Người dân Nga với sứ mệnh sửa đổi Hiến pháp
Cử tri Liên bang Nga ngày 1-7 đã đi bỏ phiếu về sửa đổi Hiến pháp do Tổng thống Vladimir Putin đề xuất.
Nếu được thông qua, hiến pháp mới sẽ chuyển bớt quyền từ Tổng thống sang Quốc hội và Chính phủ, đồng thời hướng tới một hệ thống nghị viện dân chủ và cân bằng hơn.
Tresnia có tỷ lệ bỏ phiếu cao nhất
Theo Sputnik, cuộc bỏ phiếu toàn Nga về sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga đã được lên kế hoạch vào ngày 22-4, nhưng bị hoãn lại do đại dịch Covid-19. Sau đó, Tổng thống Vladimir Putin đã ký nghị định ngày bỏ phiếu mới là ngày 1-7.
Người dân Nga đi bỏ phiếu sửa đổi Hiến pháp. Ảnh: Tass
Do cần thiết phải tính đến tình hình dịch tễ và sự an toàn của người dân, Chính phủ Nga quyết định công dân Nga có thể bỏ phiếu từ ngày 25-6 đến ngày 1-7. Các cử tri có thể bỏ phiếu tại 3.600 điểm, trong đó có 178 điểm bố trí trong các khu cách ly và bệnh viện. Ủy ban Bầu cử trung ương của Nga (SIK) ngày 30-6 cho biết, tỷ lệ bỏ phiếu trực tuyến, gồm người dân ở thủ đô Moscow và tỉnh Nizhny Novgorod, đã đạt mức 93,02%, tức là hơn 1 triệu người. Tính đến ngày 30-6, địa phương ở Nga có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất là Tresnia với 75,8% số cử tri đi bầu.
Video đang HOT
Tính đến chiều 1-7 (giờ Moscow), theo Ủy ban Bầu cử Nga (SIK), tỷ lệ bỏ phiếu trực tuyến đạt hơn 93%, tỷ lệ đi bỏ phiếu đạt trên 60%. Hãng Interfax dẫn số liệu bầu cử cho thấy, gần 73% số cử tri Nga đã ủng hộ sửa đổi hiến pháp, theo đó sẽ cho phép Tổng thống Vladimir Putin tái tranh cử 2 lần (có thể đến năm 2036).
Theo hãng tin Sputnik, khoảng 45.000 thành viên ủy ban bầu cử các cấp được huy động để đảm bảo quá trình bỏ phiếu về sửa đổi Hiến pháp ở Moscow diễn ra thuận lợi, chính xác và minh bạch. Ủy ban Bầu cử Moscow đã thi hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh trong các khu vực bầu cử và quá trình bỏ phiếu không tiếp xúc tại nhà trong bối cảnh đề phòng nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Hơn 20.000 nhân viên an ninh liên tục giám sát tất cả các điểm bỏ phiếu ở Moscow trong suốt 7 ngày. Ngoài ra, người dân cũng có thể theo dõi video được phát trên trang web của cơ quan giám sát.
Những sửa đổi quan trọng
Trước đó, trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi người dân Nga tích cực đi bỏ phiếu, vì với việc bỏ phiếu ủng hộ các sửa đổi, người dân Nga đã bỏ phiếu cho quốc gia mà họ muốn sống. Theo Tổng thống Putin, việc bỏ phiếu không chỉ vì những sửa đổi theo các chuẩn mực pháp lý mà còn vì nền giáo dục và y tế hiện đại, tạo nên một xã hội đáng tin cậy với công dân, và ngược lại công dân có thể tác động trở lại đối với xã hội.
Nếu hơn 50% cử tri Nga chấp thuận các thay đổi, Hiến pháp mới sẽ có hiệu lực. Gói sửa đổi Hiến pháp lần này đề xuất sửa đổi 41 điều và bổ sung 5 điều mới, nghĩa là liên quan đến hơn 60% các điều khoản trong Hiến pháp 1993. Chính vì thế, Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu phải tổ chức bỏ phiếu trên toàn quốc về gói sửa đổi này, điều mà theo thủ tục của Luật Cơ bản hoàn toàn không đòi hỏi. Sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ làm thay đổi cấu trúc thượng tầng ở nước Nga. Đặc biệt là việc chuyển bớt quyền lực từ Tổng thống sang Quốc hội và Chính phủ, đồng thời hướng tới một hệ thống nghị viện dân chủ và cân bằng hơn so với Hiến pháp năm 1993. Sửa đổi Hiến pháp cũng quy định không cho phép các quan chức chính phủ có quốc tịch kép, phải thường xuyên sống ở Nga và không được mở tài khoản ở các ngân hàng nước ngoài.
Các sửa đổi cũng chú trọng đến việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, bảo vệ các giá trị gia đình, bảo tồn di sản văn hóa, hỗ trợ cho khoa học Nga… Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng quy định rằng nguyên thủ quốc gia Nga chỉ có thể phục vụ 2 nhiệm kỳ. Tuy nhiên, một trong những sửa đổi đề xuất rằng tổng thống hiện tại có thể được bầu lại theo Hiến pháp đã sửa đổi mà không tính thời gian cầm quyền theo Hiến pháp chưa sửa đổi. Tức là Tổng thống Vladimir Putin có thể tiếp tục ra tranh cử thêm 2 nhiệm kỳ.
28 triệu ca phẫu thuật bị hoãn vì Covid-19
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Birmingham, Anh, khảo sát 359 bệnh viện ở 71 nước, ghi nhận 28 triệu ca phẫu thuật đã bị hoãn do Covid-19.
Ảnh minh họa
Theo kết quả khảo sát công bố trên tạp chí British Journal of Surgery hôm 12/5, 28,4 triệu ca mổ chưa khẩn cấp phải hủy hoặc hoãn trong thời gian 12 tuần, chiếm 72,3% các ca phẫu thuật, để tập trung chống Covid-19. Trong đó, 6,3 triệu ca phẫu thuật chỉnh hình và 2,3 triệu ca phẫu thuật ung thư. Cứ thêm một tuần giãn cách xã hội, thế giới thêm 2,4 triệu ca phẫu thuật bị ảnh hưởng.
Trong thời gian đỉnh dịch, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến cáo các bệnh viện nên hủy phần lớn các ca mổ không thiết yếu trong vòng 12 tuần. Sau đó, các trung tâm y tế sẽ phục hồi khoảng 20% công suất so với trước đại dịch. Mục đích để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho bệnh nhân khác. Ngoài ra, các phòng mổ cũng được chuyển thành Khu chăm sóc Tích cực.
Anh phải hủy 516.000 ca phẫu thuật, bao gồm 36.000 ca ung thư, thiệt hại hai triệu bảng. Nước này cứ thêm một tuần giãn cách sẽ có hơn 43.000 ca phẫu thuật bị hủy. Dự kiến sau này nước Anh mất khoảng 11 tháng để giải quyết tất cả ca phẫu thuật còn tồn đọng.
"Đây là việc làm cần thiết nhưng sẽ tạo gánh nặng lớn cho bệnh nhân và xã hội", tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Aneel Bhangu, giảng viên cao cấp tại Đại học Birmingham, nói. "Tình trạng bệnh nhân có thể xấu đi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống khi phải chờ đợi được mổ. Trong một số trường hợp như ung thư, trì hoãn mổ có thể dẫn tới bệnh nhân tử vong".
Bác sĩ Dmitri Nepogodiev, thành viên đội khảo sát, cảnh báo: "Các bệnh viện cần thường xuyên đánh giá tình hình để có thể tiến hành lại các ca mổ sớm nhất có thể".
Các bệnh viện tại Việt Nam trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội cũng tiến hành nhiều biện pháp để giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Cụ thể, thiết lập đường dây nóng tư vấn bệnh từ xa; phát thuốc sử dụng từ một đến hai tháng để hạn chế việc đi lại, nhất là người bệnh cao tuổi, có bệnh lý nguy hiểm; cử bác sĩ đến nhà khám chữa bệnh hoặc trao đổi qua điện thoại với bệnh nhân trên 60 tuổi.
Một số bệnh viện lớn hoãn nhiều ca mổ theo lịch, không cần phẫu thuật gấp. Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội không tiếp nhận người đến khám... Hiện, các bệnh viện đã hoạt động trở lại bình thường.
Hàng ngàn người kéo về Indonesia dự lễ hành hương Trước đây hai tuần, một sự kiện tương tự ở Malaysia đã khiến cho hơn 500 người tham gia bị lây nhiễm dịch COVID-19. Hàng ngàn người hành hương từ khắp châu Á đã tập trung tại Indonesia vào ngày 18-3 mặc cho việc tụ tập đông người có thể thúc đẩy sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 trên...