Người dân Đà Nẵng có thể tra cứu thông tin tiền điện, nước trên app “Danang Smart City”
Một trong những tiện ích mới được tích hợp trên “ Danang Smart City” là tính năng cho phép tra cứu thông tin tiền điện, nước và chỉ số tiêu thụ của gia đình.
Được vận hành từ tháng 8/2020, đến nay “Danang Smart City” đã phát triển thành nền tảng tích hợp đa dịch vụ, cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh, tiện ích thiết yếu cho người dân, tổ chức, cơ quan tại thành phố Đà Nẵng.
Tính cả trên 2 kho ứng dụng phổ biến iOS và Android, app “Danang Smart City” hiện có hơn 1,1 triệu lượt tải và cài đặt. Ứng dụng giúp người dùng truy cập các dịch vụ đô thị thông minh, dễ dàng tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ một cửa, thông tin doanh nghiệp, cơ sở an toàn thực phẩm… Đồng thời, là kênh giúp người dân và doanh nghiệp nhận thông báo kịp thời từ cơ quan chức năng.
Ứng dụng “Danang Smart City” đã hỗ trợ người dân trên địa bàn thanh toán tiền điện, nước (Ảnh: Văn Hưng)
Theo Sở TT&TT Đà Nẵng, trong phiên bản cập nhật, ứng dụng “Danang Smart City” đã được bổ sung thêm nhiều tiện ích.
Cụ thể, bên cạnh việc tích hợp tính năng cho phép tra cứu thông tin tiền điện, nước và chỉ số tiêu thụ, ứng dụng cũng hỗ trợ người dân thanh toán trực tuyến tiền điện, nước qua ví điện tử MoMo.
Video đang HOT
Tại giao diện màn hình chính, người dùng chọn biểu tượng “Tiện ích công dân”, chọn “Tiền điện”/ “Tiền nước”; nhập “Mã số khách hàng” và “Số điện thoại đã đăng ký”, chọn “Xem thông tin”. Nếu muốn thanh toán tiền điện hay nước, người dùng chọn nút “Thanh toán” và hình thức thanh toán qua MoMo, bấm “Xác nhận”, Khi đó, hệ thống sẽ liên kết đến ứng dụng MoMo.
“Tìm kiếm địa điểm” cũng là một tính năng mới, hỗ trợ người dùng tìm kiếm các địa điểm như ngân hàng, điểm ATM, cây xăng gần nhất và chỉ đường đi.
Tìm kiếm địa điểm là 1 tính năng mới trên ứng dụng “Danang Smart City”.
Bên cạnh đó, “Danang Smart City” còn hỗ trợ người dùng truy xuất nguồn gốc thực phẩm, kiểm tra thông tin sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và phát hiện hàng giả đối với thực phẩm/ nhà hàng, quán ăn có gắn mã QR Code.
Trên ứng dụng, người dùng chọn biểu tượng “An toàn thực phẩm”, lựa chọn “TXNG thực phẩm” và quét mã QR để hiển thị thông tin sản phẩm gồm: đơn vị, sản phẩm và đánh giá.
Người dùng cũng có thể chọn tab “Tra cứu” trên ứng dụng Danang Smart City để tra cứu nhiều thông tin hữu ích như xe vi phạm giao thông, tìm kiếm bãi đỗ xe…
7 doanh nghiệp có dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hợp chuẩn
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) vừa trao chứng nhận hợp chuẩn cho 7 doanh nghiệp trong nước có dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đáp ứng bộ tiêu chuẩn cơ sở TCCS 02-VNISA.
Lễ công bố và trao chứng nhận hợp chuẩn cho các doanh nghiệp tham gia đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin trong các năm 2021, 2022 được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức ngày 23/8 tại Hà Nội.
Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng là dịch vụ rà quét, phân tích cấu hình, hiện trạng, dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin; phát hiện lỗ hổng, điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro mất an toàn thông tin.
Phó Chủ tịch VNISA Vũ Quốc Thành thông tin về quá trình đánh giá, công nhận hợp chuẩn đối với dịch vụ của 7 doanh nghiệp an toàn thông tin trong nước.
Bảy doanh nghiệp an toàn thông tin trong nước vừa được VNISA trao chứng nhận hợp chuẩn đối với dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin gồm có công ty cổ phần Bkav, công ty công nghệ thông tin VNPT (VNPT IT), công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security), công ty TNHH hệ thống thông tin FPT (FPT IS), công ty cổ phần dịch vụ công nghệ tin học HPT, công ty cổ phần Phát triển phần mềm và hỗ trợ công nghệ (MISOFT), và công ty cổ phần công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS).
Ông Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VNISA cho biết, đây là hoạt động hợp chuẩn đầu tiên của Hiệp hội, vì thế gặp nhiều khó khăn trong việc tạo ra một quy trình đánh giá dịch vụ khoa học và hợp lý.
"Kết quả đánh giá và công nhận hợp chuẩn lần này có thể coi là sự ghi nhận không chỉ của Hiệp hội mà cả của thị trường đối với chất lượng dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin của các doanh nghiệp", ông Vũ Quốc Thành chia sẻ.
Đại diện VNISA kỳ vọng việc được trao chứng nhận hợp chuẩn về dịch vụ kiểm tra, đánh giá sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm động lực, sự tự tin để gia tăng mức độ tăng trưởng, phát triển cả về chất lượng và doanh số. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ sử dụng các dịch vụ an toàn thông tin Việt Nam.
Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng trao chứng nhận hợp chuẩn cho đại diện Bkav.
Trước đó, trong Chỉ thị 14 năm 2019 về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước lựa chọn đơn vị độc lập với tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ để định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các hệ thống thông tin cấp độ 3 và 4 phải được kiểm tra, đánh giá định kỳ hằng năm; còn hệ thống thông thông tin quan trọng quốc gia (cấp độ 5), định kỳ 6 tháng một lần thực hiện kiểm tra, đánh giá.
Năm 2020, VNISA đã xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn cơ sở dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin "TCCS 02:2020/VNISA". Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản với dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng theo 3 nhóm: yêu cầu về quản lý, kỹ thuật; yêu cầu về tổ chức và nhân sự.
Đến năm 2021, VNISA bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá dịch vụ của các doanh nghiệp và sau 1 năm, Hiệp hội đã hoàn thành đợt đánh giá đầu tiên về sự phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở TCCS 02-VNISA của dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin do doanh nghiệp trong nước cung cấp.
Thị trường chuyển đổi số toàn cầu tăng trưởng bền vững: Tiềm năng lớn cho Viettel, VNPT, FPT, CMG Công ty chứng khoán Rồng Việt vừa có báo cáo cập nhật ngành công nghệ thông tin và cho rằng quy mô thị trường chuyển đổi số toàn cầu đang tăng trưởng bền vững. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của Việt Nam. Tiềm năng tăng trưởng tới từ nhu cầu chuyển đổi số trên toàn...