Người con ưu tú, niềm tự hào của ảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế
Làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) là quê hương của Chủ tịch nước, ại tướng Lê ức Anh (1920 – 2019), một làng quê giàu truyền thống văn hóa và có lịch sử lâu đời ở Huế.
ây là nơi gắn bó tuổi thơ, hun đúc tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng của chàng thiếu niên Lê ức Anh. Cha của ông từng là sĩ phu tham gia phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, do ảnh hưởng từ các phong trào đấu tranh cách mạng trên quê hương Phú Lộc, đồng chí Lê ức Anh đã sớm giác ngộ cách mạng và tích cực tham gia các phong trào đấu tranh yêu nước.
Con, cháu dòng họ Lê tại làng Bàn Môn (xã Lộc An, huyện Phú Lộc) kể về những kỷ niệm của ại tướng Lê ức Anh.
Sớm được tiếp xúc với những người yêu nước và cách mạng, chàng thiếu niên Lê ức Anh đã đọc báo chí tiến bộ và tìm hiểu về chủ nghĩa cộng sản, về Nguyễn Ái Quốc và tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc; bắt đầu thể hiện lòng yêu nước từ những việc nhỏ như rải truyền đơn, treo cờ đỏ…, đến việc tuyên truyền, vận động trong dân chúng. Ký ức tuổi thơ của ông còn in đậm những hình ảnh đói nghèo, bệnh tật của người dân lương thiện chốn làng quê, hình ảnh lam lũ của những phu xe kéo tay, của người nông dân; nạn sưu cao thuế nặng đẩy người dân đến bước khốn cùng. Chứng kiến cảnh áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, ông khao khát làm được một điều gì đó để thay đổi cuộc sống lầm than, cơ cực. Ông đã được kết nạp ảng Cộng sản năm 18 tuổi, vào tháng 5-1938.
Video đang HOT
Hoạt động cách mạng từ trong một gia đình có truyền thống, đồng chí Lê ức Anh đã từng bước trưởng thành và có nhiều thành tích, gắn với vùng quê sông nước xã Lộc An, huyện Phú Lộc và xã Vinh Phú, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế). Nhiều thanh niên trong vùng đã noi theo tấm gương đồng chí Lê ức Anh tham gia hoạt động cách mạng, gây dựng phong trào ngày càng lớn mạnh, góp phần vào công cuộc giải phóng quê hương.
Gần 80 năm tham gia hoạt động cách mạng sôi nổi không ngừng nghỉ, với hơn 30 năm chỉ huy chiến đấu trên chiến trường Nam Bộ – Thành đồng Tổ quốc, gần 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Cam-pu-chia, ại tướng Lê ức Anh là một vị tướng dày dạn trận mạc, một nhà chỉ huy xuất sắc, có tầm nhìn chiến lược, có chiến thuật tài tình và linh hoạt xử lý các tình huống phức tạp. ồng chí luôn có mặt trên các chiến trường ác liệt nhất, trong những thời điểm gay go nhất với nhiều trận đánh mang tính lịch sử, tạo ra những bước ngoặt lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trên lĩnh vực chính trị và đối ngoại, thực hiện nhiệm vụ của Bộ Chính trị giao và xuất phát từ lòng nhân ái, truyền thống hòa hiếu của dân tộc, Chủ tịch nước Lê ức Anh đã góp một phần quan trọng trong quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại của ảng và Nhà nước ta, nổi bật là quá trình xúc tiến việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc; ký kết nhiều hiệp định, điều ước quốc tế, để lại những dấu ấn quan trọng và tình cảm tốt đẹp với các quốc gia, cộng đồng quốc tế. Thông qua đó, ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ, khai thác được thế mạnh của từng quốc gia, từng tổ chức quốc tế vào công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước, từng bước nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Trưởng thành từ một người lính, người chỉ huy qua nhiều trận đánh, rồi sau này khi là Bộ trưởng Quốc phòng, đồng chí Lê ức Anh thấu hiểu hơn ai hết những mất mát, hy sinh để có ngày toàn thắng. Chủ tịch nước Lê ức Anh đã đề xuất việc phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” và được Bộ Chính trị đồng ý. Ngày 29-12-1994, lần đầu trong lịch sử cách mạng Việt Nam, hàng trăm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở tuổi ngoài 70 đã cùng duyệt hàng quân danh dự với người đứng đầu Nhà nước Việt Nam – Chủ tịch nước Lê ức Anh trong khuôn viên Phủ Chủ tịch.
Không chỉ là một nhà lãnh đạo tài năng, một chiến sĩ quân đội có tầm nhìn chiến lược, thông minh, sắc sảo, thận trọng và quyết đoán, đồng chí Lê ức Anh còn mang trong mình một tính cách nhân ái, chân tình, độ lượng, luôn dành tình cảm thương yêu và quan tâm chăm lo đời sống của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ.
Với 99 tuổi đời, hơn 80 năm tuổi ảng, Chủ tịch nước, ại tướng Lê ức Anh đã dành trọn cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp cách mạng. Luôn gánh vác những trọng trách quan trọng trong suốt chiều dài đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ở trên cương vị nào, đồng chí cũng luôn dành trọn tâm huyết, trí tuệ và tài năng, làm tròn nhiệm vụ của mình với tình cảm cách mạng trong sáng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. ồng chí đã đi xa, nhưng sự hy sinh, cống hiến của đồng chí sẽ mãi là những trang sử vàng sáng chói, trường tồn cùng với thời gian.
Thừa Thiên Huế là quê hương, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm thời thơ ấu của ại tướng, cũng là nơi đã nuôi dưỡng, hun đúc tinh thần, ý chí cách mạng của đồng chí Lê ức Anh. Chính tình yêu quê hương là động lực, là sức mạnh để đồng chí hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, cùng đồng bào cả nước đứng lên chống lại ách áp bức của thực dân, đế quốc, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Mặc dù sớm thoát ly gia đình và quê hương để tham gia hoạt động cách mạng, đến khi trở thành người lãnh đạo cao nhất của ảng, Nhà nước và cho đến lúc nghỉ công tác, đồng chí vẫn luôn dành thời gian và tình cảm đặc biệt đối với Thừa Thiên Huế.
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, đồng chí Lê ức Anh nhiều lần trở lại Thừa Thiên Huế và gợi mở giúp quê hương khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế – xã hội; gợi ý cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất Chính phủ xây dựng cảng Chân Mây để vừa phát triển kinh tế, vừa phục vụ quốc phòng. Trong những năm 2004 – 2007, đồng chí đã nhiều lần cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương về làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và đặc biệt quan tâm, đề nghị tỉnh triển khai thực hiện các đề án lớn như: Công trình thủy lợi hồ Tả Trạch; nâng cấp TP Huế từ đô thị loại II lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh; nâng cấp sân bay Phú Bài…
Là một người con sâu nặng nghĩa tình với quê hương, đồng chí vui mừng và phấn khởi trước những khởi sắc của Thừa Thiên Huế, đồng chí luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải không ngừng chăm lo cho đời sống, học tập và lao động sản xuất của nhân dân, của đồng bào, chiến sĩ, luôn đoàn kết, đồng lòng tích cực xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh. Trong ký ức của mỗi người dân Thừa Thiên Huế, đồng chí Lê ức Anh là một vị Chủ tịch nước, vị ại tướng gần gũi, giản dị và thân thương, một nhân cách đức độ với tài – đức vẹn toàn. ồng chí Lê ức Anh là một tấm gương sáng để ảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế tri ân, học tập và noi theo.
Với niềm tự hào và kính trọng đối với Chủ tịch nước, ại tướng Lê ức Anh, trong những năm qua, ảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế vẫn luôn khắc ghi sâu sắc những lời căn dặn, dạy bảo của đồng chí, luôn nêu cao ý chí, lòng kiên trung cách mạng, đoàn kết, đồng lòng vượt qua những khó khăn, thử thách, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới do ảng ta khởi xướng, lãnh đạo và đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện. ặc biệt, trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh, ảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã nỗ lực phấn đấu, vững bước đi lên và đạt những thành quả quan trọng trên các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá, cao hơn bình quân chung của cả nước và một số tỉnh trong khu vực miền trung. Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân gần 8%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đứng thứ ba vùng duyên hải miền trung. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 – 2020 ước đạt hơn 100 nghìn tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng, bộ mặt đô thị, nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại. Nhiều công trình, dự án quan trọng được hoàn thành và đưa vào sử dụng. ề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế được triển khai quyết liệt, có ý nghĩa lớn về mặt xã hội và kinh tế. Vị trí đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh” của tỉnh được xác lập và khẳng định. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng – an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. Việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn ảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng đi vào chiều sâu. Bộ máy hành chính từng bước được đổi mới theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả.
Những thành tựu mà tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được trong thời gian qua thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm cao của toàn ảng bộ, toàn quân và toàn dân trong tỉnh, là kết quả của quá trình phấn đấu đầy năng động và sáng tạo; là dấu ấn của sự đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của các cấp ủy đảng và chính quyền; sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương nhưng cao hơn hết, đây là sản phẩm của sức mạnh tinh thần to lớn được xây dựng và vun đắp của đồng bào, chiến sĩ, những người con ưu tú của quê hương đã không quản ngại khó khăn, gian khổ hy sinh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp tục phát huy ý chí, nghị lực của một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, là cái nôi đã sản sinh và nuôi dưỡng biết bao thế hệ lãnh đạo tài năng, tinh hoa của dân tộc, ảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế khẳng định quyết tâm tiếp tục nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo, biến chủ nghĩa anh hùng thành sức mạnh tinh thần và hành động; đem tất cả tâm huyết, tài năng và trí tuệ, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa Thừa Thiên Huế ngày càng đổi mới, hội nhập và phát triển, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10-12-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết ại hội ảng bộ tỉnh lần thứ 16, Nghị quyết ại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của ảng, góp phần đáp ứng nguyện vọng và lòng mong mỏi của ảng, Bác Hồ vĩ đại, của các thế hệ tiền bối, của Chủ tịch nước, ại tướng Lê ức Anh – người con ưu tú của quê hương và dân tộc, niềm tự hào của ảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế.
Vạn Ninh triển khai ứng phó với mưa lớn trên diện rộng
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 28-11 đến ngày 2-12, trên địa bàn huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) dự báo có mưa lớn với lượng mưa từ 200 - 300mm/đợt.
Trước tình hình trên, UBND huyện Vạn Ninh đã có công văn chỉ đạo các địa phương, các ngành, đơn vị tập trung triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn diễn ra trên diện rộng.
Kiểm tra lồng bè nuôi thủy sản ở Vạn Ninh
Theo đó, UBND huyện Vạn Ninh chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các ngành, đơn vị thực hiện thông tin kịp thời đến người dân về tình hình mưa lũ; thực hiện rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống để chủ động triển khai các phương án ứng phó, sơ tán dân đến nơi an toàn; bố trí lực lượng hướng dẫn, kiểm soát giao thông, nhất là qua các tràn, ngầm, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết...; các chủ đầu tư đang triển khai các dự án trên địa bàn huyện yêu cầu đơn vị thi công có phương án phòng chống thiên tai nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân, người lao động và các hạng mục công trình đang thi công, thực hiện tháo dỡ các hạng mục thi công công trình gây ách tắc dòng chảy, rào chắn và cắm biển cảnh báo tại các khu vực thi công, móng công trình...; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa - Chi nhánh Vạn Ninh phối hợp với các địa phương bị ảnh hưởng do xả lũ hồ chứa thực hiện thông tin, cảnh báo tình hình điều tiết, xả lũ để các địa phương nắm bắt, chủ động sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình hồ chứa thuộc đơn vị quản lý để kịp thời phát hiện các hư hỏng nhằm sửa chữa, khắc phục; các địa phương, các cơ quan, đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ để chủ động triển khai các phương án ứng phó khi có thiên tai xảy ra...
Các tỉnh miền trung khôi phục sản xuất nông nghiệp Hội nghị thúc đẩy phục hồi sản xuất nông nghiệp khu vực miền trung sau thiên tai do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức ngày 27-11 tại TP Đông Hà, có ý nghĩa rất quan trọng đối với vụ sản xuất đông xuân của nông dân các tỉnh vừa chịu ảnh hưởng nặng...