Người dân chủ quan, Thổ Nhĩ Kỳ lập tức hứng chịu đợt Covid-19 thứ hai
Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đang chứng kiến đợt bùng phát dịch Covid-19 cao điểm lần thứ hai, xuất phát từ sự chủ quan của người dân.
Số ca nhiễm và tử vong hàng ngày do Covid-19 ở Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng nhanh. Theo số liệu trên trang Worldometers, tính tới 6h sáng 4/9, tổng số ca nhiễm của Thổ Nhĩ Kỳ đã là 274.943, tăng 1.642 ca trong 24 giờ qua. Số ca tử vong tăng 49, nâng tổng số người chết lên 6.511.
Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa trở lại nền kinh tế và dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với các hoạt động từ đầu tháng 6. Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, nước này đang bước vào đỉnh thứ hai của làn sóng lây nhiễm virus SARS-CoV-2, do sự chủ quan của người dân và việc tụ tập đông người.
Ấn Độ sắp qua mặt Brazil về tổng số ca nhiễm
Trong khi đó, trên thế giới, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo số liệu từ Worldometers, Covid-19 hiện đã tấn công 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho hơn 26,44 triệu người, trong đó hơn 872 nghìn người đã tử vong và hơn 18,63 triệu trường hợp đã hồi phục.
Dịch lại bùng lên dữ dội, thế giới chưa dứt nỗi sợ Covid-19
Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới về cả tổng số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Mỹ đã có thêm 40.299 trường hợp dương tính với virus corona chủng mới, nâng tổng số ca bệnh lên hơn 6,33 triệu. Số ca tử vong tăng thêm 994, nâng tổng số người chết lên 190.958.
Trong số ba nước dẫn đầu bảng xếp hạng tổng số ca mắc bệnh, đáng chú ý nhất là Ấn Độ. Worldometers cho biết, trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Á đã có tới 84.156 ca nhiễm mới, nhiều gấp đôi so với Mỹ và Brazil, nâng tổng số người bệnh từ đầu dịch tới nay lên gần 4 triệu người.
Video đang HOT
Theo giới phân tích, với đà tăng chóng mặt hiện nay, Ấn Độ sẽ nhanh chóng vượt qua Brazil, trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về tổng số ca nhiễm Covid-19. Hiện tổng số người mắc Covid-19 của Brazil là 4.041.638, sau khi ghi nhận thêm 40.216 ca mới trong 24 giờ qua.
Thái Lan có ca lây cộng đồng sau hơn 100 ngày
Hôm 3/9, Thái Lan bất ngờ ghi nhận ca Covid-19 đầu tiên sau hơn 100 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Ca bệnh được xác định là một nam giới vừa bị tống giam tại nhà tù ở thủ đô Bangkok.
Bộ Cải huấn Thái Lan cho biết, người đàn ông trên 37 tuổi, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus trong đợt xét nghiệm hằng tuần. Người này từng làm DJ tại một câu lạc bộ giải trí ban đêm và trước đó không đi nước ngoài hay tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19.
Hiện người nhiễm đã được đưa vào bệnh viện để điều trị, trong khi các tù nhân từng tiếp xúc với anh ta đã được cách ly.
Đây là ca lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên ở Thái Lan kể từ 26/5. Tất cả trường hợp mắc Covid-19 ghi nhận trong 3 tháng qua ở Thái Lan đều là ca “nhập khẩu” và được phát hiện trong quá trình cách ly. Hiện tổng số người bệnh Covid-19 của Thái Lan là 3.427, trong đó có 58 ca tử vong.
Singapore tuyên bố phát hiện ổ dịch mới
Nhà chức trách Singapore đã phát hiện các ổ dịch Covid-19 mới tại các khu nhà tập thể dành cho lao động nhập cư nước ngoài.
Phần lớn trong tổng số gần 57 nghìn ca nhiễm Covid-19 ở Singapore là ở các khu nhà tập thể của người lao động nhập cư. Tháng trước, giới chức Singapore cho hay toàn bộ lao động mắc bệnh sống tại những nơi này đã bình phục hoặc đã có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, trong thông báo ngày 3/9, Bộ Y tế Singapore cho biết các ổ dịch mới đã được phát hiện tại ít nhất 3 khu nhà tập thể cho lao động nhập cư, với 43 ca nhiễm mới. Ngoài xét nghiệm dịch hầu họng, Singapore còn đang xét nghiệm huyết thanh đối với những người sinh sống tại đây.
Trước đó, Thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu rằng, Chính phủ Singapore cần hành động quyết liệt và sớm hơn tại các khu nhà ở dành cho lao động nhập cư.
Nga sắp tập trận gần 'điểm nóng' giữa Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ
Hải quân Nga sẽ tổ chức hai cuộc tập trận ở phía đông Địa Trung Hải, khu vực diễn ra cuộc đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Hai cuộc tập trận phía đông Địa Trung Hải của hải quân Nga sẽ diễn ra ngày 8-22/9 và 17-25/9, hải quân Thổ Nhĩ Kỳ ngày 3/9 thông báo trên website. Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga không can thiệp vào hoạt động nghiên cứu địa chấn của các tàu khảo sát nước này ở khu vực ngoài khơi phía nam đảo Kastellorizo, Hy Lạp và bán đảo Karpas của Cyprus.
Phát ngôn viên hải quân Nga Igor Dygalo chưa trả lời yêu cầu bình luận về thông tin này.
Chiến hạm Nga tại quân cảng Tartus, Syria duyệt binh nhân Ngày Hải quân hôm 25/7. Ảnh: BQP Nga.
Igor Korotchenko, giám đốc Trung tâm phân tích Hoạt động buôn bán vũ khí toàn cầu tại Moskva, nhận định Nga muốn phô diễn sức mạnh nhằm vào NATO trong các cuộc tập trận sắp tới, thay vì thể hiện thái độ hậu thuẫn cho Thổ Nhĩ Kỳ.
"Nga có quan hệ kinh tế và quốc phòng chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ, song chính sách của chúng tôi là tránh hậu thuẫn cho bất cứ bên nào trong tranh chấp này", Korotchenko nói. "Thổ Nhĩ Kỳ đủ khả năng tự bảo vệ lợi ích của riêng mình".
Thổ Nhĩ Kỳ và NATO đang bất đồng xung quanh thương vụ mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ còn mâu thuẫn với Liên minh châu Âu EU do tranh chấp lãnh thổ với Hy Lạp và Cộng hòa Cyprus, hai thành viên của khối. Một cường quốc EU là Pháp gần đây tăng hiện diện quân sự trong khu vực đông Địa Trung Hải để hỗ trợ Hy Lạp và Cyprus.
"Những kẻ kéo đến từ cách đây hàng nghìn km đang cố gắng bắt nạt, đòi quyền lợi và đóng vai thiên thần hộ mệnh", Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar viết trên Twitter ngày 3/9, ám chỉ Pháp. "Không thể chấp nhận điều này, họ phải quay trở lại như cách họ kéo đến".
Hoạt động thăm dò dầu khí của Thổ Nhĩ Kỳ ở đông Địa Trung Hải gây ra căng thẳng với Hy Lạp và Cyprus, xuất phát từ mâu thuẫn trong cách giải thích ranh giới trên biển. Thổ Nhĩ Kỳ và Cyprus cũng tranh cãi về quyền khai thác các mỏ khí đốt quanh hòn đảo, nơi lực lượng của Ankara kiểm soát 1/3 diện tích phía bắc.
Căng thẳng leo thang trong tuần này sau khi Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí kéo dài hàng thập kỷ với Cyprus. Thổ Nhĩ Kỳ lên án động thái trên và hối thúc Mỹ đảo ngược quyết định, cảnh báo sẽ thực hiện "các bước tương ứng" để bảo vệ người Cyprus nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ chiếm khu vực 1/3 diện tích đảo Cyprus năm 1974 sau một cuộc đảo chính nhằm tìm cách hợp nhất hòn đảo với Hy Lạp. Cộng hòa Cyprus được công nhận có chủ quyền với toàn bộ hòn đảo dù thực tế nó đang bị chia cắt.
Biển Aegean nằm giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: AFP.
Hơn 26,4 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 26,4 triệu người nhiễm, hơn 872.000 người chết do nCoV, ca nhiễm đang tăng ở nhiều nước sau thời gian ngắn dịch bệnh ổn định. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 26.441.490 ca nhiễm và 872.164 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 289.864 và 6.130 ca sau 24 giờ, trong khi 18.634.171 người...