Người dân châu Âu sẽ được khởi kiện tập thể
Ngày 24/11, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua một đạo luật cho phép người tiêu dùng châu Âu có thể nhóm lại cùng nhau để khởi kiện tập thể, tương tự như hình thức rất phổ biến tại Mỹ.
Toàn cảnh một phiên họp Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đạo luật này sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 2 năm tới, sau khi được công bố trên công báo hành chính chính thức của Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên EU hoàn tất việc bổ sung đạo luật này vào các bộ luật hiện hành của họ.
Với đạo luật mới này, người tiêu dùng tại toàn bộ 27 quốc gia thành viên EU sẽ được phép lập thành nhóm để tiến hành các hành động pháp lý tập thể nhằm vào những công ty hoặc đối tượng thương mại mà họ cho rằng đã khiến họ bị tổn hại khi sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ.
Theo EP, đạo luật này nhằm mục đích mang lại công bằng hơn cho người tiêu dùng, giúp họ vượt qua rào cản về chi phí pháp lý vốn cản trở họ khi tiến hành các vụ kiện tụng.
Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu thúc đẩy sáng kiến này từ năm 2018, sau khi hãng sản xuất ô tô Volkswagen của Đức bị tố cáo đã gian lận về mức khí thải của hàng triệu phương tiện chạy bằng nhiên liệu diesel và các chủ sở hữu thương hiệu xe này tại châu Âu giận dữ khi không nhận được khoản tiền đền bù tương ứng như các khách hàng ở Mỹ.
Video đang HOT
Tuy có nét tương đồng với các vụ kiện tập thể thường được áp dụng tại Mỹ, nhưng cách tiếp cận của EU có những điều chỉnh nhất định. Ví dụ, các công ty luật sẽ không khởi kiện các vụ kiện tập thể, mà các tổ chức người tiêu dùng sẽ thực hiện việc này, đồng thời người tiêu dùng sẽ không có cơ hội yêu cầu thêm các khoản bồi thường ngoài những tổn thất thực tế.
Hiện tại, mới chỉ có 6 quốc gia thành viên EU là Bỉ, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển đã nêu đề xuất về một cơ chế đền bù toàn diện trong tương lai.
Đức cải thiện với Nga, tôn trọng lịch sử Thế chiến 2
Người đứng đầu Bundestag Wolfgang Schauble cho rằng, Mỹ đã không còn là siêu cường duy nhất trên thế giới và Đức cần cải thiện quan hệ với Nga.
Trong cuộc phỏng vấn tờ Deutsche Welle mới đây, người đứng đầu Bundestag (Quốc hội Đức) Wolfgang Schauble đã cho rằng, Mỹ mất dần vị thế siêu cường số 1 của mình trong thế giới hiện đại.
Điều người Đức cần làm hiện nay là cải thiện các quan hệ với Nga dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng các yêu cầu của Nga cũng như lịch sử thế giới.
Đức kỳ vọng cải thiện quan hệ với Nga trong tương lai gần.
"Chúng ta cần thiết lập quan hệ hợp tác bình đẳng và chặt chẽ hơn với Nga. Trong những năm tháng quyết định, rõ ràng ở Mỹ không nhận thức được điều này và không làm được điều gì. Chúng ta cần nỗ lực đi tới hợp tác chặt chẽ hơn với Nga, tôn trọng đầy đủ lịch sử và các yêu cầu của họ" - ông Schauble nói.
Việc Đức xem xét lại bối cảnh thế giới hiện nay và đánh giá cao vị thế của Nga đã cho thấy tư tưởng có phần thay đổi của họ trong tình hình mới.
Từ khi ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ với các chính sách kinh tế, thuế quan gay gắt, quan hệ giữa Mỹ và Đức đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng thông qua các cuộc đối đầu trong nhiều vấn đề bao gồm cả từ thương mại đến quân sự, quốc phòng và cả sự lựa chọn hợp tác với Trung Quốc. Trong tình thế đó, Nga vẫn là những đối tác tôn trọng sự hợp tác bình đẳng với phía Đức.
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, những công lao của lực lượng Hồng quân Liên Xô đã được các thế hệ người Đức ghi nhớ.
Hồi tháng 9/2019, Nghị viện châu Âu dưới sự lãnh đạo luân phiên của Ba Lan, đã thống nhất thông qua một nghị quyết liên quan tới những nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ 2, trong đó nêu rõ, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop là một thỏa thuận bí mật của Đức Quốc xã và Liên Xô, mở đường cho cuộc đổ máu ở Ba Lan. Do đó, Liên Xô có cùng lỗi với Đức Quốc xã vì đã gây ra Chiến tranh Thế giới Thứ 2.
Trong lúc Nga nỗ lực để bác bỏ các cáo buộc của châu Âu mà đứng đầu là Ba Lan hòng đổ lỗi cho Liên Xô khởi động cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 thì phía Đức cũng đã lên tiếng để minh oan cho Nga.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas và nhà sử học Andreas Wirsching đã có một bài báo với tựa đề "Không có chính trị nào mà không có lịch sử" đã yêu cầu nhiều người từ bỏ các nỗ lực tìm ra "thủ phạm mới" của Thế chiến Thứ 2.
Ngoại trưởng Đức thậm chí đã nhấn mạnh rằng, nước Đức nhận mọi trách nhiệm về việc đã gây nên Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Theo đó, bài báo có đoạn: "Những nỗ lực viết lại lịch sử theo cách đáng xấu hổ nhất trong vài tháng qua đòi hỏi chúng tôi phải đưa ra một tuyên bố rõ ràng vì thực tế là sự thật lịch sử không thể thay đổi: chính nước Đức đã bắt đầu Thế chiến Thứ 2 với cuộc tấn công vào Ba Lan, và chính Đức phải chịu trách nhiệm về nạn Diệt chủng người Do Thái.
Bất cứ ai gieo rắc nghi ngờ về điều này, và cố gắng buộc tội các dân tộc khác trong sự kiện này, là hành xử sai trái với các nạn nhân của cuộc chiến. Họ lợi dụng lịch sử và chia rẽ châu Âu".
Gần đây, đã có ngày càng nhiều các quan điểm của giới chức và nghị sĩ Đức ủng hộ cải thiện quan hệ với Nga. Đặc biệt là việc ủng hộ hoàn thành dự án năng lượng đường ống Nord Stream-2 chạy dưới biển Baltic. Bất chấp các vấn đề căng thẳng song phương, Đức vẫn duy trì quan điểm không ngăn cản dự án Nord Stream-2 được hoàn thành.
Đây có lẽ là một dự án kinh tế mang màu sắc chính trị từ khi các thế lực nước ngoài cố gắng tô màu cho chúng, ép Berlin phải thực hiện những yêu sách mà họ đưa ra. May thay, tính chính trị của dự án không thể hiện ở phía Nga, Moscow đã khẳng định, họ sẽ tự bỏ tiền để hoàn thành dự án nếu Mỹ kiên quyết áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nord Stream-2 và các đối tác của nó.
EP cảnh báo không dễ dàng phê chuẩn kế hoạch ngân sách của EU Nghị viện châu Âu (EP) sẽ không dễ dàng phê chuẩn thỏa thuận ngân sách dài hạn vốn được lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí tại một trong những hội nghị thượng đỉnh kéo dài nhất lịch sử vừa qua. Toàn cảnh phiên họp Nghị viện châu Âu tại Brussels, Bỉ ngày 29/1/2020. Ảnh minh họa:...