Người dân Chí Linh đón giao thừa muộn với “hoa Covid” chỉ có tại xứ sở 34
300 bó “ hoa Covid” đặc biệt được làm từ những cây súp lơ đã ra hoa, cắt tỉa gọn gàng, trang trí bằng giấy bọc đẹp đẽ sẽ dành tặng những y bác sĩ, công an ngày đêm chống dịch Covid-19 tại TP Chí Linh.
Vào những giờ cuối cùng của chuỗi ngày phong tỏa toàn bộ thành phố Chí Linh (Hải Dương), người dân tại đây đang tất bật chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, hàng quán chuẩn bị đi vào hoạt động theo Chỉ thị 19. Trong đó có một nhóm người thiện nguyện đang làm những bó hoa độc lạ đầy tình thương gửi tặng những “anh hùng” chống dịch tại Chí Linh.
Được người dân gọi vui là hoa của xứ sở 34, hoa súp lơ quá lứa tưởng chừng bị bỏ đi được những tình nguyện viên cắt tỉa gọn gàng bó thành những bó hoa độc lạ tặng các y bác sĩ cũng như chiến sĩ công an vào những giây phút cuối cùng trước khi gỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn thành phố Chí Linh. Dự kiến có khoảng 300 bó hoa sẽ được hoàn thành trong tối nay để dành tặng các y bác sĩ và công an trên địa bàn trong khoảnh khắc gỡ phong tỏa thành phố.
Theo chia sẻ của anh Đặng Xuân Dương (sinh năm 1979), trưởng nhóm thiện nguyện tại TP Chí Linh, ý tưởng những bó hoa súp lơ được bắt nguồn khi chúng tôi đi giải cứu nông sản giúp người nông dân.
Anh Dương cho biết, khi thực hiện giải cứu rau củ quả cho những người nông dân trên địa bàn Chí Linh, anh và những người bạn của mình thấy rất tiếc những ruộng súp lơ xanh đã trổ hoa vì quá lứa mà vẫn không bán được.
“Khi vừa nhận được thông báo từ 00h00 ngày 3/3/202 Chí Linh chính thức được gỡ bỏ phong tỏa. Chúng tôi đã ngay lập tức nảy ra ý tưởng giải cứu thêm 1 lần nữa cho người dân bằng cách thu mua lại những cây súp lơ đã ra hoa về cắt tỉa gọn gàng, gói giấy bó hoa đẹp đẽ để tặng những người ngày đêm chống dịch tại Chí Linh”, anh Đặng Xuân Dương nói.
Video đang HOT
Với ý tưởng này, không chỉ mang lại món quà tinh thần độc lạ dành cho bác sĩ, công an ngày đêm trông chốt, anh Dương và những người bạn trong nhóm thiện nguyện của mình còn “giải cứu” được 1 ruộng rau súp lơ của một cụ già tại phường Phả Lại giúp cụ có thêm thu nhập.
Chị Mây Kiều, thành viên nhóm thiện nguyện TP Chí Linh cho hay: “chúng tôi đã tập trung từ sáng để tới ruộng rau để cắt rau và thực hiện gói những bó hoa độc lạ chỉ có ở Chí Linh”.
“Chúng tôi hay gọi vui với nhau đây là hoa Covid, bó hoa này không phải lúc nào cũng thấy được bởi các năm trước, khi dịch chưa bùng phát, những cây súp lơ vẫn bán được khi còn non. Nhưng nay, vì Covid khiến hoạt động buôn bán của nông dân cũng bị trì trệ nên mới có thể thấy được những bông hoa súp lơ”, chị Kiều tâm sự.
Nhìn thấy nhóm thiện nguyện đang tập trung gói hoa súp lơ, ông Nguyễn Duy Khiết đi ngang qua cũng lấy làm lạ vì chưa bao giờ thấy được bó hoa kì lạ như vậy. “Bình thường tôi chỉ thấy hoa hồng, hoa lan hay hoa cúc được gói cầu kì chứ chưa bao giờ được thấy hoa súp lơ được thắt nơ thế này. Tôi đã có ý định mua 1 bó để mang ra mộ con gái nhân dịp 8/3 nhưng lại được nhóm thiện nguyện tặng không mất tiền mua”, ông Khiết nói.
Không chỉ có không khí gói những bó hoa tại Chí Linh tấp nập mà tại một số khu phố, người dân cũng phấn khởi dọn dẹp và trang trí đường xá để chuẩn bị đón một đêm giao thừa muộn lần đầu tiên có tại Chí Linh.
Anh Nguyễn Duy Cường, sống tại phố Nguyễn Thị Duệ, Sao Đỏ cho biết, vì ý thức được dịch Covid nguy hiểm nên anh và hàng xóm cả Tết chấp hàng đúng quy định, nay thấy sắp được gỡ bỏ chốt nên đã trang trí và dọn dẹp để có không khí khống chế được “con” Covid.
Từ ngày 3/3/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất kết thúc 15 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với thành phố Chí Linh và huyện Cẩm Giàng, đồng thời chuyển toàn tỉnh sang một trạng thái mới, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội. Các huyện, thành phố, thị xã chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với mức độ nguy cơ đối với từng khu vực, địa điểm cụ thể trên địa bàn, bảo đảm không chủ quan, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực trong hoạt động lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.
Hải Dương dỡ cách ly xã hội
23h30 ngày 2/3, tỉnh Hải Dương dỡ các chốt phong tỏa cấp phường và huyện; 0h ngày 3/3 dỡ bỏ chốt cấp tỉnh (cập nhật).
Tại chốt kiểm soát ở quảng trường Sao Đỏ, TP Chí Linh, hàng chục người dân mang theo cờ Tổ quốc, liên tục hô "Hải Dương chiến thắng đại dịch", hát bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Trong lúc ăn mừng, lực lượng chức năng liên tục nhắc nhở người dân phải đảm bảo khoảng cách, đeo khẩu trang.
Trước đó từ 22h, tại chốt kiểm soát chân cầu Phả Lại, TP Chí Linh, hàng trăm người đổ ra đường chờ đợi dỡ phong tỏa. Đây là chốt đầu tiên ở Hải Dương được lập, khi dịch bùng phát ngày 28/1.
Chị Nguyễn Thanh Thảo, nhà ở phường Phả Lại, TP Chí Linh, nói: "Chúng tôi mong chờ giờ phút nay hơn cả chờ giao thừa. Chưa bao giờ tôi ở trong nhà lâu đến vậy. Ngay cả các con tôi cũng không ngủ được và đòi đi cùng mọi người ra đây để chờ thời khắc này".
Hai chiều đường ra vào Hải Dương dòng xe tải bắt đầu xếp dài chờ giờ dỡ phong tỏa để lưu thông. Anh Lương Quang Hiểu, 41 tuổi, ở phường Sao Đỏ, chuyên chở nông sản từ Hà Nội về Hải Dương, nhưng hơn một tháng nay phải cất xe ở nhà. Tối nay anh đánh xe đi sớm hơn ba tiếng vì "sợ tắc đường".
"Cách ly xã hội gây thiệt hại nhiều vô kể, nông sản mặc dù là mặt hàng được chở nhưng đến chốt phải xuống để trung chuyển. Nhiều tài xế trên Hà Nội tôi thuê để chở hàng xuống chốt, nhưng họ sợ dịch bệnh nên không nhận lời", anh Hiểu nói.
Tài xế Lương Quang Hiểu đến chốt từ sớm chờ giờ dỡ cách ly. Ảnh: Gia Chính
Theo kế hoạch, đúng 0h ngày 3/3, sau 15 ngày cách ly xã hội toàn tỉnh và 34 ngày phong tỏa TP Chí Linh, các chốt kiểm soát giữa Hải Dương với các tỉnh lân cận được dỡ bỏ.
Một cán bộ trực chốt tại chân cầu Phả Lại cho biết, hơn 30 ngày qua, 27 chiến sĩ công an, quân đội, cán bộ y tế, thanh niên tình nguyện mỗi ngày chia làm ba ca để kiểm soát người ra vào, đảm bảo thực hiện nghiêm công tác phòng dịch.
"Là công an, chúng tôi phải xa nhà nhiều, nhưng đây là đợt xa gia đình lâu nhất. Vì mặc dù chia ca trực, do tình hình dịch bệnh nên mọi người ở luôn đơn vị, không dám về nhà", một chiến sĩ nói.
Chốt tại chân cầu Phải Lại, TP Chí Linh. Ảnh: Gia Chính
Từ ngày 3/3, Hải Dương phân chia 12 đơn vị hành chính cấp huyện ra làm hai nhóm. Những nơi đang bị phong tỏa tiếp tục thực hiện cách ly xã hội cho đến khi đủ thời gian quy định. Bốn huyện thị gồm Cẩm Giàng, Kim Thành, thị xã Kinh Môn và TP Hải Dương thực hiện Chỉ thị 15, tiếp tục giãn cách xã hội cho tới ngày 17/3.
Tám huyện, thành phố còn lại gồm Bình Giang, Gia Lộc, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ và TP Chí Linh thực hiện Chỉ thị 19, có thể nới lỏng biện pháp chống dịch, khôi phục một số hoạt động kinh tế cho tới khi dập dịch hoàn toàn.
Tỉnh cho phép vận chuyển khách bằng taxi, xe buýt, xe tuyến cố định, xe hợp đồng. Nhà ga, bến xe khách, bến khách ngang sông, bến phà được hoạt động, nhưng phải đảm bảo phòng dịch. Riêng phương tiện của bốn huyện thị Cẩm Giàng, Kinh Môn, Kim Thành, TP Hải Dương chỉ được hoạt động trong nội tỉnh, hạn chế ra tỉnh ngoài.
Hải Dương là ổ dịch lớn nhất cả nước với 684 trên tổng số 868 ca nhiễm của cả nước tính từ ngày 28/1 đến nay. TP Chí Linh ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất với 383, hai huyện Gia Lộc, Thanh Miện chỉ ghi nhận một ca nhiễm.
Toàn tỉnh còn 387 bệnh nhân điều trị tại các cơ sở y tế và 2.800 cách ly tập trung.
TP Chí Linh nôn nao trước thời điểm gỡ bỏ phong tỏa Sau nửa tháng bị phong tỏa, chính quyền địa phương và người dân TP Chí Linh (Hải Dương) rất phấn khởi, đợi chờ thời khắc gỡ phong tỏa toàn thành phố từ 0h đêm 3-3. Đúng 0h đêm 3-3, TP Chí L inh sẽ được gỡ bỏ phong tỏa Trưa 1-3, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương có chỉ thị thống nhất...