Người đàn ông cô độc nơi hành lang bệnh viện
May mắn sống sót sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc nhưng Hiếu đã bị gãy một chân, một tay. Không gia đình không người thân, hơn một tháng nay Hiếu phải cắn răng chống chọi với đói rét và đau đớn hành hạ thể xác vì không có tiền phẫu thuật.
Trên chiếc giường bệnh đặt ngoài hành lang trước phòng số 2, khoa Chấn thương – Chỉnh hình, bệnh viện Chợ Rẫy người thanh niên chỉ còn da bọc xương nằm co cóp. Trong giấc ngủ chập chờn của anh, thi thoảng những tiếng rên ư…ư… ngắt quãng vang lên, cùng với những tiếng rên thảm thiết ấy, hai hàng nước mắt đục ngầu đang trộm lăn trên gò má cháy nắng.
Nguyễn Trung Hiếu một mình cô độc nơi hành lang bệnh viện
Bệnh nhân ấy chính là Nguyễn Trung Hiếu (SN 1983) , người được bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi chuyển đến Chợ Rẫy vào ngày đầu tiên của năm mới 2011. Theo hồ sơ bệnh án, Hiếu chỉ có duy nhất họ và tên ngoài ra không có thêm bất cứ thông tin nào về địa chỉ thường trú và người thân. Hỏi ra mới biết quá khứ đầy cay đắng và nghiệt ngã của Hiếu – một thân phận bị vứt bỏ bên “hành lang” cuộc đời.
Tất cả những gì Hiếu có thể biết được về gốc gác của mình chỉ gói gọn trong một câu: “Em không biết ai là cha mẹ mình, ngày nhỏ em được một bà cụ bán hàng rong nuôi, nhưng đến khi bà mất em bắt đầu phải lang thang kiếm sống.”
Video đang HOT
Để có thể sống được qua ngày, đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi ấy đã phải lang thang khắp các tuyến phố Sài Gòn ngửa tay cầu xin sự bố thí của những người qua đường. “ Ngày đó xin được tiền để mua ổ bánh mì hay dĩa cơm với em đã là rất may mắn.” Màn đêm là nhà, vỉa hè góc phố là giường, ốm đau bệnh tật có lúc tưởng như chín phần chết nhưng rồi Hiếu cũng vượt qua và lầm lũi lớn lên.
Không biết từ bao giờ Hiếu đã làm quen rồi gia nhập vào nhóm của những đứa trẻ lang thang tại ga Hòa Hưng. “Xin ăn, lượm ve chai, đánh giày, bán vé số… không có công việc nào em chưa làm. Chỉ có móc túi và trộm cắp là em không làm, chính vì lẽ đó em đã bị nhóm “anh chị” tại ga Hòa Hưng đánh đập rồi đuổi khỏi ga.” Hiếu bùi ngùi nhớ lại.
Vẫn nghề cũ việc cũ, Hiếu dạt về bến xe Miền Đông kiếm sống, lúc này Hiếu khoảng 17 tuổi. Thấy chàng thanh niên vóc dáng rắn rỏi lại chân chất thật thà nên nhiều nhà xe có thiện cảm, từ đó Hiếu bắt đầu đổi sang nghề lơ xe. Ban đầu là những tuyến gần như Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng lâu dần các nhà xe tuyến Bắc – Nam cũng tin tưởng gọi Hiếu đi cùng.
Gần 10 năm gắn bó với “nghề” lơ xe với thu nhập từ 50 nghìn đến 80 nghìn đồng một ngày, nhưng công việc không phải khi nào cũng có nên Hiếu cũng chỉ kiếm được miếng ăn đắp đổi qua ngày. Cuộc sống khốn khó vẫn bình lặng trôi đi cho đến ngày vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra.
“Hôm đó em đi lơ tuyến Sài Gòn – Hà Nội, khi về đến Quảng Ngãi xe bắt thêm một khách ở dọc đường, người khách này có một chiếc xe gắn máy mang đi cùng. Do xe khách không thể dừng lại bên đường quá lâu nên chủ xe đề nghị em dùng xe gắn máy chạy đến bến. Vì phải chạy với tốc độ quá cao để bám theo xe khách nên em đã bị tai nạn ở dọc đường, khi tỉnh dậy em đã nằm trong bệnh viện”. Hiếu bàng hoàng nhớ lại.
Gần nửa tháng điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi Hiếu chỉ có vỏn vẹn trong túi hơn 70 nghìn đồng. Nhờ có sự giúp đỡ của người nhà những bệnh nhân khác Hiếu đã được bó bột nhưng do chấn thương quá nặng nên anh phải chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy.
Tại đây bác sĩ chỉ định Hiếu phải mổ gấp để kết hợp xương, song kinh phí cho ca mổ lên tới 15 triệu đồng. Giữa lúc manh quần tấm áo còn không có để mặc, đến miếng ăn cũng phải nhờ vào sự chia sẻ của những bệnh nhân khác nên từ ngày 1/1 đến nay Hiếu tiếp tục phải cắn răng chịu đựng những cơn đau hành hạ thể xác.
Bà Nguyễn Phương Đài, Điều dưỡng trưởng khoa Chấn thương – Chỉnh hình cho biết: “Nếu không được mổ kịp thời bệnh nhân có nguy cơ sẽ phải tháo khớp xương đùi do bị hoại tử.” Cảnh khốn cùng của Hiếu đang rất cần sự chung tay giúp sức của cộng đồng.
Theo Dân trí
Khi teen 'tự kỷ' cho giống người lớn
Vui vẻ, lạc quan ai cũng muốn, nhưng điều đó không hẳn được hoan nghênh trong thế giới của một số teen hiện nay, vì vui thì... chả có gì để nói.
Rảo quanh một vòng các trang mạng xã hội, nơi mà hiện nay hầu hết các teen chọn để chia sẻ cảm xúc thì những dòng trạng thái phổ biến nhất thường là "đang buồn", "rất chán", "cô độc"... Ảnh đại diện thì ngập tràn những tấm hình đầy tâm sự với bóng đêm, sự tĩnh lặng, tóc tai phủ kín mặt, và càng ngày càng có nhiều khói thuốc. Các màu sắc tone trầm như xám, đen, nâu... luôn được chọn và đi kèm theo đó thường là những ghi chú kiểu "lạnh", "cô đơn", "chênh vênh" hay "leave me alone", "don't touch me"...
Khi tìm hiểu ra thì mới biết các teen này không gặp chuyện gì to tát cả, phần lớn trong số họ đều không có nỗi buồn hay ưu phiền nào rõ ràng, hoặc nếu có thì cũng rất nhỏ nhặt. "Mẹ bắt em cắt ngắn phần tóc mái mà em đã nuôi bấy lâu nay khiến em rất buồn, cảm thấy mẹ không hiểu mình..." - Anh Thư (lớp 10 trường PTTH N.K) tâm sự. Để rồi từ đó Anh Thư hay các teen có trường hợp tương tự trở nên trầm lặng hơn, họ cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình.
Hay có những teen u sầu, tăm tối, "tự kỷ" (ngôn ngữ của teen hiện đại về hiện tượng này) chỉ đơn giản là theo trào lưu, theo "mốt" nhằm gây chú ý. "Bây giờ cứ phải trầm trầm, buồn buồn mới dễ gây ấn tượng, chứ cứ vui vẻ bình thường thì.. bình thường quá rồi, chả có gì đáng nói. Với lại im im, lặng lẽ như vậy mình thấy.. hay hay và có vẻ sâu sắc, người lớn lắm!" - Đó là suy nghĩ của Hoàng Nam (17 tuổi) và cũng là của nhiều teen hiện nay.
Đúng là thực tế cho thấy tâm lý chung của các teen là càng "ngầu", càng "sầu đời", càng tỏ ra bí ẩn thì mới phong độ và tạo được nét riêng, dễ gây chú ý. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì cũng không quá nhiều chuyện để nói. Đằng này, nhiều teen khi đã chọn cho mình phong cách cô độc, tăm tối như thế rồi thì họ sẽ tìm cách bảo vệ hình ảnh đó của mình. Ví dụ như khi họ gặp chuyện không vui dù nhỏ hay lớn, bạn bè biết chuyện hỏi han, chia sẻ thì họ sẽ gạt đi, hoặc chỉ ậm ừ cho qua chuyện để rồi sẽ lại tiếp tục "cô độc", "không còn ai", hay "không ai hiểu mình"... Khi đó đôi khi họ không phải mong muốn một lời hỏi thăm hay san sẻ, mà chỉ đơn giản để mọi người biết mình đang buồn, cho đúng "mốt", thế thôi. Những suy nghĩ tưởng đơn giản nhưng nhiều lúc lại vô tình làm tổn thương những người xung quanh mà nhiều teen mải mê với hình ảnh này lại không hay biết.
Khánh An (sinh năm 1990) tâm sự: "Khi thấy bạn mình có tâm trạng không tốt, mình quan tâm, chuyện trò với bạn ấy rất nhiều, thậm chí còn đưa bạn ấy đi vui chơi, giải trí. Tưởng tấm lòng của mình sẽ giúp bạn tốt hơn nhưng sau đó vẫn thấy bạn ấy viết note kiểu như cô độc và không ai lắng nghe, không ai thấu hiểu... mình rất buồn. Cảm thấy bị tổn thương khi mình như người vô hình và sự chân thành không hề có ý nghĩa..".
Cứ như thế, dần dần họ mất đi những người bạn tốt xung quanh - những người luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ. Và nếu cứ mò mẫm trong cái thế giới xám xịt không có thật đó họ sẽ đánh mất cả bản thân mình, rồi tới khi họ chán với cuộc sống chỉ một màu, đến khi nhìn lại có lẽ khi ấy họ sẽ được cảm nhận sự cô độc một cách trọn vẹn nhất.
Cooc
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cậu bé 'thủy tinh' có nghị lực thép 11 năm liên tiếp đạt danh hiệu học sinh giỏi nhưng ít ai biết rằng cậu học trò Cao Thanh Lịch đang từng ngày từng giờ chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo: rối loạn đông máu di truyền cấp độ nặng nhất. "Cậu bé thủy tinh" Là con một trong gia đình, nhưng không may, từ lúc chào đời, cậu bé Cao...