Người đàn ông dành 50 năm xây một “thành phố” nhưng không thể ở
Nếu vẫn cô đơn trong khi đang sống trong thành phố đông đúc, tại sao không đến nơi hoang vắng xây dựng một thành phố?
Từ 27 đến 77 tuổi, nghệ thuật gia Michael Heizer đã hoàn thành tác phẩm điêu khắc lớn nhất trong lịch sử nghệ thuật đương đại tại một sa mạc hoang vắng ở Hoa Kỳ: Một Thành phố.
Thành phố kỳ lạ này đã được The New Yorker dự đoán rằng “sẽ tồn tại lâu hơn con người”. Nó được xây dựng bằng đá và cát từ vật liệu khai thác tại địa phương. Nói cách khác, thành phố này không thể ở, trưng bày hay sưu tầm, mà chỉ mở cửa tham quan kể từ tháng 9/2022, với giới hạn du khách tối đa chỉ là 6 người mỗi ngày.’
Song, điều gì khiến một người đàn ông dành hết 50 năm chỉ để xây dựng một “thành phố” không thể ở?
“Thành phố”
“Mọi người dường như nghĩ rằng tác phẩm của tôi là một sự vô lý, “vô công rỗi nghề”. Hầu như ai cũng chỉ trích vì tôi sử dụng tiền bạc hoang phí, hao tốn tài nguyên. Nhưng không một ai suy nghĩ về tại sao tôi muốn làm điều đó”, Michael kể lại.
Tác phẩm này là gì?
Heizer nghĩ rằng người thưởng thức nên có trí tưởng tượng của riêng họ.
Video đang HOT
“Thành phố” nằm ở Nevada (Mỹ) và không ai nghĩ đến việc đến đây để xem các tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm này còn được gọi là “sự điên rồ cuối cùng của Michael Heizer”, năm nay ông đã 77 tuổi và không có khả năng tạo ra tác phẩm kỳ lạ khác.
Từ ý tưởng năm 1970, đến năm 1972 được tài trợ và ban giấy phép đất đai, tác phẩm điêu khắc lớn chưa từng có này cuối cùng đã được hoàn thành cho đến năm 2022.
“Thành phố” có diện tích khoảng 2,4×0,8km, giống như một đường đua thể thao, nhưng nằm ở những nơi ít người qua lại. Nơi đây có thể chứa hàng ngàn người, nhưng không phải là một khu nghỉ mát.
Không có gì ngoài gió và cát
Michael đã hoàn thành tác phẩm điêu khắc với một nhóm khoảng 10 người, và nhân lực được bổ sung liên tục nhưng vẫn ở quy mô nhỏ. Có người vì bị tai nạn nghiêm trọng nên không bao giờ muốn nhìn thấy Michael Heizer nữa, có người đồng hành cùng ông suốt hơn 10 năm.
Trong quá trình sáng tạo, ông rất ghét người khác đến chụp ảnh mà không có sự cho phép, từ đó công bố cho thế giới tác phẩm của mình trước. Michael đã không ở New York trong 50 năm qua, nhưng nhiều nghệ thuật đại chúng bị ảnh hưởng bởi ông.
Michael đã không trở lại thành phố văn minh trong một thời gian dài. Ông sẽ không biết gọi Uber, lần đầu tiên sử dụng iPhone, thậm chí còn “lúc trước không ai ở New York thích tôi, bây giờ tất cả mọi người đều thích tôi, thật sự rất thú vị”.
Con đường đến “Vương quốc cát”
Michael Heizer thời trẻ.
Năm 1965, Michael (20 tuổi) rời khỏi nhà và lần đầu tiên đến New York. Thời điểm đó, ông đã nghỉ học ở trường nghệ thuật.
Tại New York, Michael rất được các công ty nghệ thuật thương mại săn đón, sự nghiệp rất thuận lợi, nhưng đây không phải là nơi ông dừng lại đến hết đời.
Hàng trên cùng bên trái là Michael.
Michael trong những năm 1970 chuẩn bị xây dựng “Thành phố”.
Giống như một vật không có giá trị, bạn không thể mua bán, cũng không thể đặt trong túi.
Chẳng ai biết tác phẩm này đã đẩy ông gần như đến bờ vực của cái chết để xây dựng. Cuộc sống, sức khỏe và tài chính của ông đều bị phá hủy.
Michael đã bị các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh và hô hấp do tiếp xúc lâu dài với môi trường khắc nghiệt. Trang trại của ông đã bị phá sản.
Mặc dù đối với ông, đau đớn và nguy hiểm là điều cần thiết cho sáng tạo nghệ thuật. Nhưng ông không ngờ rằng bản thân phải chịu đựng nhiều giày vò, loay hoay vì thiếu hụt tiền bạc.
Tuy nhiên, Heizer không hề phủ nhận hay bỏ rơi tác phẩm của mình.
Sự dằn vặt duy nhất của ông là người vợ thứ hai đã kết hôn với ông 15 năm. Bà là người đầu tiên trong nhóm của Michael rời khỏi sa mạc (nhưng giữ liên lạc với “Thành phố” với tư cách là cộng tác viên).
“Mọi người đều nói tác phẩm nghệ thuật của tôi đã hủy hoại bà ấy”, Michael Heizer đau lòng nói.
Bỏ qua trách nhiệm xã hội của một nhà nghệ thuật, nhìn ở góc độ khác, môi trường trưởng thành của Michael đều có liên quan đến “đất”.
Ông nội của Michael là kỹ sư khai thác mỏ, ông ngoại là nhà địa chất học, cha là nhà khảo cổ học và giáo sư nhân chủng học nổi tiếng, anh trai là nhà sinh vật học. Trong gia đình Heizer, chỉ có Michael đi theo hướng khác: Nghệ thuật.
Từ khi còn nhỏ, Michael đã tự xem mình là một nghệ thuật gia. Ông đào hai hố trong rừng gần túp lều nghỉ mát của gia đình, hô to rằng đó là nghệ thuật siêu hiện đại của mình.
Cha mẹ ông nhận ra giáo dục truyền thống không phù hợp với con trai nên cho phép ông nghỉ trung học và đi làm khảo cổ với cha ở Mexico, chịu trách nhiệm lập bản đồ hiện trường.
Bản phác thảo “Thành phố”.
Ông đã theo cha mình nhìn thấy những tòa nhà cổ xưa. Tại thời điểm này, ý tưởng về “Thành phố” dần được hình thành.
“Tôi thích phù văn, Celtic, hội họa trong hang động cổ, văn tự nguyên thủy, ngôn ngữ cổ đại, giống như nói chuyện với các vị thần sét, băng và mưa. Tôi có thể làm điều đó ở Nevada”, Michael bộc bạch.
Cây cô đơn quý hơn vàng
Ở nhiều thành phố trên thế giới, chỉ tiêu đất công viên công cộng có thể từ 20 đến 40 mét vuông/người trong khi tại TP.HCM chỉ clà 5,5 mét vuông/người. Mỗi cây xanh tại thành phố đều quý như vàng...
Clip: Người đàn ông bị quạ "trả thù" suốt 3 năm và lý do khó tin Một người đàn ông ở Ấn Độ đã bị những con quạ bám theo và mổ vào người trong suốt nhiều năm trời vì chúng nghĩ rằng anh đã giết quạ con. Bị hiểu nhầm đã giết quạ con, anh Shiva Kewat, sống ở bang Madhya Pradesh, Ấn Độ đã bị một con quạ tấn công trong suốt 3 năm. Theo Shiva Kewat,...