Người đàn ông bị nhồi máu não đột ngột, nguyên nhân do thói quen mà nhiều quý ông Việt cũng có
Sau khi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ tiết lộ nguyên nhân không phải đâu xa vời mà do chính thói quen hằng ngày của người đàn ông này.
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 13 tháng 1 năm 2019, ông Wu (55 tuổi) người Trung Quốc sau khi ăn sáng xong, ông châm một điếu thuốc theo thói quen. Chiếc bật lửa bỗng nhiên rơi xuống đất, ông bỗng nhiên thấy trời đất như tối sầm lại, ông chỉ kịp gọi vợ một tiếng rồi lăn đùng ra đất. Ngay lập tức, vợ ông gọi xe cấp cứu đến.
Tại bệnh viện, khi được hỏi về tiền sử bệnh, ông nói rằng mình từng có tiền sử bị nhồi máu não cách đây 3 năm. Bác sĩ kết hợp với những biểu hiện lâm sàng, chụp CT đầu thì khẳng định ông Wu bị nhồi máu não cấp tính. Mặc dù ông không bị tăng huyết áp, không bị tiểu đường cũng như các bệnh về tim mạch khác, nhưng ông có một thói quen rất xấu là hút đến 40 điếu thuốc mỗi ngày.
Người bị tai biến nhồi máu não (đột quỵ) cần kiểm soát các yếu tố có thể gây ra nguy cơ như cai thuốc lá, hạn chế đồ có cồn, ăn ít chất béo, ăn nhiều trái cây…Mặc dù cấp cứu kịp thời nhưng nếu vẫn tiếp tục hút hút thuốc lá thì có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào.
Video đang HOT
Một số nghiên cứu đã xác minh rằng việc hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều liên quan đến việc đột quỵ. Thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch, nó phá hủy các mô mạch máu. Nếu là người đang có mức cholesterolcao, nó có thể dẫn đến việc hình thành xơ cứng động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu não.
Sự lựa chọn duy nhất cho những bệnh nhân hút thuốc lá bị nhồi máu não là phải bỏ thuốc lá. Trong quá trình cai thuốc lá, cai nicotine là trở ngại lớn nhất. Nó gây ra cảm giác khó chịu, hồi hộp, rối loạn giấc ngủ, tăng cân nhanah. Nỗ lực cai thuốc lá trong giai đoạn đầu rất khó khăn, buộc người bệnh phải có ý thức kỷ luật cao. Nếu cai nghiện thuốc lá thành công, người bệnh có thể thoát khỏi các nguy cơ về bệnh đột quỵ và bệnh tim mạch.
Theo Dân Việt
Thuốc tiêu sợi huyết cứu sống bệnh nhân đột quỵ
Lần đầu tiên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (Đồng Hới, Quảng Bình) dùng thuốc tiêu sợi huyết cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu não.
2 ngày trước, nam bệnh nhân 67 tuổi được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba trong tình trạng lơ mơ, liệt một nửa người bên phải, không nói được.
Bác sĩ chẩn đoán ông bị nhồi máu não ở giờ thứ 3, chỉ định điều trị ngay bằng phương pháp tiêu sợi huyết.
Sau 24 giờ điều trị, sức khỏe bệnh nhân ổn định và tiến triển tốt, hết liệt nửa người bên phải và có thể nói chuyện bình thường.
Đây là lần đầu tiên bệnh viện áp dụng thành công phương pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết trong điều trị, cứu sống bệnh nhân.
Bệnh nhân hồi phục tốt sau khi được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết. Ảnh: Long Nhật.
Trước đây, khi chưa có phương pháp này, bệnh nhân có thể phải chịu các di chứng nặng nề như liệt nửa người, nói ngọng, méo mồm, thậm chí là tử vong. Nay, kỹ thuật dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch khi sử dụng kịp thời làm tan cục máu đông gây tắc máu não, giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch và nhanh chóng phục hồi.
Bác sĩ Nguyễn Đại Việt Đức, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc cho biết thêm, bệnh nhân này may mắn khi nhập viện trong giai đoạn "vàng". Đây là chìa khóa quyết định thành công cho cuộc điều trị, bởi thuốc tiêu sợi huyết khối đường tĩnh mạch có tác dụng tối ưu với bệnh nhân nhồi máu cấp tính trước 3,5 giờ, thậm chí là 4,5 giờ với một vài trường hợp tính từ lúc khởi phát triệu chứng.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ nhồi máu não như đau đầu, nôn, méo miệng, yếu liệt tay chân, ngôn ngữ bất thường, rối loạn ý thức... cần lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất.
Long Nhật
Theo VNE
Hội đồng chuyên môn đánh giá về trường hợp cô bé tử vong sau tiêm ComBE Five Ngày 16-1, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức họp Hội đồng chuyên môn đánh giá về trường hợp cô bé Kiều Hải Y (hơn 2 tháng tuổi ở xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất) tử vong sau khi tiêm vắc xin ComBE Five. Sau cuộc họp, trao đổi với phóng viên Báo Hà nội mới, PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc...