Người đàn ông suýt mất mạng vì… đau họng, cảnh báo bệnh cướp đi mạng sống rất nhanh
Đau họng đối với nhiều người là tình trạng bình thường, tuy nhiên đau họng cũng chính là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh, điển hình là bệnh nhồi máu cơ tim.
Người đàn ông bị đau họng, đi khám bị nhồi máu cơ tim
Ông Ân, 50 tuổi, là chủ của một quán ăn nhỏ ở Đông Dương (Trung Quốc). Khoảng 10 ngày trước, khi mệt mỏi ông Ân luôn cảm thấy đau ở cổ họng, sau khi nghỉ ngơi lại thuyên giảm, do vậy ông không mấy để ý. 3 ngày sau vào lúc 1 giờ sáng, ông Ân bị đánh thức bởi một cơn đau họng dữ dội, vì không thể chịu đựng được nên ông mới đến Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương để khám.
Cứ nghĩ bị đau họng bình thường, không ngờ ông Ân bị mắc bệnh nguy hiểm
Bác sĩ tại bệnh viện cho biết: “Đau họng đơn thuần không phải là tự phát tác mà có thể còn có những nguyên nhân khác”. Bác sĩ đã hỏi mỉ về tình trạng bệnh của ông Ân. Hóa ra ông Ân bị cao huyết áp và bệnh mỡ máu. Mặc dù ông đã được bác sĩ kê thuốc, nhưng ông thường bữa uống bữa không, và không theo dõi tình trạng tăng huyết áp.
Những ngày gần đây, lượng khách ở quán ông khá đông, khiến cơ thể ông luôn trong tình trạng mệt mỏi. Bác sĩ hoài nghi ông bị bệnh tim, và đưa ông đi làm điện tâm đồ. Kết quả thật bất ngờ, đó là một cơn nhồi máu cơ tim cấp tính. Vừa cầm kết quả, tình trạng bệnh của ông Ân càng trở nên nguy hiểm hơn, cơn đau ngực ngày một tăng, toát mồ hôi lạnh và huyết áp liên tục giảm.
“Mau đưa đến phòng cấp cứu”, bác sĩ ở Khoa Tim mạch ngay lập tức chuẩn bị phẫu thuật cho ông Ân. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện, ông Ân bị hẹp mạch máu, một trong số đó bị chặn 100% và cần được can thiệp để giúp lưu thông máu. Sau 40 phút trong phòng cấp cứu, ông Ân đã thoát khỏi nguy hiểm. Tuy nhiên, do mất thời gian vàng để chữa trị, cơ tim của ông đã bị tổn thương không thể phục hồi và đòi hỏi phải điều trị y tế lâu dài.
Sau khi kiểm tra phát hiện ông Ân bị nhồi máu cơ tim
Video đang HOT
Bác sĩ giải thích: “Đau ngực đột ngột là một dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim, nhưng cũng có một số biểu hiện không điển hình, ví dụ như nhồi máu cơ tim thành dưới sẽ xuất hiện đau bụng, thậm chí còn có những biểu hiện như đau răng. Nhưng những cơn đau này thường bị kịch phát. Tức là nó sẽ phát tác khi bạn mệt mỏi và bị kích động, và sẽ thuyên giảm sau một thời gian ngắn được nghỉ ngơi”. Bác sĩ khuyên rằng, nếu cơ thể bị đau từ cổ họng xuống đến rốn thì tốt nhất đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời, phòng ngừa và loại bỏ những loại bệnh về tim.
“Thời gian điều trị vàng để nhồi máu cơ tim là 2 giờ. Nếu các mạch máu bị tắc có thể được lưu thông trong 120 phút và nguồn cung cấp máu cho cơ tim được phục hồi, phần lớn cơ tim có thể ngăn ngừa được hoại tử”. Bác sĩ một lần nữa nhấn mạnh sự xuất hiện của đau ngực, đau răng, đau yết hầu, đau bụng phải kịp thời đến bệnh viện.
Những kiểu người sau đây dễ bị nhồi máu cơ tim
Thứ nhất là “ba cao” tức là những người tăng lipid máu, huyết áp cao, tiểu đường và những người bị béo phì có khả năng cao bị nhồi máu cơ tim. Những người tập thể dục quá ít hoặc ăn quá nhiều. cũng có nguy cơ cao.
Thứ hai là những người thường xuyên phải tăng ca đêm. Tăng ca đêm vài ngày không được nghỉ ngơi, đồng hồ sinh học của cơ thể bị thay đổi, mệt mỏi quá độ, rất dễ dấn đến co thắt động mạch vành, từ đó gây ra nhồi máu cơ tim.
Thứ ba là những người bị áp lực cao. Khi họ lo lắng, sẽ sản sinh ra một lượng lớn chất gọi là adrenaline, gây co mạch máu và nhịp tim nhanh, điều này rất dễ gây ra nhồi máu cơ tim.
Thứ tư là những người thường xuyên hút thuốc. Hút thuốc gây xơ cứng động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim. Mặt khác, hút thuốc lá gây co thắt động mạch vành, tê liệt, tắc mạch máu và cuối xùng khởi phát nhồi máu cơ tim. Theo nghiên cứu có rất nhiều người đag hút thuốc bị nhồi máu cơ tim.
Bác sĩ Hồ Vạn Anh, trường Khoa Tim mạch tại Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương nhắc nhở: Những trường hợp trên thường xuyên đo huyết áp, kiểm tra lượng đường trong máu, uống thuốc đúng quy định, vạn lần không được ngừng thuốc hoặc tăng liều lượng thuốc, phóng tránh tăng giảm huyết áp đột ngột và biến động đường huyết.
Theo giadinh.net.vn
5 cách sử dụng muối tốt cho sức khỏe
Chườm ấm bụng bằng muối đặc biệt tốt trong việc điều trị chứng đau bụng do lạnh và đau bụng do kinh nguyệt.
Không chỉ là loại gia vị cần thiết trong bữa ăn hàng ngày, muối còn có công dụng chữa bệnh. Dưới đây là năm cách sử dụng muối hiệu quả tốt cho sức khỏe, theo People.
Viêm mũi dị ứng: Rửa mũi bằng nước muối pha loãng
Viêm mũi dị ứng là một loại bệnh miễn dịch do hít phải những chất dị ứng dẫn đến viêm mũi. Triệu chứng của bệnh này không quá nghiêm trọng nên chỉ cần dùng nước muối kết hợp máy rửa mũi. Ngoài nước muối sinh lý, bạn cũng có thể pha nước muối loãng bằng cách pha một lít nước ấm (37 độ C) với 9 gr muối.
Đau họng, sưng nướu: Dùng nước muối ấm súc miệng, họng
Nếu bị các bệnh viêm mô mềm ở cấp độ nhẹ như viêm họng, đau răng khôn, sưng nướu, bạn hãy dùng nước muối ấm để súc miệng, súc họng. Mỗi ngày, bạn súc miệng từ 3-6 lần, mỗi lần khoảng 10 phút. Nước muối ấm có thể tạo ra một lớp màng bọc bằng muối trong khoảng thòi gian ngắn, nhờ đó kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau tạm thời.
Ảnh: DO.
Đau bụng: Chườm ấm bụng bằng muối Kosher
Muối Kosher là một loại muối thô, không phụ gia và có tác dụng chống lão hóa. Khi gặp những cơn đau bụng lạnh, đau bụng kinh, việc chườm muối Kosher ấm giúp đẩy nhanh lưu thông máu cục và giảm đau, chống lạnh.
Để chườm muối Kosher, bạn cho một lượng muối lớn vào nồi rồi rang cho nóng. Tiếp đến, bạn cho muối vào khăn hoặc túi bông, sau đó đặt lên vùng bụng. Lưu ý kiểm tra nhiệt độ trước để tránh bỏng da.
Mất nước do tiêu chảy: Uống nước muối đường
Tiêu chảy khiến người bệnh ăn không ngon, tiêu hao năng lượng và mất cân bằng điện giải do lượng natri, kali sụt giảm. Để bù lại natri và kali, bạn hãy uống 500 ml nước ấm pha với 1,75 gr muối và 10 gr bột glucose.
Lưu ý, uống nước muối đường chỉ áp dụng với trường hợp tiêu chảy nhẹ. Nếu bị tiêu chảy nặng, bạn nên tới bệnh viện điều trị.
Làm đẹp da mặt: Massage mặt với muối
Muối có tác dụng làm sạch da và cải thiện làn da khô ráp. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những người da dầu.
Cách làm rất đơn giản. Sau khi rửa mặt bằng nước ấm, bạn thoa nhẹ một ít muối hạt nhỏ lên mặt rồi rửa sạch với nước.
Để tránh tổn thương da, mỗi tuần chỉ nên rửa mặt bằng muối một lần, khi rửa tránh tiếp xúc vùng mắt.
Nguyễn Xuân
Theo VNE
Những cách đơn giản trị ho, viêm họng do thay đổi thời tiết Sắp vào đông, trời lạnh khiến nhiều người bị ho, viêm - đau họng, nhất là trẻ em, người già, người có cơ địa dễ bị kích ứng. Làm sao để khắc phục? Ảnh minh họa Cam, quýt nướng Theo lương y quốc gia Nguyễn Anh Đào (nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội), vỏ và ruột cam/quýt nướng lên...