Người đàn ông 30 năm vá áo mưa ‘tàu ngầm’ ở phố cổ
Hơn nửa đời, ông Nguyễn Văn Sĩ cặm cụi với công việc dán vết rách áo mưa ở phố cổ Hội An (Quảng Nam), nghề ngày nay chẳng còn nhiều khách nữa. Người đàn ông nhỏ thó tá túc ngay ở khu lều trên đường Bạch Đằng.
Ông Sỹ sinh năm 1960 ở Cù Minh An (Hội An, Quảng Nam), từng làm nhân viên cửa hàng lương thực. Năm 1982, ông đi bộ đội. Ba năm sau, giải ngũ không xin lại được việc cũ, cũng không biết làm gì khác nên ông kiếm kế sinh nhai bằng nghề dán áo mưa. Ngày đó người dân còn nghèo, mua được cái áo mưa rất khó khăn, rách chỗ nào họ phải vá chỗ đó, nhiều cái áo vá đi vá lại hàng chục lần.
Ông trưng tấm bảng thô sơ lấy từ miếng gỗ phế thải: “ Dán áo mưa tàu ngầm”. Ông Sỹ giải thích, đó chỉ là một cách nói ngoa cho vui và thu hút, bởi kỹ năng của ông có thể dán chuẩn đến mức áo mưa giống như tàu ngầm, không thể ngấm nước.
Chiếc quần đi mưa bị rách đang chờ ông Sỹ vá.
Dụng cụ rất đơn giản, chỉ là ít củi được chẻ nhỏ, than hoa và chiếc dùi.
Sau khi chiếc dùi được nung đỏ, ông Sĩ lấy ra và chà qua nến để giảm nhiệt độ để khi thao tác, nilon không bị cháy và giúp chiếc dùi trơn hơn.
Video đang HOT
Miếng vá nhỏ cùng loại với áo mưa được đặt lên lỗ thủng. Sau đó, ông lấy một miếng nilon khác (loại không dính) đặt lên trên, dùng dùi nóng di lên cho miếng vá dính vào áo mưa.
Chi phí vá áo mưa từ 2.000 đến 10.000 đồng.
Hiện nay ít người vá áo mưa nên để có tiền sinh sống, ông Sỹ phải làm thêm nghề chở thuê bằng xe đạp cho tiểu thương ở chợ Hội An, đủ sống qua ngày.
Không vợ con, ông Sỹ sống một mình ngay chỗ lều làm việc được dựng bằng những cây ô, tấm bạt, áo mưa bỏ đi. Ông có nhà cách trung tâm 4 km nhưng không về vì buồn, ở lại đây cho có bạn bè.
Chiếc radio là người bạn thân thiết với ông từ nhiều năm nay.
Ở Hội An chỉ có vài ba người làm nghề vá áo mưa như ông Sỹ. Người đàn ông nói đùa “thế hệ già này mà quy tiên thì nghề thất truyền”.
Vũ Minh Quân
Theo VNE
Làng chuồn chuồn tre giữa lòng Hà Nội
Ngoài đặc sản chè lam, xóm chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội) còn nổi danh với nghề làm những chú chuồn chuồn tre.
Dịp cuối tuần, các bạn có thể tranh thủ phóng xe xuống chơi và học cách làm món quà dễ thương này nhé. Những chú chuồn chuồn tre là món quà lưu niệm được du khách nước ngoài mua làm quà khi tới Việt Nam.
Điểm nổi bật của chuồn chuồn tre là khả năng giữ thăng bằng trên một điểm tựa nhỏ như đầu ngón tay, góc bàn, cành cây.
Xóm chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) là nơi sản xuất chính sản phẩm thủ công dễ thương này.
Việc chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Tre phải là loại bánh tẻ, không bị mối mọt, đem vót thành các phần của chuồn chuồn.
Người thợ phải khéo léo đảm bảo tỷ lệ các bộ phận để chuồn chuồn có thể đậu được chỉ bằng đầu miệng nhỏ xíu.
Sau đó, chuồn chuồn được sơn đủ màu sắc khác nhau.
Người thợ tỉa tót từng chi tiết nhỏ trên sản phẩm tạo nét riêng cho chú chuồn chuồn. Sau khi sơn, chuồn chuồn được phơi khô trước khi đem bán ra ngoài thị trường.
Không chỉ ở Hà Nội, chuồn chuồn tre được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Theo Xuân Chính
Nghi án con sát hại cha trước mặt mẹ Sáng 30/7, Cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho biết vừa ra quyết định tạm giữ Nguyễn Thiện Tâm (SN 1986, ngụ ấp Phú Chí, xã Phú Tân, huyện Châu Thành) để làm rõ hành vi giết người. Theo điều tra ban đầu, trưa 28/7, sau khi nhậu với hàng xóm về, ông Nguyễn Văn Sĩ (SN 1962)...