Người đàn ông suýt bị mù mắt chỉ sau một đêm, hóa ra là do thói quen nhiều người mắc phải
Tỉnh dậy sau một đêm, người đàn ông này đã bị mất thị lực và được chẩn đoán là bị đột quỵ mắt vì dùng điện thoại quá lâu trong bóng tối.
Bị đột quỵ mắt do sử dụng điện thoại trong bóng tối
Theo trang Ettoday, bệnh nhân Xiao Chen (tên đã được thay đổi) ở Thâm Quyến, Trung Quốc gặp vấn đề về mắt sau khi sử dụng điện thoại quá lâu trong đêm. Xiao Chen cho biết hôm trước khi phát bệnh, anh ngủ rất nhiều vào buổi chiều nên đêm hôm đó anh đã thức đến 3-4 giờ sáng.
(Ảnh: Pear Video)
Xiao Chen đã chơi điện tử trên điện thoại trong suốt khoảng thời gian đó. Đến khi thức dậy vào sáng hôm sau, mắt bên trái của anh hoàn toàn không còn nhìn được gì. Xiao Chen đã nhắm mắt lại trong vài phút hy vọng tình hình ổn trở lại nhưng anh vẫn chỉ có thể thấy mọi thứ lờ mờ. Quá sợ hãi, Xiao Chen vội vàng đến khoa mắt của Bệnh viện Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam để khám. Sau khi xem qua tình hình, bác sĩ đã kiểm tra cho Xiao Chen và kết quả mắt trái của anh thị lực chỉ còn 0,4 (1,0 là mức chuẩn).
Trường hợp của Xiao Chen được các bác sĩ nhận định là bị đột quỵ mắt. Toàn bộ võng mạc dưới mắt của bệnh nhân này đã bị phù nề, tắc động mạch võng mạc nhánh do đó không thể cung cấp máu và oxy cho võng mạc. Tình trạng này diễn ra trong hơn 90 phút nên mắt của Xiao Chen đã mất đi thị lực.
Bác sĩ đo thị lực cho bệnh nhân thức khuya dùng điện thoại. (Ảnh: Sina)
Sau khi tiến hành cấp cứu, tình trạng của bệnh nhân đã dần được cải thiện. Thị lực của Xiao Chen gần như khôi phục được về mức chuẩn và khiếm khuyết thị giác cũng khá lên đáng kể so với khi mới nhập viện.
Thói quen của nhiều người trẻ ẩn chứa hiểm hoạ khó lường
Video đang HOT
Ngày nay, việc thường xuyên thức khuya, sử dùng điện thoại trong điều kiện thiếu sáng đã trở thành thói quen của không ít người. Tuy nhiên đây là việc làm vô cùng có hại cho mắt và vẫn luôn được các bác sĩ cũng như chuyên gia cảnh báo không nên thực hiện. Dưới đây là 5 vấn đề sức khỏe phổ biến mà những người dùng điện thoại trong đêm nhiều có nguy cơ mắc phải rất cao.
1. Dễ bị mất ngủ: Những người thức khuya chơi điện thoại lâu ngày có khả năng bị mất ngủ rất cao. Do cơ thể đã quen với việc thức khuya như vậy nên kể cả khi buồn ngủ thì vẫn không thể cưỡng lại được sức cám dỗ từ chiếc điện thoại di động.
Khi sử dụng điện thoại như vậy trong một thời gian dài, bạn sẽ thấy chất lượng giấc ngủ của mình ngày càng kém đi. Rõ ràng là muốn ngủ một giấc thật sâu nhưng lại không thể ngủ được. Nguyên nhân là do thức khuya nhiều làm loạn đồng hồ sinh học và khiến não bộ bị rối loạn.
2. Dễ bị thoái hóa đốt sống cổ: Những người thức khuya dùng điện thoại nhiều cũng dễ bị thoái hóa đốt sống cổ. Do đầu sẽ thường phải cúi xuống hay giữ cổ ở một tư thế cố định lâu, từ đó dần làm hình thành tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
Nếu một ngày bạn bỗng thấy đau nhức, tê bì cổ và kèm thèo tình trạng khó xoay lắc cổ thì nên cảnh giác với nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
3. Dễ mắc các bệnh về mắt: Khi mắt luôn dán chặt vào màn hình điện thoại thì luồng ánh sáng xanh từ màn hình phát ra, nhất là vào ban đêm có thể gây hại cho mắt. Hậu quả là người dùng điện thoại vào ban đêm lâu ngày dễ bị cận thị, mắt cũng bị tăng nhãn áp và có nguy cơ đục thủy tinh thể.
(Ảnh minh hoạ: Sohu)
4. Dễ bị cao huyết áp: Người dùng điện thoại thường xuyên vào ban đêm còn có nguy cơ bị cao huyết áp. Do ban đêm là thời gian để não bộ nghỉ ngơi nhưng bạn lại bắt nó hoạt động thì hệ thần kinh giao cảm sẽ tiếp tục ở trong trạng thái hưng phấn, gây tăng tiết hoóc-môn co mạch và làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
5. Dễ mắc bệnh huyết khối: Những người thức khuya chơi điện thoại lâu ngày còn dễ mắc bệnh huyết khối (cục máu đông). Nguyên nhân là do cơ thể ở trong trạng thái bất động nhiều giờ nên dễ làm hình thành cục máu đông ở vùng đầu cổ.
Đối phó chứng đau cứng cổ buổi sáng
Thật là kinh khủng khi thức dậy vào buổi sáng với cái cổ đau cứng. Có rất nhiều lý do có thể gây ra tình trạng này. Phòng ngừa thế nào và xử lý tình trạng đau cứng cổ ra sao là sự quan tâm của khá nhiều người.
Tại sao bị đau cứng cổ khi ngủ dậy?
Việc tìm ra nguyên nhân của tình trạng đau cứng cổ khi ngủ dậy buổi sáng sẽ giúp cho việc phòng ngừa tốt hơn. Có thể nguyên nhân là một hoặc gồm vài yếu tố sau đây:
Do gối đầu: Bạn nên biết tầm quan trọng của chiếc gối đầu với một giấc ngủ ngon. Nếu nó quá cao, cổ của bạn sẽ bị đẩy về phía trước. Nếu nó quá mỏng, cổ của bạn sẽ rơi quá sâu.
Do tư thế ngủ: Một số người có thói quen nằm sấp, đồng nghĩa với việc bắt buộc phải quay cổ sang một bên gây áp lực đáng kể lên cổ.
Thoái hóa khớp: Các khớp ở cổ của bạn sẽ lão hóa dần theo tuổi tác và có thể phát triển bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Các triệu chứng có thể bao gồm cứng cổ, đau lan tỏa đến cánh tay, tê tay và chân hoặc cảm giác ngứa ran ở tứ chi.
Dây thần kinh bị chèn ép: Đa số trường hợp nguyên nhân là do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đây là tình trạng đĩa đệm bị chèn ép dẫn tới lớp vòng sợi bao quanh đứt rách, phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài.
Các nguyên nhân khác: Ngoài nguyên nhân thường gặp nói trên, có một số nguyên nhân khác có thể làm cổ đau cứng. Chẳng hạn nguyên nhân co cơ, có thể xảy ra khi bạn làm việc và bắt cơ cổ vai gáy chịu quá nhiều áp lực trong thời gian dài; tương tự bạn có thể bị căng cơ gây do stress. Đau cơ xơ hóa là một rối loạn liên quan đến đau khớp và đau cơ, có thể gây ra đau cứng cổ.
Cách khắc phục
Khi bị đau cứng cổ, bạn có thể theo dõi tình trạng này tại nhà nếu chỉ đau cứng cổ đơn thuần không kèm các triệu chứng khác. Một số biện pháp sau đây có thể áp dụng để giảm nhẹ tình trạng này:
Nghỉ ngơi: Dấu hiệu cổ đau cứng có thể chỉ ra rằng nó đã làm việc quá sức. Vì vậy, hãy để cổ của bạn được nghỉ ngơi khi có thể.
Kéo giãn cơ: Nếu ngủ dậy bị đau cứng cổ, bạn có thể thực hiện vài động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Trước khi thực hiện kéo giãn cơ, nên đắp khăn nóng hoặc tắm nước nóng trước khi bắt đầu để máu lưu thông tốt hơn tại vùng bị đau. Cách kéo giãn đơn giản như sau: Quay đầu từ từ sang phải. Sử dụng tay phải của bạn để tạo áp lực nhẹ lên cằm, đẩy nhẹ đầu để di chuyển thêm một chút. Giữ vị trí này trong 15-20 giây và sau đó từ từ quay đầu trở lại điểm ban đầu. Lặp lại động tác ở phía bên trái.
Cúi đầu từ từ cho đến khi cằm chạm vào ngực hoặc gần nhất có thể. Thư giãn vai, hai tay xuôi bên thân. Giữ trong 15-20 giây. Lặp lại vài lần.
Nghiêng đầu sang vai phải hết mức có thể. Giữ đầu ở vị trí này trong 20 giây. Lặp lại động tác phía bên trái.
Nằm ngửa trên gối. Hơi nâng đầu lên và nhẹ nhàng gật đầu như thể nói có. Giữ tư thế này trong 15 giây. Hạ đầu xuống và thư giãn. Lặp lại 8-10 lần.
Mát-xa cổ: Có thể tự xoa bóp khu vực cổ. Chỉ cần đảm bảo sử dụng áp lực nhẹ nhàng và dừng lại ngay nếu cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn. Để giãn cơ cổ trong trường hợp cơ bị căng có thể bổ sung magiê trong khẩu phần.
Phòng ngừa đau cứng cổ
Chọn gối phù hợp: Chọn một chiếc gối phù hợp nhất với tư thế bạn thường ngủ. Nếu bạn thường ngủ nghiêng, cần một chiếc gối sẽ giữ đầu bạn ở tư thế ngang bằng với cột sống. Nếu bạn ngủ với tư thế ngửa, bạn cần một chiếc gối không khiến cổ bị gấp về phía ngực. Có thể ngủ mà không có gối trong một thời gian ngắn, đặc biệt là sau khi bạn ngồi làm việc quá lâu khiến đau cứng cổ.
Đảm bảo nệm chất lượng tốt: Một tấm nệm quá cũ có thể sẽ ảnh hưởng không tốt cho cổ và cột sống của bạn. Hãy thay đệm khi nó trở nêm quá cứng hoặc quá lún.
Tránh ngủ úp sấp: Thói quen ngủ sấp có thể từ khi còn nhỏ và thay đổi không phải là điều dễ dàng. Các biện pháp để thay đổi thói quen này như nhờ người thân nhắc nhở, ngủ với gối ôm để luyện tư thế ngủ nghiêng...
Giữ tư thế đúng: Tư thế khi ngồi học tập, làm việc sai có thể gây áp lực lên vùng cổ vai gáy và gây đau cứng cổ sau khi thức dậy. Tư thế cúi đầu khi chơi điện thoại thông minh, máy tính bảng có thể dẫn tới đau cứng cổ ở người trẻ tuổi. Vì vậy nên chú ý giữ tư thế đúng để phòng ngừa đau cứng cổ.
Bác sĩ cắt dạ dày 'quá tay' khiến bệnh nhân từ 150 kg còn... 38 kg Bác sĩ 'quá tay' khi phẫu thuật thu hẹp dạ dày khiến dạ dày cô Rachel Layou trở nên quá nhỏ. Hệ quả là cô từ một người béo phì nặng 150 kg xuống chỉ còn 38 kg, sụt mất 112 kg. Cô Rachel Layou đã sụt 112 kg, từ 150 kg xuống còn 38 kg vì bác sĩ phẫu thuật thu hẹp...