng nhiều năm nay, người dân thiếu ý thức thấy anh bệnh tật nên vẫn cố tình xả rác bừa bãi ra đó. Ông Hùng cho rằng thành phần này chủ yếu là các sinh viên thuê trọ và những người đi làm đêm về muộn, đem rác ra đó vứt.
Hàng xóm nơi đây phần vì thương anh Lên, phần vì muốn bảo vệ môi trường sống của cả ngõ nên đã nhiều lần nhắc nhở nhưng vẫn không dẹp được bãi rác này.
Hình ảnh bên trong ngôi nhà nhỏ xập xệ của người đàn ông bất hạnh.
Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nam Hà, Tổ trưởng tổ dân phố 38. Ông Hà cho biết: “Gia cảnh của anh Lên thực sự rất đáng thương. Trước đây anh ấy là một người tốt tính nhưng không hiểu sao từ khi đi bộ đội về (năm 1990) anh ấy bỗng phát bệnh, thơ thẩn suốt ngày.
Khi mới phát bệnh, người nhà đã nhiều lần đưa anh đi chữa trị nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Từ khi mẹ anh mất, bệnh tình của anh ngày một nặng hơn. Không người dọn dẹp, chăm sóc nên ngôi nhà anh đang sống càng trở nên nhếch nhác, hôi thối.
Chúng tôi cũng đã rất quan tâm đến trường hợp này của anh Lên. Vừa qua Tổ dân phố và Bí thư chi bộ có vào nhà người anh trai thứ 2 của anh Lên để nói chuyện, yêu cầu anh em họ hàng chung tay giúp đỡ cho anh Lên bớt khổ”.
Cũng theo ông Hà, Tổ dân phố cũng đã đề xuất với phường giúp đỡ cho anh Lên được chữa bệnh.
Còn về chuyện đống rác trước cửa nhà anh Lên, ông Hà cho biết đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhưng cuối cùng vẫn chưa chấm dứt được tình trạng này (!). “Treo cả biển phạt tiền mà họ vẫn cứ tiếp tục ném rác”, ông Hà nói.
Trần Thanh
Theo Dantri
Con trai bỏ mặc mẹ già 70 sống cô độc, con dâu thì coi mẹ chồng như osin giúp việc
Ở cái chung cư nhỏ nơi thành phố Hải Phòng này, có ai mà không biết bà Lành cùng hoàn cảnh của bà. Tính bà tốt là thế nhưng số lại cô đơn. Hơn 70 tuổi rồi mà chẳng có con cháu kề bên chăm sóc.
Bà chỉ có một mình quanh năm suốt tháng cũng chẳng thấy con cháu đến thăm. Ngày lễ tết thì thấy bà vắng nhà ít ngày rồi cũng nhanh chóng trở về căn phòng của mình, thui thủi qua ngày. Thấy mà tội.
Kể ra thì thấy số bà thật khổ. Lập gia đình trễ, lại chậm con nên bị gia đình chồng hắt hủi. Tận ba mươi mấy mới có mụn con trai đầu lòng là anh Tuấn. Đến lúc anh Tuấn lập gia đình thì chồng bà qua đời. Nhà bà cũng nghèo, nên lúc cưới vợ cho con trai, có bao nhiêu vốn liếng bỏ ra hết.
Những tưởng cuộc sống của bà đến đó là hết khổ. Ai có ngờ, anh Tuấn làm ăn thua lỗ, thiếu tiền nên bà phải bán nhà cửa rồi đến chung cư ở từ đó. Căn chung cư này cũng không phải thuộc dạng tiện nghi trong thành phố, chỉ tạm chấp nhận sống được.
Nói ra thì nhà thông gia của bà Lành cũng khá giả. Hồi con trai mắc nợ, cũng một tay con dâu chạy tới chạy lui lo lắng, phần của bà bỏ vào cũng chỉ giải quyết được một phần trong đó. Từ lúc anh Tuấn sa sút thì chị vợ tỏ ra khinh thường gia đình chồng. Rồi làm mình làm mẩy đòi về nhà mẹ đẻ sống. Lúc này, con dâu bà đã mang thai được mấy tháng, ở chung cư cũng không tiện leo lên leo xuống nên bà đành để con dâu về nhà ba mẹ ruột.
Anh Tuấn thì thời gian đầu còn chạy qua chạy lại hai bên, về sau chẳng biết con dâu nói thế nào thì theo vợ sang bên nhà sống, bỏ mình bà Lành tự lo. Bà buồn trong lòng nhưng cũng không nói ra. Bà nghĩ dù sao bà cũng còn mạnh khỏe, có thể tự lo được. Lúc cần, cuối tuần con trai về thăm là được rồi.
Nhiều người bất mãn, hàng xóm ở chung cư cũng khuyên bảo nhưng bà Lành cứ cười hiền rồi bảo rằng vì bà thương con chứ không ai ép. (Ảnh minh họa)
Hai vợ chồng con trai làm cùng công ty. Sống cùng một thành phố, thời gian sinh hoạt cũng như nhau nhưng cả hai lại thường bảo bận rộn rồi không về. Bà Lành vì thương con, sợ sống bên vợ không tiện bề sinh hoạt nên lâu lâu lại làm đồ ăn mang đến công ty của con. Mà hai vợ chồng làm cùng, lần nào bà cũng làm thêm phần cơm cho con dâu. Với cả lúc ấy chị đang mang thai nên bà cũng đặc biệt chăm chút cho chị tẩm bổ.
Đến lúc sinh cháu nội, bà có đến nhà thông gia ở một thời gian để phụ trông cháu. Đến lúc thằng nhỏ được sáu tháng, con dâu đi làm lại thì cũng thuê vú em chứ không cho bà nội chăm nữa.
Bà Lành lại thui thủi một mình, lặng lẽ sống qua ngày trong chung cư nhỏ hẹp. Con trai lâu lâu có về thăm bà nhưng thường chỉ đến gửi chút tiền rồi đi ngay, chẳng bao giờ ở lại với mẹ già. Bà Lành cũng chỉ như bao người mẹ khác, mong muốn hằng ngày có cháu bên cạnh, vậy mà nhiều lúc ốm đau, bà cũng không dám nói với con trai vì sợ mình sẽ làm con bận lòng. Ước mơ cuối đời, có con cháu kề bên cũng không thể đạt được sao?
Sau khi con dâu đi làm lại, bà không trông cháu nội nữa thì lại buồn chán nên hằng ngày lại làm cơm mang đến cho con trai và con dâu ăn. Không biết vợ chồng anh Tuấn thế nào nhưng đồng nghiệp nhìn vào lại thấy xót xa cho bà. Đã không chăm sóc mẹ già lại còn để mẹ chăm sóc lại mình. Lúc đầu người ta không nói nhưng về sau thì cũng có vài đồng nghiệp thân thiết góp ý. Ấy vậy mà vợ anh Tuấn lại xem việc đó chẳng có gì đáng hổ thẹn và hằng ngày vẫn ăn đồ mẹ chồng nấu. Đôi lúc còn tỏ ra xem thường mẹ chồng, coi bà như giúp việc vặt, sai chạy đi mua cái này, lấy cái nọ choc ô ta. Người ta bảo anh Tuấn hèn, nhưng thực ra giờ anh còn đang nhờ bên vợ nên cũng chẳng dám nói năng gì.
Nhiều người bất mãn, hàng xóm ở chung cư cũng khuyên bảo nhưng bà Lành cứ cười hiền rồi bảo rằng vì bà thương con chứ không ai ép. Cho nên dù người ta cười thì bà cũng làm. Có lần bà tâm sự trong đau xót, xã hội ngày càng phát triển, người già nếu không còn giúp ích gì cho con cháu thì đều bị vào viện dưỡng lão. Bà nay hơn 70 rồi, sống được bao lâu, cũng chẳng muốn vào viện để rồi chẳng nhìn mặt được con cháu. Bà thà ngày ngày cơm đưa nước rót cũng chỉ mong được con cháu nhớ đến mình, đừng vứt bỏ bà như bao người con khác.
Theo Khám phá