Người dân Gaza liều mình xuống biển đánh cá mưu sinh
Khi Mặt Trời mọc, hàng chục người bắt đầu đổ xô ra các bãi biển tại Dải Gaza. Một số người đến đây để câu cá kiếm thức ăn, trong khi những người khác chỉ hy vọng tận dụng thời gian ngừng bắn ngắn ngủi để ngâm mình dưới biển.
AFP Người dân đổ ra bờ biển Deir el-Balah tại Gazal. Ảnh: AFP
Tự nhận là “ ngư dân trong một gia đình ngư dân”, Walid Sultan đã phải rời khỏi nhà tại làng chài ở Beit Lahia, nơi bị ném bom nặng nề ở phía Bắc Dải Gaza, để di chuyển dọc theo bờ biển lên phía Nam, tới Deir el-Balah.
Không chịu được việc phải rời xa biển cả, Sultan đi vòng quanh ngôi trường do Liên hợp quốc điều hành, nơi anh đang trú ẩn để mượn thuyền của một người bạn rồi đi câu cá.
Thanh niên 22 tuổi chia sẻ: “Chúng tôi ra khơi ngay cả khi tàu Hải quân Israel bắn qua, vì chúng tôi muốn mang một ít cá về cho gia đình và bán kiếm ít tiền”.
Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết, ngay cả trước khi cuộc xung đột hiện nay nổ ra, công việc của Sultan cũng luôn rình rập nguy hiểm.
Video đang HOT
Từ khi lực lượng Hamas quản lý Gaza, Israel đã thu hẹp mạnh khu vực được phép đánh cá ngoài khơi bờ biển dải đất này.
Các ngư dân cho biết đôi khi họ gặp nguy hiểm khi ở trong khu vực được phép đánh bắt. Đối với ông Wael Ahmed (48 tuổi), thỏa thuận ngừng bắn kết thúc đã trở thành nỗi sợ hãi thường trực. Ông tâm sự: “Chúng tôi chỉ muốn quay trở lại cuộc sống bình thường và con cái chúng tôi được sống trong hòa bình”.
Nhưng ngày 1/12, Quân đội Israel (IDF) thông báo nối lại chiến dịch quân sự trên Dải Gaza. Thông báo này đã xóa tan mọi hy vọng lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas sẽ tiếp tục được gia hạn sau 7 ngày thực thi.
Theo Liên hợp quốc, xung đột Israel-Hamas đã khiến hơn 1,7 triệu người dân ở Dải Gaza phải di dời. Với thỏa thuận ngừng bắn, dòng viện trợ nhân đạo vào Gaza đã tăng lên, nhưng Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo rằng nó gần như chưa đủ.
Một phụ nữ Palestine phơi quần áo bên bờ biển ở Deir el-Balah. Ảnh: AFP
Trên bờ biển, một phụ nữ có tên Samia tranh thủ dùng nước biển để giặt giũ trong khi các con của cô chơi đùa gần đó. Samia và gia đình cô nằm trong những trường hợp phải di dời vì xung đột. Cô chia sẻ: “Hầu như không tìm được nước để uống nên tôi đã tắm rửa cho con trên biển và cũng giặt đồ tại đây”.
Quân đội Israel tiếp tục cảnh báo ngư dân Palestine, trong các video bằng tiếng Arab đăng trên mạng, rằng “không được phép xuống biển”. Ngày 30/11, quân đội Israel cho biết đã bắn cảnh cáo vào các tàu của người Palestine bị cáo buộc vi phạm hạn chế an ninh.
Giờ đây, Sultan không dám ra khơi quá 10 hải lý khi câu cá tại Deir al-Balah. Trong khi đó, lưới đánh cá, thuyền và xe máy của anh ở quê nhà Beit Lahia đều đã bị phá hủy. “Bây giờ cuộc sống không còn nghĩa lý gì nữa. Sống cũng như chết”, Sultan than thở.
Quan điểm về Gaza giúp quan hệ Iran - Saudi Arabia gắn kết hơn
Các nhà lãnh đạo của Iran và Saudi Arabia, hai quốc gia kình địch ở khu vực Trung Đông, đã cùng tham gia một hội nghị thượng đỉnh ngày 11/11 và thống nhất kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (trái) và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tại cuộc gặp ở Riyadh ngày 11/11. Ảnh: AFP/TTXVN
.Tờ New York Times (Mỹ) cho biết 2 quốc gia Hồi giáo này sau nhiều năm thù địch đã khôi phục quan hệ ngoại giao vào tháng 3 năm nay, trong một thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian. Nhưng vẫn chưa rõ liệu sự thay đổi này có dẫn đến giảm căng thẳng từ lâu giữa chế độ quân chủ Sunni tại Saudi Arabia và chính phủ Shiite của Iran hay không.
Tuy nhiên, việc Israel bắn phá Dải Gaza dường như đã đẩy nhanh quan hệ nồng ấm hơn giữa Saudi Arabia và Iran, hướng tới khả năng bình thường hóa quan hệ.
Chuyến thăm của Tổng thống Ebrahim Raisi đến Riyadh ghi nhận lần đầu tiên một tổng thống Iran tới Saudi Arabia trong hơn một thập niên. Thái tử Mohammed bin Salman đã đón Tổng thống Iran.
Hai nhà lãnh đạo còn điện đàm lần đầu tiên chỉ vài ngày sau sự kiện hôm 7/10. Xung đột Hamas-Israel bùng phát và ngày càng leo thang từ ngày 7/10 khi lực lượng Hamas bất ngờ xâm nhập, tấn công lãnh thổ Israel. Tel Aviv sau đó triển khai chiến dịch tấn công và phong tỏa Gaza khiến tình hình nhân đạo tại dải đất này xấu đi nhanh chóng.
Cơ quan Y tế tại Dải Gaza ngày 10/11 cho biết kể từ khi xung đột Hamas-Israel bùng phát cách đây hơn 1 tháng, số người Palestine thiệt mạng hiện đã tăng lên 11.078 người. Trong khi đó, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel đã điều chỉnh số người thiệt mạng bên phía Israel do xung đột xuống 1.200 người từ thông báo 1.400 người trước đó.
Lãnh đạo các nước Arab và Hồi giáo chụp ảnh trước cuộc họp chung khẩn cấp tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, ngày 11/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội nghị thượng đỉnh ngày 11/11 tại thủ đô Riyadh (Saudi Arabia) là cuộc họp chung khẩn cấp, bao gồm hai sự kiện - hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Arab (AL). Hội nghị chung này quy tụ các nhà lãnh đạo của các nước Arab và Hồi giáo, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan, Liban, Iraq, Qatar, Syria và Iran.
Các quốc gia tham gia hội nghị đã kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Israel và cho biết hòa bình khu vực không thể đạt được nếu không giải quyết được vấn đề Palestine dựa trên giải pháp hai nhà nước.
Sau khi hai nhà lãnh đạo Saudi Arabia và Iran kết thúc bài phát biểu, họ rời hội trường chính để tiến hành cuộc gặp song phương.
Giáo sư dự bị Kristin Diwan tại Viện các quốc gia vùng Vịnh Arab ở Washington, cho biết các cuộc tham vấn chặt chẽ của Saudi Arabia với Iran cho thấy Riyadh biết rằng sự hợp tác với Tehran là cần thiết để ngăn chặn xung đột lan rộng.
Tình cảnh khó khăn khiến một số người dân Gaza trút giận lên lực lượng Hamas Một số người Palestine tuyệt vọng đã bắt đầu tấn công lực lượng an ninh Hamas tại Gaza khi căng thẳng gia tăng vì tình trạng thiếu lương thực, nước và thuốc men thường xuyên. Tìm kiếm người bị mắc kẹt dưới những đống đổ nát sau vụ không kích của Israel tại Khan Younis, Dải Gaza, ngày 3/11. Ảnh: THX/TTXVN Tờ Telegraph...