Người dân ngồi tại nhà thao tác thực hiện thủ tục hành chính
Thay vì phải đến cơ quan công quyền để thực hiện các dịch vụ công, giờ đây người dân ngồi ở nhà cũng có thể thao tác thực hiện các dịch vụ này.
Sáng nay (7/4), Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 – Bộ Công an) phối hợp với Công an TP Hà Nội triển khai mô hình điểm dịch vụ công trực tuyến theo Đề án 06 tại 3 điểm ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Theo C06, việc triển khai mô hình điểm dịch vụ công trực tuyến theo Đề án 06 nhằm mục đích: Triển khai thành công mô hình dịch vụ công và Đề án 06, tập trung vào nhóm tiện ích phục vụ dịch vụ công; Tạo điều kiện thuận lợi để người dân, tổ chức thực hiện các thủ tục đăng ký, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia tại cơ sở; Xây dựng mô hình điểm dịch vụ công trực tuyến theo Đề án 06 đảm bảo hiệu quả, nhân rộng mô hình triển khai toàn quốc; Tuyên truyền về lợi ích của Đề án 06, những tiện ích mang lại cho người dân, tổ chức trong công tác triển khai dịch vụ công, ứng dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip, định danh điện tử.
Bên cạnh đó, để góp phần thực hiện đạt hiệu quả cao đề án, lực lượng công an đã tham mưu chính quyền các cấp thành lập các Tổ triển khai đề án từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở phường/xã/thôn/bản. Các Tổ triển khai đề án cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền thông qua các cuộc họp Chi bộ, họp Tổ dân phố, đoàn thanh niên, hội phụ nữ…, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công và các tiện ích của Đề án 06 mang lại.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thượng tá Tô Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, đề nghị UBND quận Cầu Giấy chỉ đạo Tổ công tác triển khai Đề án 06 quận Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu tuyên truyền người dân, doanh nghiệp về lợi ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu dưới nhiều hình thức: tuyên truyền trên mạng xã hội, kênh phát thanh, họp chi bộ, phát tờ rơi,…
Thượng tá Tô Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Video đang HOT
“Chính quyền cơ sở cần hướng dẫn người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Khi có vướng mắc, gọi tổng đài 18001096 của cổng dịch vụ công quốc gia và 19000368 đối với các dịch vụ của Bộ Công an để được hỗ trợ. Lập kênh thông tin hỏi đáp trên mạng xã hội, lập đường dây nóng của Tổ công tác để giải đáp”, Thượng tá Tô Anh Dũng đề nghị.
Ngoài ra, ông Dũng còn đề nghị chính quyền địa phương cần bố trí lực lượng (cán bộ công an, tư pháp,…) trong quá trình triển khai thí điểm, hướng dẫn người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, đăng ký, sử dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử;…
Còn theo Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (thuộc C06), ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký, ban hành Quyết định số 06 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Đây là đề án liên quan đến những đột phá chiến lược, lợi ích của quốc gia, của người dân và của doanh nghiệp. Một trong những mục tiêu trọng tâm của Đề án 06 là hướng tới việc giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
“Đề án phục vụ 5 nhóm tiện ích như: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp”, Thiếu tá Hoàng Văn Dũng nói.
Nữ cán bộ công an hướng dẫn người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Với việc triển khai Đề án 06, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Đặc biệt, khi hệ thống định danh và xác thực điện tử được đưa vào sử dụng sẽ là nền tảng để phát triển hệ sinh thái số trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn kết với chuyển đổi số hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm thông tin, dữ liệu điện tử chỉ cần cung cấp, số hóa một lần. Mỗi người dân và doanh nghiệp được cung cấp tài khoản định danh điện tử để phục vụ các giao dịch trên môi trường điện tử gắn với các hệ sinh thái chữ ký số và mang lại các tiện ích thiết thực như:
Giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, không phải đến cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian; Tích hợp nhiều loại giấy tờ, thông tin giúp giảm các loại giấy tờ cần mang theo; Liên thông thủ tục hành chính giữa các cơ quan: Bộ Công an – Bộ Tư pháp – Bảo hiểm xã hội Việt Nam,…; Áp dụng định danh điện tử, CCCD gắn chip trong thực hiện các hoạt động tài chính như: Mở tài khoản ngân hàng, giao dịch chuyển tiền, rút tiền tại cây ATM,…
Chia sẻ với phóng viên Dân trí sau khi được trải nghiệm dịch vụ công trực tuyến của Đề án 06, ông Trần Văn Thành (ở phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy – Hà Nội) đánh giá, đây là đề án rất hữu ích và mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
Ông Thành (bìa phải) đang trải nghiệm dịch vụ công trực tuyến theo Đề án 06 tại phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội). (Ảnh: Nguyễn Dương).
“Trước đây mỗi lần thực hiện các thủ tục hành chính như tách hộ khẩu, chuyển hộ khẩu, tạm vắng, tạm trú,… rất vất vả vì phải đi xa, đôi khi còn không được việc vì cán bộ bận công việc chẳng hạn. Nhưng hiện nay với Đề án 06 này, tôi chỉ cần ngồi ở nhà vào mạng internet là thực hiện được nhiều dịch vụ công”, ông Thành chia sẻ.
Chia sẻ dữ liệu giữa hai hệ thống dân cư và giấy phép lái xe trong tháng 3/2022
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu (CSDL) giấy phép lái xe với CSDL quốc gia về dân cư sẽ được các đơn vị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thực hiện trong tháng 3/2022.
Dùng căn cước công dân gắn chíp điện tử để quét mã QR tại các ga đường sắt trên cao Hà Nội. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Để hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tháng 1/2022, Bộ GTVT giao Cục Đăng kiểm Việt Nam và Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT) chủ trì triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện với CSDL quốc gia về dân cư.
Kế hoạch của Bộ GTVT thực hiện Đề án này còn nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm khác sẽ được các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tập trung triển khai như: Nghiên cứu, rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để sử dụng CSDL quốc gia về dân cư phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và phát triển kinh tế - xã hội (thực hiện trong tháng 3/2022); Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia có kết nối với CSDL dân cư (tháng 5/2022); Thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính để làm giàu, cập nhật, bổ sung, kết nối, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả CSDL quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (tại Bộ phận một cửa cấp bộ từ ngày 1/6/2022)...
Để thực hiện kế hoạch, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trực tiếp chỉ đạo, chủ động triển khai theo nhiệm vụ được phân công và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2022 - 2025, bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ. Trung tâm CNTT của Bộ GTVT được giao chủ trì việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện Quyết định 06 và kế hoạch.
Trong Nghị quyết 12 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2022, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên nguồn lực tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; rà soát, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các thủ tục hành chính, triển khai các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu kết nối với Cổng Dịch vụ Công Quốc gia, CSDL quốc gia về dân cư để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 6/1/2022, Đề án nhằm ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Tạp huấn dịch vụ công trực tuyến cấp đọ 3,4 cho người dân và doanh nghiẹp Theo Bộ NN-PTNT, năm 2021, các Chi cục, Trung tâm đã thực hiện tốt việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa Quốc gia. Lưu trữ điện tử trên hệ thống Một cửa Quốc gia Cụ thể, Chi cục Thú y vùng I tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trên Hệ thống...