Người dân “nín thở” qua… cầu thủng
Qua thời gian sử dụng hàng chục năm, cây cầu dân sinh tại xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã bị xuống cấp, xuất hiện lỗ thủng lớn trên mặt cầu, gây bất an cho người đi đường.
Theo người dân địa phương, cây cầu mang tên Bình An đã được xây dựng hàng chục năm, nay trở thành nỗi lo lắng, thấp thỏm cho bà con mỗi khi đi qua. Tình trạng này đã kéo dài gần 2 tháng, nhưng chưa có cách khắc phục triệt để.
Trên mặt cầu xuất hiện lỗ thủng lớn, đủ để “nuốt gọn” chân người, thậm chí là bánh xe. Người dân địa phương cho biết, đã có người qua cầu do bất cẩn bị sụp xuống lỗ thủng này, may mắn chưa xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Chính quyền làm khung sắt ngăn 2 đầu cầu để hạn chế phương tiện đi qua
Video đang HOT
Dù đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chiếc cầu vẫn “cõng” nhiều phương tiện đi qua. Cách đây không lâu, một chiếc xe đi qua cầu đã khiến mảng bê tông mặt cầu sụp xuống, tạo nên lỗ thủng lớn có chiều rộng đến 0,5 m.
Nhằm hạn chế nguy hiểm, người dân địa phương phải dùng những thanh củi gác lên lỗ thủng để che lại. Sau đó, chính quyền địa phương đã làm khung sắt chắn hai đầu cầu để hạn chế xe ô tô qua lại cầu, tránh nguy cơ làm lỗ thủng rộng thêm.
Trên mặt cầu xuất hiện lỗ thủng lớn, dài gần 0,5m
Ngoài lỗ thủng xuất hiện trên mặt cầu, hệ thống lan can hai bên thành cầu bằng bê tông cũng đã mục nát, rơi rụng gần hết.
Chính quyền xã Vĩnh Chấp cho biết, Sở GTVT tỉnh Quảng Trị đã về kiểm tra thực trạng cầu để tìm phương án làm cầu lại cho dân đi. Nhưng trước mắt phải hạn chế người và phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Đ. Đức
Theo Dantri
Chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Tú làm kinh tế giỏi
Trên cương vị Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, ông Lê Văn Sơn không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, mà còn luôn đi đầu trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Năm 2012 gia đình ông Sơn bắt tay đầu tư trồng trên 4 ha rừng. Nhờ chịu khó trồng và chăm sóc, sau 5 năm gia đình ông có nguồn thu 160 triệu đồng từ rừng. Từ nguồn vốn này, gia đình ông mua thêm đất rừng để mở rộng diện tích, hiện nay lên đến trên 25 ha. Theo tính toán, từ năm 2012 đến nay, sau khi khai thác toàn bộ diện tích rừng này, mỗi năm gia đình ông Sơn thu được 190 triệu đồng. Tích lũy nguồn vốn từ việc trồng rừng, gia đình ông tập trung chăn nuôi với quy mô 30 con lợn nái, 200 lợn thịt, 600 con gà và thả nuôi cá các loại trên diện tích 2.000 m2 ; mỗi năm xuất bán từ 3 đến 4 lứa lợn, gà. Số tiền thu được từ chăn nuôi mỗi năm đạt 300 triệu đồng.
Ảnh minh họa
Vào năm 2017, ông Sơn đã mạnh dạn đầu tư một hệ thống nhà màng khép kín, trồng 4.800 gốc dưa lưới và dưa hấu trên diện tích 2.000 m2 . Hiện nay, theo giá thị trường dưa hấu có giá 10.000 đồng/kg, dưa lưới có giá 40.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, trong vụ đầu tiên, mô hình trồng dưa hấu và dưa lưới trong nhà màng của ông Sơn cho lãi ròng 80 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông còn chăm sóc thêm 1.000 gốc tiêu, trong đó có 500 gốc đã cho thu hoạch, mỗi vụ thu được 4 tấn tiêu khô, đạt giá trị 70 triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Sơn còn là Chủ tịch Hội Nông dân xã trách nhiệm, tận tâm với công tác hội và phong trào nông dân. Ông thường xuyên tư vấn kỹ thuật sản xuất, kinh doanh cho nhiều hộ trong thôn và các xã lân cận; hỗ trợ 6 hộ hội viên nghèo về nguồn vốn, vật tư, cây con giống để phát triển sản xuất. Ông đang nhận trợ giúp cho một địa chỉ nhân đạo trên địa bàn với mức hỗ trợ 450 ngàn đồng/quý; kịp thời giúp đỡ, động viên những gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống và là tấm gương mẫu mực trong phong trào xây dựng nông thôn mới, được chính quyền địa phương ghi nhận.
Với những kết quả đạt được, nhiều năm liền ông Lê Văn Sơn đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện và nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của Huyện hội, Tỉnh hội, Trung ương Hội Nông dân, UBND huyện Vĩnh Linh, UBND tỉnh Quảng Trị. Đặc biệt, tháng 6/2018, ông vinh dự là tấm gương tiêu biểu được tỉnh Quảng Trị giới thiệu tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc tổ chức tại Hà Nội.
Theo Mỹ Hằng (Báo Quảng Trị)
Những công trình nước tiền tỷ... không có nước! Mặc dù được đầu tư xây dựng với số tiền hàng tỷ đồng, nhưng các công trình nước sạch chỉ sử dụng được một thời gian đã ngừng hoạt động, gây lãng phí. Trong khi đó, người dân đã bỏ tiền lắp đặt ống dẫn nước sạch đành ngậm ngùi tự xoay xở nguồn nước để sinh hoạt. Công trình nước cạn khô,...