Người dân đất nước hạnh phúc nhất thế giới dạy con như thế nào?
Đan Mạch là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2016. Một trong những lý do khiến đất nước này luôn đứng đầu bảng xếp hạng trên là nhờ nền giáo dục tuyệt vời và khác biệt.
Tạo môi trường tự do vui chơi cho trẻ
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, được vui chơi tự do với bạn bè hoặc 1 mình, có khả năng giúp trẻ lạc quan, vui vẻ, kiên trì và hoàn thiện các kỹ năng sống cần thiết. Trẻ cảm thấy mình đang tự kiểm soát được mọi việc khi chơi đùa. Đây là tiền đề khiến trẻ hướng đến việc tự lập, tự chủ cho cuộc sống sau này.
Chính vì vậy, người Đan Mạch đánh giá rất cao giá trị của việc tạo môi trường vui chơi cho trẻ em. Vì vậy, giáo trình tiểu học của đất nước này không quá nặng về kiến thức, thay vào đó là xoay quanh các hoạt động vui chơi có ích.
Những điều bố mẹ nên làm:
- Khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời nhiều hơn, thay vì giải trí bằng màn hình máy tính. Tạo mọi điều kiện để chúng được phát triển đầy đủ các giác quan, bao gồm việc tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật khác nhau.
- Tạo nhóm vui chơi đa dạng về độ tuổi, điều này giúp những trẻ nhỏ hơn học hỏi được những anh chị lớn, ngược lại, những trẻ lớn hơn có thể học được cách quản lý, chăm sóc em nhỏ.
- Dành ra khoảng thời gian riêng để trẻ được tự chơi 1 mình. Nhờ đó, con sẽ học được cách tự xử lý các vấn đề của mình và không bị nghe theo sự sai khiến của những đứa trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, chơi 1 mình không có nghĩa là xem tivi hay chơi điện tử trên máy tính.
Đề cao tính chân thực
Bảo vệ trẻ khỏi những cảm giác khó chịu, sẽ hạn chế sự phát triển cảm xúc một cách toàn diện.
Đan Mạch nổi tiếng là quê hương của những câu chuyện cổ tích Andersen như “Cô bé bán diêm” kể về một em bé mồ côi nghèo bị chết vì đói và lạnh, hay “Nàng tiên cá” với hình ảnh nàng tiên cá sẵn sàng chấp nhận bị câm và chịu đau đớn, để có thể trở thành con người, chỉ vì yêu chàng trai đã bỏ mặc cô. Bố mẹ ở Đan Mạch không đọc cho con cái nghe những câu chuyện này, bởi vì chúng quá kinh khủng.
Thay vào đó, họ biết rằng trò chuyện với con và để trẻ tiếp xúc với đủ mọi trạng thái xúc cảm sẽ dạy bé sự cảm thông, biết trân trọng và làm sao để kiểm soát cảm xúc của mình.
Video đang HOT
Bạn có thể áp dụng phương pháp này bằng cách :
- Đọc cho con những câu chuyện cổ tích thú vị, nhưng không theo mô tuýp là luôn có hậu hoặc quá bi kịch.
- Luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của con một cách trung thực, dù đó thuộc những vấn đề khó nói như bệnh tật, sống chết. Giá trị cốt lõi của bài học này giúp trẻ hiểu được, trung thực là đức tính cần được quan trọng nhất của mỗi con người.
Không khen con quá mức
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ thường xuyên được khen thông minh sẽ dễ dàng từ bỏ trước khó khăn hơn. Vì chúng cảm thấy mình đủ thông minh để không cần cố gắng và chăm chỉ. Vì thế, người Đan Mạch thường tránh ca ngợi con quá nhiều.
Những điều bố mẹ nên làm:
- Bố mẹ nên khen ngợi sự nỗ lực, cố gắng của con trong cả quá trình, thay vì khen ngợi như thể đó là tài năng thiên bẩm.
- Lời khen cần được đưa ra đúng lúc, thay vì chỉ là biện pháp động viên giúp con cảm thấy tốt hơn. Nếu trẻ gặp khó khăn, thậm chí là thất bại về một việc gì đó, hãy giúp con nhận ra lý do và khuyến khích chúng làm lại một lần nữa.
Luôn lạc quan trước mọi vấn đề
Người Đan Mạch luôn nhìn mọi việc theo chiều hướng tích cực. Họ cũng không chối bỏ những vấn đề tiêu cực, thuộc mẫu người lạc quan nhưng thực tế, và luôn dạy con cái theo hướng suy nghĩ đó.
Cách người Đan Mạch nuôi dạy con:
- Tránh những cách biểu đạt cảm xúc quá cực đoan như: Quá yêu, ghét một điều gì đó hoặc nói không bao giờ,… Tương tự, sự cường điệu hóa một vấn đề không hề giúp ích cho trẻ.
- Khi trẻ làm làm sai hoặc chưa ngoan, không nên áp đặt vấn đề đúng – sai mà hãy thể hiện cảm xúc của mình về hành động đó.
Dạy con biết cảm thông
Các ông bố bà mẹ Đan Mạch luôn tin rằng, khả năng nhận biết được tâm lý và thấu hiểu người khác là một kỹ năng trẻ hoàn toàn có thể học được. Tại Đan Mạch, có nhiều chương trình quốc gia dạy trẻ về sự cảm thông và các bài thực hành về ngôn ngữ, văn hóa khích lệ trẻ phát triển trí thông minh, cảm xúc.
Bạn có thể dạy con điều này bằng cách:
- Chính phụ huynh hãy học cách thấu hiểu suy nghĩ của trẻ, thay vì phán xét và áp đặt cảm xúc của mình lên con cái.
- Khuyến khích con biểu đạt những cảm xúc của mình mà không lo sợ bị phán xét.
Không bao giờ tranh giành phần thắng về phía mình
Việc nuôi dạy con bằng tính kỷ luật, sự áp đặt, bắt buộc con cái phải nghe theo lời bố mẹ khiến tạo ra vòng luẩn quẩn giữa nổi loạn và hình phạt. Họ dựa trên sự tôn trọng và trao đổi thẳng thắn thay vì tìm mọi cách giành phần thắng với con.
Những điều bạn nên làm:
- Hiểu được quy luật để một đứa trẻ trưởng thành là vượt qua các ranh giới và phá vỡ một số quy tắc. Không nên trừng phạt vì những điều sai trái của trẻ, hãy coi đó là cơ hội để giảng dạy, hướng dẫn con.
- Thể hiện cho trẻ hiểu rằng, chúng luôn được lắng nghe và tôn trọng.
- Cố gắng tìm kiếm được những giải pháp khiến cả bố mẹ và con cái đều cảm thấy hài long.
Trân trọng những phút giây đầm ấm bên gia đình
Một truyền thống rất tuyệt vời của các gia đình người Đan Mạch: cả gia đình thường xuyên ca hát, ăn uống, chơi đùa bên nhau dưới ánh nến ấm áp. Cố gắng tạo sự gắn kết và tham gia hoạt động cộng đồng là một nét văn hóa Đan Mạch.
Những điều bạn nên làm:
Hãy tắt điện thoại đi và giành nhiều thời gian bên gia đình hơn nữa để giúp cha mẹ và con cái thấu hiểu, gần gũi nhau hơn.
Theo Danviet
Bạn gái muốn tôi ký hợp đồng hôn nhân trước khi cưới
Tôi thực sự rất yêu bạn gái và muốn lấy cô ấy làm vợ, nhưng còn chuyện đặt bút ký vào hợp đồng này quả thực rất khó.
Ảnh minh họa
Tôi 32 tuổi, bạn gái 24 tuổi. Chúng tôi đều tốt nghiệp đại học và hiện tại có công việc với mức lương ổn. Cô ấy không có nhan sắc quá xinh đẹp, răng hô, dáng người thanh mảnh cao ráo, tuy 24 tuổi nhưng có vẻ dày dặn kinh nghiệm sống, giao tiếp hơn cả lứa tuổi của tôi. Mọi người nhận xét cô ấy là người sâu sắc, quyến rũ. Xung quanh cô ấy có nhiều đàn ông giàu có, tài năng và giỏi giang nhưng vẫn quyết định chọn tôi. Chúng tôi yêu nhau được một năm. Mẹ tôi và cả nhà khuyên cuối năm nên kết hôn, tôi có đem chuyện này nói với bạn gái thì cô ấy bảo từ từ. Mẹ tôi không thích cô ấy răng hô, nhưng mọi thứ còn lại mẹ bằng lòng. Tôi bảo đi niềng răng thì cô ấy chỉ cười, nói đó là bản thân cô ấy tự biết, tốt nhất tôi chỉ nên nói một lần mà thôi.
Khoảng một tuần sau cô ấy hẹn tôi ra cà phê, đưa cho tôi một tập tài liệu. Cô ấy nói nếu muốn kết hôn, hãy ký hợp đồng hôn nhân này trước. Cô ấy cho tôi một tháng xem tài liệu và quyết định, nếu đồng ý thì cưới, không sẽ chia tay. Tôi nghĩ cô ấy đùa kiểu tuổi teen thôi nên gạt đi, nhưng cô ấy nói giọng rất nghiêm túc. Về nhà giở ra xem thì giống hệt như một bản hợp đồng, đầy đủ chi tiết. Từ chuyện đám cưới, chụp ảnh cưới, khách mời, tài chính, tài sản chung riêng, các mối quan hệ trong và ngoài gia đình, tự do cá nhân, trách nhiệm với chuyện mang thai, sinh con, nuôi dạy con, sức khỏe..., tóm lại là bao quát tất cả các vấn đề trong gia đình. Tôi thực sự phát hoảng với kiểu cách này, hẹn cô ấy ra gặp, cô ấy bảo tôi cứ tự mà suy nghĩ, hợp lý thì ký, xong kết hôn, không thì nói luôn đỡ vòng vo.
Tôi biết tích cách cô ấy nói một là một, hai là hai. Mẹ tôi có 2 con trai, mẹ mong sau này cả 2 về ở với mẹ, đại gia đình sum họp vui vầy giúp đỡ lẫn nhau. Mẹ dự định qua năm sau xây nhà 3 tầng rộng rãi, có chỗ cho con cái. Trước giờ việc trong gia đình nhà tôi do một tay mẹ gánh vác hết, vì vậy mẹ mong tôi sớm có vợ, có cháu cho vui cửa vui nhà. Khổ nỗi trong hợp đồng bạn gái ghi rõ không sống chung nhà với bố mẹ chồng, không phụ thuộc gia đình chồng trong các vấn đề hôn nhân như tài sản, con cái, nuôi dạy trẻ, khám sức khỏe tổng quát một lần/năm, không về nhà sau 11 giờ tối trừ các trường hợp khẩn cấp..., bằng đấy đủ hiểu là bạn gái tôi đã tốn tâm tư vào bản hợp đồng này ra sao.
Tôi thực sự rất yêu bạn gái và muốn lấy cô ấy làm vợ, nhưng còn chuyện đặt bút ký vào hợp đồng này quả thực rất khó. Tôi có nói chuyện mua chung cư với mẹ mà mẹ nặng nhẹ nói tôi coi khinh mẹ, không về ở chung. Tôi từng nghĩ ký đại đi, bạn gái trẻ con mà, vài bữa quẳng hợp đồng đi luôn, phụ nữ có con sẽ khác. Tôi đến gặp bố mẹ cô ấy để nói với họ, họ chỉ cười và bảo hạnh phúc của con gái do nó tự quyết định, nó đủ thông minh chín chắn rồi, cũng chẳng lo nó bị ế. Tôi nghe mà cạn lời. Còn một tuần nữa tôi sẽ phải trả lời bạn gái, giờ bối rối quá, ngày nào cũng đọc qua mà suy nghĩ tới lui. Trước giờ mẹ là người quan trọng nhất với tôi, nhớ lúc mẹ bệnh hồi nhỏ tôi từng nói sẽ ở bên cạnh chăm sóc mẹ suốt đời. Đứng trước tình yêu của đời mình và cuộc sống bên mẹ, thực sự phân vân lắm, mong bạn đọc tư vấn cho tôi.
Theo VNE
'Điểm số của con không nói lên điều gì' Theo TS Vũ Thu Hương, điểm số không nói lên tất cả, quan trọng là tính cách và sự trải nghiệm của con. Nhiều cha mẹ Việt bao bọc quá mức khiến con không thể lớn khôn. Con gái của tôi đã lớn, có thể tự lo mọi việc cho mình. Việc con mang điện thoại theo người giờ cũng không còn quá...