Người dám chống lại Yàng
Ông A Ma Thiệu (60 tuổi, ở buôn Trang, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã dũng cảm vượt qua mọi thị phi, đưa buôn mình bước qua lệ tục lạc hậu. Ông cũng là người đã hiến gần 2.000m2 đất xây trường học cho con em…
Tuyên chiến với “làng ma”
Trường Tiểu học Nguyễn Trãi nằm lọt thỏm giữa “vòng vây” của nhà mả buôn Trang. Như bao đời nay, tục lệ nuôi ma vẫn còn in sâu vào tâm khảm người Jarai. Khi một người trong gia đình mất, nếu chưa tiến hành được lễ bỏ mả (Pơ Thi) thì người chết vẫn chưa chính thức là thành viên của làng ma – và vì thế người sống vẫn phải làm tục lệ “nuôi ma”, ngày ngày đem cơm nước, rượu thịt đến nhà mồ cho hồn ma ăn uống, quét dọn nhà cho ma, đốt lửa cho ma sưởi ấm, hát cho ma nghe… Tục lệ này vừa gây lãng phí thời gian, tiền bạc, lại diễn ra trước trường học nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý học sinh.
“Tục lệ đã gây phản cảm, nhất là bệnh tật từ người chết có thể lây sang học sinh nên sau nhiều đêm trăn trở, biết là phạm vào điều cấm kị của làng, tôi vẫn quyết tâm vận động bà con di dời mồ mả” – ông Thiệu kể.
Ông A Ma Thiệu (giữa) cùng Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Nguyễn Văn Linh (phải) trước cổng ngôi trường do ông hiến đất xây dựng. Ảnh: Đ.N
Nghĩ là làm, ông A Ma Thiệu sắm một con heo để cúng Yàng xin dời nhà mả rồi mời bà con đến ăn. Ông đứng dậy tuyên bố trước dân làng là mình đã tự di dời mồ mả của cha mẹ trong sân trường. Nếu thần linh phạt tội dân làng thì gia đình ông sẽ gánh chịu hết; tất cả nhà cửa, ruộng vườn của ông sẽ tùy dân làng xử trí. Còn nếu sau 1 năm, trong làng không ai việc gì thì dân làng phải nghe theo lời ông di dời khu nhà mồ…
Nghe tin động trời này, bà con cứ ngỡ như tai họa sắp ập xuống đầu. Mọi người lũ lượt bỏ tiệc rượu kéo nhau ra về. Từ hôm đó, nhiều người hễ gặp gia đình ông Thiệu ở đâu là chửi rủa. Thậm chí một số thanh niên say rượu còn đem dao rựa đến nhà dọa chém và ném rách mái nhà ông… Đã lường trước sự việc nên ông Thiệu động viên vợ con bình tĩnh, vì ông biết việc mình làm là đúng, nhất là chính quyền và các ban ngành, đoàn thể vẫn sát cánh bên ông, tích cực vận động bà con hiểu rõ vấn đề. Dần dần sự khinh khi, dè bỉu của bà con trong làng dần lắng xuống…
Một năm trôi qua, gia đình A Ma Thiệu không những không bị Yàng phạt mà cây cối, vườn ruộng vẫn tươi tốt. Đến lượt bà con buôn làng phải thực hiện lời hứa, ấy là di dời mồ mả ra khu nghĩa trang của xã. UBND huyện Phú Thiện đã hỗ trợ gần 100 triệu đồng để dân làng mổ trâu làm lễ bỏ mả theo phong tục và thuê phương tiện di dời nhà mồ, san ủi mặt bằng cho sân trường. Sau một thời gian ngắn, toàn bộ hơn 100 hài cốt thuộc 22 hầm mộ trong khuôn viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi đã được di dời về nghĩa trang của xã trong sự vui mừng của bà con…
Hiến đất làm trường
Sau khi khu nhà mồ được di dời, một vấn đề mới lại được đặt ra, đó là các phòng học tại điểm Trường Tiểu học Nguyện Trãi xuống cấp nghiêm trọng, bàn ghế xiêu vẹo. Thương thầy cô giáo và các em học sinh, ông Thiệu không ngần ngại hiến tặng gần 2.000m2 đất mặt đường ven Quốc lộ 25 để trường dựng thêm 2 phòng học tạm và làm sân chơi.
Video đang HOT
“Khi nói về ý định của mình, vợ con tôi phản ứng dữ lắm. Vợ tôi bảo bao nhiêu tiền chỗ đất đó, anh không biết tiếc hay sao? Tôi nói tiếc chớ, nhưng tiếc đất mà để con cháu mình phải đi học xa, trường lớp dột nát thì đành lòng sao? Con cháu mình có cái chữ nên người, mai này phục vụ dân buôn, trong đó có mình, lo gì hơn thiệt?… Cuối cùng vợ tôi cũng hiểu ra” – ông Thiệu kể.
Cuối năm 2011, thông qua Quỹ Khuyến học “Đèn đom đóm” cùng sự chung sức của chính quyền huyện Phú Thiện, trên nền đất quyên góp của gia đình ông Thiệu, một ngôi trường mới khang trang với đầy đủ các trang thiết bị dạy học đã được xây dựng nên.
Theo Danviet
Kỳ tích đến với bé gái chờ chết vì chứng bệnh lạ
Ai đã từng thấy hình ảnh của bé Nhật Lam vào tháng 5/2014, bây giờ gặp lại chắc chắn phải thốt lên: "Thật không tin nổi!". Đến mẹ của bé cũng chia sẻ: "Em cũng không thể nào tin là bé hồi phục nhanh đến vậy!".
Bé Nguyễn Lê Nhật Lam (sinh năm 2007) là nhân vật mà báo Dân trí đã từng phản ánh trong bài viết "Xót xa bé gái 5 tuổi chờ chết vì chứng bệnh lạ ". Sau 1 cơn sốt nhẹ, bé Nhật Lam yếu dần, mất tiếng rồi cơ toàn thân co rút và teo tóp. Sau hơn 6 tháng bị căn bệnh lạ hành hạ, em chỉ còn da bọc xương, tay chân co rút lại không cử động được, chỉ biết nằm trong tay mẹ mà khóc...
Sự hồi phục kỳ diệu của bé gái chờ chết vì mắc bệnh lạ
Sau khi báo phản ánh, hàng trăm bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm chia sẻ và hỗ trợ gia đình điều trị cho Nhật Lam. Đặc biệt, qua thông tin trên báo Dân trí, nhiều bác sĩ ở nước ngoài đã giới thiệu GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Vinmec đến thăm khám cho Nhật Lam. Sau quá trình thăm khám, bác sĩ Liêm quyết định đưa Nhật Lam ra Hà Nội chữa trị cho bé bằng liệu pháp ghép tế bào gốc vào tháng 7/2014. Và kỳ tích đã xảy ra, sau 2 lần điều trị, cơ thể bé Nhật Lam bắt đầu phát triển trở lại, tay chân bớt co rút...
Chị Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, mẹ bé Nhật Lam, kể: "Lần đầu trị liệu cũng chưa thấy gì, đến lần thứ 2 bé mới đáp ứng và hồi phục. Từ lần đó trở đi, bé hồi phục nhanh thấy rõ. Ai trong bệnh viện cũng mừng cho Nhật Lam, ai cũng nói là kỳ tích vì chỉ có nó là hồi phục nhanh đến vậy!".
Tháng 5/2014, khi PV Dân trí đến khảo sát để viết bài kêu gọi giúp đỡ cho Nhật Lam, người cháu teo tóp lại chỉ còn da bọc xương (còn 10kg), không nói được, không cử động được, chỉ còn đôi mắt đảo qua đảo lại cho biết cháu vẫn còn tri giác để nhận ra xung quanh đang diễn ra điều gì. Hầu như cơ năng của Nhật Lam đã mất hết, ăn uống phải bơm trực tiếp vào dạ dày, tứ chi gần như liệt và toàn thân lúc nào cũng co gồng lại.
Nhật Lam ngày Dân trí đến khảo sát để hỗ trợ
Và Nhật Lam hôm nay
Trò chuyện cùng phóng viên, mẹ bé cũng không giấu nổi niềm sung sướng trước sự hồi phục kỳ diệu của bé
Nhưng nay bé đã có da có thịt, nặng 24kg, da dẻ trắng hồng hào, mặt tươi tỉnh. Đặc biệt là bé đã hết bị co gồng, không phải uống thuốc an thần liều cao để duy trì sự sống như xưa. Chị Mỹ Ngọc chia sẻ: "Hiện sức khỏe của bé đã bình thường, không phải sống phụ thuộc vào thuốc nữa, chỉ còn chưa đi được và chưa nói được. Tay bé còn yếu nhưng đã cử động và cầm nắm được".
Dù cuộc điều trị có chi phí lên đến gần 300 triệu đồng nhưng nhờ sự góp sức hỗ trợ của bạn đọc báo Dân trí trong và ngoài nước, đồng nghiệp và công ty của cha Nhật Lam nên gia đình cũng đủ tiền chữa trị cho bé. Thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, bệnh viện Vinmec cũng giảm 30% chi phí điều trị cho bé Nhật Lam.
Hiện Nhật Lam đang được tập vật lý trị liệu tích cực tại Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng TPHCM. Cử nhân vật lý trị liệu Phạm Nhật Chương, người trực tiếp tập luyện cho Nhật Lam khẳng định: "Với cơ năng của bé hiện nay, chắc chắn là cháu sẽ đi được, quan trọng là dáng đi. Tôi phải tập cho bé để có dáng đi chuẩn, không bị xiêu vẹo để tránh ảnh hưởng đến hình thể sau này khi bé lớn lên".
Nhật Lam đang tích cực tập vật lý trị liệu để đi lại được và nắn chỉnh các khớp xương
Những giọt mồ hồi trên sàn tập với mong ước đi lại được
Người mẹ kiên trì chữa trị cho con suốt 2 năm qua
Theo ông Chương, do xương của bé bị cong vẹo nhiều trong quá trình phát bệnh nên việc chỉnh lại dáng đi khá phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì tập luyện từ bé và gia đình. Ngoài ra, việc đóng nẹp giầy chỉ có thể hỗ trợ nhất định, sẽ không thành công nếu bé không kiên trì tập luyện và tập luyện không đúng cách. Điều quan trọng cho bé hiện nay là phải làm 1 cái nẹp chân phù hợp để định hình lại xương chân sau thời gian dài bị co rút, kéo cong. Sau đó là giúp bé tập nói trở lại.
Ông Chương nói: "Nhanh thì 6 tháng, lâu thì 1 năm, cơ bản bé sẽ đi lại được. Nhưng nói mới là quan trọng nhất. Bé cần được tập nói vì tương lai còn học tập, giao tiếp sinh hoạt. Nhận thức của bé vẫn ổn nên việc học là trong tầm tay, điều quan trọng là làm sao để tập cho bé nói lại được. Tôi cũng giới thiệu gia đình nên sang bệnh viện Nhi đồng 1 để tập nói".
Mục sở thị cảnh tập đi của bé gái hồi sinh kỳ diệu
Số tiền làm chân gần 10 triệu đồng vợ chồng chị Ngọc vẫn đang cố tìm, nhưng số tiền để cho bé đi tập nói thì hai vợ chồng chi đang phân vân. Vì theo thông tin chị tìm hiểu, mỗi tiếng tập như vậy mất chi phí đến 200 ngàn đồng. Mà việc tập nói, tập đi cho bé theo bác sĩ tiên liệu thì phải mất ít nhất 2 năm.
Nhưng với chị Mỹ Ngọc, mọi việc đang rất tươi đẹp vì bé Nhật Lam đã hồi phục, không còn bị chứng bệnh lạ hành hạ và hy vọng đi lại được, nói được là rất cao.
Tùng Nguyên - Phạm Nguyễn
Theo Dantri
Ngày 9/9 tổ chức lễ giỗ bé Nhân Ái lần thứ 5 tại TPHCM Đến hẹn lại lên, cứ dịp tháng 9 về là các cha mẹ của con gái Nhân Ái lại tụ hội về Sài Gòn tổ chức lễ giỗ cho con. Ngày 9/9/2015 sẽ là lễ giỗ lần thứ 5 của con gái Nhân Ái, đánh dấu năm thứ 5 con gái rời xa nhân thế. Ngày 9/9/2015 sẽ là lễ giỗ lần thứ...