Người dân hoan nghênh việc chưa bổ nhiệm cán bộ liên quan gian lận thi ở Sơn La
Trong vụ gian lận thi năm 2018, có tới 21 trong tổng số 44 thí sinh được nâng điểm là con của cán bộ, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.
Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La có công văn chỉ đạo về việc chưa xem xét đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử, khen thưởng, bổ sung quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đối với các cán bộ có liên quan đến gian lận thi cử trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở Sơn La đã bày tỏ sự hoan nghênh và cho rằng các cấp, các ngành, các địa phương cần thực hiện nghiêm túc yêu cầu này của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.
16 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin thí sinh nhưng mục đích chỉ ” nhờ xem điểm trước” (ảnh minh họa)
Ông Sòi Bá Nhện, 74 tuổi, thường trú ở bản Bó Hốc, xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La), nguyên là Chủ tịch UBND xã cho biết, vụ việc gian lận thi cử trong kỳ thi năm 2018 ở Sơn La là một điều rất đáng buồn. Buồn là bởi thông qua vụ việc cho thấy, vẫn có không ít cán bộ, đảng viên đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích tập thể; vì lợi ích cá nhân mà dùng tiền để “chạy điểm”, “mua điểm” cho con em mình, được vào học trong các trường danh tiếng, như công an, quân đội… Việc làm này có ảnh hưởng trực tiếp đến các thí sinh là con em thuộc diện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
“Việc này dân rất ủng hộ. Mọi người đều nói nếu cứ mua điểm thế này thì con người nghèo không bao giờ được ngồi ghế trường Đại học cả. Người có chức có quyền, con của họ không được vào trường Đại học, họ đã như thế rồi; bây giờ họ lên chức lên quyền nữa, có quyền hành trong tay chắc chắn họ sẽ lộng hành hơn”- Ông Sòi Bá Nhện nói.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Hồng Phương, một người dân sống ở TP Sơn La cũng bày tỏ, không chỉ riêng chị mà nhiều người dân rất hoan nghênh việc dừng lại, chưa xem xét bổ nhiệm các cán bộ lãnh đạo liên quan đến gian lận thi cử trong năm 2018 vừa qua, vì việc làm đó không chỉ ảnh hưởng đến các thí sinh ở vùng sâu vùng xa, con em dân tộc, hộ nghèo; mà còn ảnh hưởng đến tâm lý chung của xã hội về chất lượng của giáo dục, qua đó chọn ra những người tài phục vụ đất nước.
Trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La năm 2018, theo thống kê, có tới 21 trong tổng số 44 thí sinh được nâng điểm là con của cán bộ, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương ở tỉnh Sơn La. Trong đó, trường hợp thí sinh số báo danh 14000430 có bố là cán bộ công an tỉnh Sơn La, mẹ là cán bộ Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quyết Tâm, TP Sơn La được nâng tới 25 điểm; thí sinh số báo danh 14000764 có bố là Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Sơn La được nâng tổng cộng 23,35 điểm; thí sinh số báo danh 14001279 có bố là Cục trưởng Cục thuế tỉnh Sơn La, mẹ là Phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy được nâng 12 điểm. Nhiều thí sinh khác có bố là Phó Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo; Phó Chủ tịch huyện, Thành phố; cán bộ Bệnh viện đa khoa huyện; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hạt kiểm lâm huyện; Công an huyện, công an tỉnh…cũng được nâng từ 3 đến 16,25 điểm.
Kết thúc điều tra giai đoạn I, đã có hàng chục thí sinh ‘gian lận’ thi ở Sơn La bị các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Học viện Cảnh sát Nhân dân, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương Mại, các trường thuộc khối Quân đội… xóa tên trả về địa phương. Trong đó, riêng các trường Công an có tới 25 thí sinh bị trả về./.
Theo VOV
Bộ Công an: Đấu tranh, làm rõ thông tin chi tiền tỷ nâng điểm thi
Chánh văn phòng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, hiện cơ quan chức năng đang đấu tranh làm rõ chứng cứ thông tin chi tiền tỷ nâng điểm trong tiêu cực thi cử.
Ông Lương Tam Quang
Cụ thể, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019, báo chí đặt câu hỏi cho Bộ Công an và Bộ GD&ĐT về các vụ việc tiêu cực thi cử thời gian qua, trong đó có thông tin liên quan đến chi vài trăm triệu đến 1 tỷ đồng để nâng điểm cho thí sinh...
Về vấn đề này, Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, hiện đã khởi tố 3 vụ tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Trong đó 2 tỉnh Hà Giang, Sơn La giao cho cơ quan điều tra của 2 tỉnh xử lý, còn tại Hòa Bình do Cơ quan điều tra của Bộ Công an xử lý.
Để đảm bảo xử lý kịp thời các vụ án này đúng thời hạn theo quy định, trước mắt cơ quan điều tra đã kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can đã xác định rõ các hành vi như lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhiệm vụ được giao can thiệp sửa chữa đề thi để khẩn trương đưa ra truy tố xét xử đúng quy định.
Về thông tin đưa nhận tiền từ người nhà thí sinh cho các bị can trong vụ án, cơ quan điều ra cũng có thông tin, qua quá trình đang thu thập đấu tranh để có thêm tài liệu chứng cứ theo quy định pháp luật hoặc có lời khai về hoạt động đưa nhận tiền.
"Cơ quan điều tra chưa có đủ căn cứ để kết luận có việc đưa nhận tiền. Hiện chúng tôi đang đấu tranh để làm rõ chứng cứ", người phát ngôn Bộ Công an khẳng định.
Trao đổi về Kỳ thi THPT quốc gia, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ GD&ĐT đã xây dựng đề án đổi mới giáo dục phổ thông trong đó đặc biệt nhấn mạnh đổi mới thi cử, đánh giá thí sinh. Mục đích của việc đổi mới thi là tạo điều kiện để giúp khắc phục những khó khăn ở hình thức thi cũ trước đây và vẫn bảo đảm công bằng mà giảm áp lực đến thí sinh.
"Bộ cũng cân nhắc đến việc báo chí hỏi. Thứ nhất việc bỏ kỳ thi THPT quốc gia, điều này không được vì điều này là trái với luật giáo dục. Trong luật ghi rõ là học sinh đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT được quyền dự thi và nếu đủ điều kiện thì được đỗ tốt nghiệp và được giám đốc sở công nhận, cấp bằng tốt nghiệp THPT. Cho nên việc đầu tiên là thi để công nhận tốt nghiệp cho học sinh.
Điều này cũng đã được cân nhắc, vì trong hệ thống giáo dục phổ thông, tiểu học, THCS là 2 cấp học khác nhau. Đến luật GD 2005 đã bỏ thi tốt nghiệp 2 cấp học này, chỉ còn kỳ thi duy nhất là thi THPT. Đây cũng là một trong những kỳ thi rất quan trọng của các em học sinh. Hơn nữa, cả quá trình học mà không có kỳ thi thì các em sẽ giảm động lực học tập. Cho nên Bộ thấy cần phải tổ chức kỳ thi theo đúng luật", ông Độ nói.
Ông Độ cũng cho biết, đây là kỳ thi "2 trong 1", vừa lấy kết quả để xét tốt nghiệp và cũng là cơ sở để cho các trường đại học có thể dựa vào đó để tuyển sinh.
Theo luật Giáo dục đại học, các trường đại học được quyền tự chủ về tuyển sinh và tự chịu trách nhiệm về việc này. Cho nên việc Bộ tổ chức thi đại học như trước là không phù hợp, chỉ có thể tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
"Có thể nói, đề án đã được phê duyệt, cho phép thực hiện đến năm 2020. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi đã làm và cũng qua quá trình triển khai sẽ tiếp thu ý kiến của nhân dân để sau 2020 có những điều chỉnh phù hợp thực tế hơn", ông Độ nói.
Theo Tiền phong
Gian lận thi cử Sơn La: Chỉ 6 người khai nhận "nhờ nâng điểm" cho con cháu Qua triệu tập, xác minh đối với 42 người là cha, mẹ, người thân của 44 thí sinh được nâng điểm, chỉ có 6 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin thí sinh để nhờ "nâng điểm thi", 21 trường hợp nhận "nhờ xem điểm thi", 15 trường hợp còn lại không thừa nhận có liên quan... Bị can Trần Xuân Yến (áo...