Người dân đi xe máy rời TP.HCM về quê được thuyết phục chờ liên lạc địa phương
Chiều 30.9, 24 người (ở xóm trọ P.An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM) đi xe máy định rời TP.HCM về quê nhưng khi được lực lượng chức năng thuyết phục, họ đồng ý ở tạm một điểm trường chờ liên lạc với địa phương để được đưa về.
Người dân đã đồng ý về ở tạm một điểm trường trên địa bàn P.An Phú chờ lực lượng chức năng liên lạc với địa phương để được đưa về. Ảnh VŨ PHƯỢNG
Từ 18 giờ ngày 30.9, TP.HCM bước vào trạng thái “bình thường mới”, các chốt kiểm soát nội thành được tháo dỡ, chỉ giữ lại 12 chốt kiểm soát dịch Covid-19 khu vực cửa ngõ và 39 chốt phụ giáp ranh các tỉnh. Trong chiều 30.9, người dân ở một xóm trọ P.An Phú chạy xe máy rời TP để về quê Kiên Giang và An Giang. Khi tới đường hầm sông Sài Gòn thì CSGT dừng xe và khuyên quay về nhà trọ để đảm bảo phòng chống dịch.
Ban đầu khi được thuyết phục, 24 người đi trên 12 xe máy không đồng ý quay về nhà trọ. Theo quan sát của PV, trong 24 người này có người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.
Đến 18 giờ, CSGT Cát Lái phối hợp CSGT Bến Thành, thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) phối hợp cùng Công an P.Nguyễn Thái Bình (Q.1) và UBND P. An Phú (TP Thủ Đức) tiếp tục vận động người dân.
Đến 19 giờ 30 phút, Công an TP Thủ Đức, Công an P. Nguyễn Thái Bình, UBND P.An Phú cùng CSGT Cát Lái, CSGT Bến Thành đã thuyết phục người dân đồng ý quay về tạm cách ly tại trường THCS Trần Quốc Toản trên địa bàn P.An Phú, chờ cơ quan chức năng liên lạc với địa phương (nơi người dân muốn về) để tổ chức đưa về.
Khi nhóm người này tới đường hầm sông Sài Gòn, CSGT đã yêu cầu dừng xe và khuyên quay về nhà trọ để đảm bảo phòng chống dịch . ẢnhVŨ PHƯỢNG
Ai nấy đều chất lỉnh kỉnh đồ đạc trên xe với mong muốn rời TP để về quê vì đã trụ lại quá lâu trong khó khăn vì dịch Covid-19 . Ảnh VŨ PHƯỢNG
Các lực lượng CSGT, công an thuyết phục người dân . Ảnh VŨ PHƯỢNG
Anh Trần Văn Toản (37 tuổi, quê Sóc Trăng, làm nghề điện nước) cho biết đã thất nghiệp 4 tháng ròng, hôm nay hết Chỉ thị 16 vợ chồng anh chất đồ đạc, mang vài ổ mì không trên xe để làm hành trang về quê cùng mùng mền, chiếu gối. “Hôm trước nghe người về trước nói là chốt không cho qua nên tôi mang theo mùng, có gì không cho qua thì có cái nằm ngủ”, anh Toản nói.
Video đang HOT
Chị Trương Thị Thùy Trang (26 tuổi, quê An Giang) cũng cho biết đường về quê khoảng 200km nhưng mới đi được 5km thì gặp CSGT. Chị Trang cho hay 4 tháng qua chị không có việc làm, nhận được hỗ trợ 1,5 triệu đồng cầm chưa ấm tay thì phải trả tiền trọ. Ở quê, chị Trang còn con nhỏ và cha mẹ nên quyết tâm về quê.
Anh Phạm Văn Kháng (26 tuổi, thợ hồ) cho biết do đăng ký qua hội đồng hương nhiều lần vẫn chưa về được nên anh tự đi xe máy về. Ở lại, anh không biết phải xoay xở thế nào.
Hành trang của bà bầu về quê chỉ có vài bịch snack . Ảnh VŨ PHƯỢNG
Chị Trần Kim Cương (34 tuổi, công trình làm sơn, gỗ) đang mang bầu gần 7 tháng cũng ngồi xe máy cùng chồng về Kiên Giang nhưng bị CSGT khuyên quay đầu.
Sau khi người dân đồng ý quay về tạm cách ly tại trường THCS Trần Quốc Toản chờ cơ quan chức năng liên lạc với địa phương để tổ chức đưa về thì bảo vệ dân phố P.Nguyễn Thái Bình cũng hỗ trợ mỗi xe 400.000 đồng.
Lực lượng chức năng đưa người dân về một điểm trường nghỉ ngơi . Ảnh ĐỘC LẬP
Người dân được hỗ trợ tiền, mỗi xe là 400.000 đồng . Ảnh ĐỘC LẬP
Người dân về ở tạm một điểm trường chờ liên lạc với địa phương để được đưa về . Ảnh ĐỘC LẬP
TP.HCM chiều 30.9: Đường phố nhộn nhịp, bắt đầu những ngày 'bình thường mới'
Chiều nay 30.9, những dòng xe lưu thông nườm nượp trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM.
Nhiều người dân lạc quan nói rằng đó là tín hiệu đầu tiên cho thấy TP bắt đầu lấy lại nhịp sống sôi động nhưng không nên chủ quan.
Xe lưu thông trên đường Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp). Ảnh CAO AN BIÊN
Có mặt ở một số tuyến đường ở TP.HCM như Nơ Trang Long (Q.Bình Thạnh); Phan Văn Trị, Nguyễn Thái Sơn, Quang Trung (Q.Gò Vấp); đường Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình)... PV Thanh Niên ghi nhận các chốt kiểm soát đã được dỡ bỏ, rào chắn ở nhiều hẻm cũng không còn. Các phương tiện lưu thông dễ dàng. Lực lượng CSGT thường xuyên tuần tra, kiểm soát.
Vừa hoàn tất một đơn hàng trà sữa giao cho khách ở Q.Phú Nhuận, anh Nguyễn Trần Tấn (28 tuổi, shipper) ngồi nghỉ một lát trên vỉa hè đường Phổ Quang. Anh cho biết hôm nay là một ngày đặc biệt khi việc giao hàng thuận lợi hơn những ngày trước.
Đường Phan Văn Trị chiều 30.9 nhiều xe lưu thông . Ảnh CAO AN BIÊN
Đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình) chiều 30.9. Nhiều người dân cho biết khi thấy đường phố đông đúc trở lại là tín hiệu TP.HCM đang "khỏe" lại . Ảnh CAO AN BIÊN
Chỉ vào con hẻm bên kia đường, anh nói những ngày trước nó được rào kín mít không ra vào được, nay đã được tháo bỏ. Nhiều chốt kiểm soát không còn, các hẻm cũng không còn bít bùng nên anh giao hàng nhanh hơn và thu nhập hôm nay cũng cao hơn.
Vừa nhìn ra con đường đông đúc xe cộ lưu thông, anh cho biết con đường này "còn đỡ", một số tuyến đường khác hôm nay nườm nượp.
"Ngày mai bắt đầu nới lỏng nhiều hoạt động, hôm nay chốt cũng dỡ bỏ nên người ta ra ngoài nhiều hơn. Nhìn vậy, tôi không quá lo như lúc trước mà còn mừng, chứng tỏ TP.HCM mình đang dần trở lại với nhịp sống bình thường. Mong rằng trong trạng thái "bình thường mới", ai cũng ý thức, thực hiện tốt 5K để không còn dịch bệnh", anh nói xong rồi chuẩn bị giao hàng tiếp.
Các shipper vui mừng vì không còn qua nhiều chốt kiểm soát . Ảnh CAO AN BIÊN
Càng về chiều tối, lưu lượng phương tiện càng nhiều hơn . Ảnh CAO AN BIÊN
Các shipper tất bật với những đơn hàng trước một quán trà sữa trên đường Phổ Quang (Q.Phú Nhuận) chiều nay . Ảnh CAO AN BIÊN
Chị Mỹ Nhung (24 tuổi, Q.Phú Nhuận) vừa tất bật giao những phần bún bò cuối cùng cho shipper xong thì đứng trước quán để nghỉ mệt. Chị cho biết hôm nay việc buôn bán cũng giống hôm qua, chừng 300 phần bún bò.
Tuy nhiên, từ ngày mai người đã tiêm vắc xin được ra ngoài, chị cũng có thể bán mang về nên dự đoán sẽ bán được nhiều hơn. Chị kể dù tất bật với việc buôn bán, nhưng chị cũng hay để ý đường sá. Theo chị, chiều nay người dân ra ngoài đông hơn.
Trên đường Nơ Trang Long chiều 30.9 đông đúc . Ảnh CAO AN BIÊN
Đường Lê Quang Định (Q.Bình Thạnh) những ngày trước rào chắn kín mít, nay đã dỡ bỏ, nhiều phương tiện đi qua . Ảnh CAO AN BIÊN
"Theo tôi từ ngày mai người ta ra ngoài còn đông nữa, nhiều người tôi biết cũng đã tiêm vắc xin rồi. Hôm nay một số khách quen gọi hỏi quán ngày mai tới mua được không. Tôi mừng vì từ mai không chỉ tiếp shipper mà còn cả nhiều khách khác nữa", chị kể.
Chị Nhung hy vọng thời gian tới, dịch bệnh sẽ được kiểm soát hoàn toàn để quán có thể buôn bán tại chỗ. Chị cùng 3 nhân viên tại quán nói sẽ tuân thủ tốt 5K trong thời gian tới để đảm bảo an toàn.
Nhiều người dắt xe đi sửa trước ngày 1.10 . Ảnh CAO AN BIÊN
Một người dân mua thực phẩm trên đường Nguyễn Thái Sơn . Ảnh CAO AN BIÊN
Nhân viên một tiệm sửa xe trên đường Đặng Thùy Trâm (P.13, Q.Bình Thạnh) cho biết hôm nay nhiều người đã đến đây để rửa xe, thay nhớt... Dự đoán ngày mai, 1.10 tiệm sẽ đón nhiều khách hơn . Ảnh CAO AN BIÊN
Trong khi đó, hơn 16 giờ chiều nay, anh N.N.Khoa (24 tuổi) dắt chiếc xe của mình đến một tiệm nhỏ trên đường Đặng Thùy Trâm (Q.Bình Thạnh) để khởi động lại máy cũng như thay nhớt. "Mấy tháng nay toàn ở trong nhà không dám đi đâu hết, cái xe cũng không còn mượt do mấy tháng nay đâu có tiệm nào bảo trì. Bây giờ tút lại cho nó, mai đi siêu thị mua đồ", anh cười.
Anh Huỳnh Văn Bình (33 tuổi) đang sửa xe cho anh Khoa cũng góp chuyện, kể từ sáng giờ đã có nhiều người đến để thay nhớt, vá xe, thay bình... Anh cùng mọi người ở đây đã "chuẩn bị tâm lý" để đón thêm nhiều khách hơn vào ngày mai, khi TP bước vào cuộc sống "bình thường mới".
TP.HCM điều chỉnh thông tin 100% người dân quận 1 tiêm mũi 2 xuống còn 65% Từng thông báo người trên 18 tuổi tại quận 1 tiêm vắc xin mũi 2 đạt 100%, trong cùng ngày 30-9, Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM chỉnh tỉ lệ này xuống còn 65%. Hiện quận 1 vẫn tiếp tục tổ chức tiêm vắc xin mũi 2, đẩy mạnh người trên 50 tuổi. Trong cùng ngày 30-8, Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM đã chỉnh...